Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng thừa phát lại ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Văn phòng thừa phát lại là gì? Chức năng được pháp luật quy định ra sao? Cách liên hệ Thừa phát lại như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để giải đáp các thắc mắc này hoặc bạn có thể liên hệ đến Trung tâm vi bằng qua số điện thoại 0975.686.065 để được tư vấn.
MỤC LỤC
Căn cứ điều 17 Nghị định 08/2020, quy định về Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Để thực hiện các công việc được giao theo quy định.
Văn phòng có thể bao gồm Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ. Trưởng Văn phòng phải là Thừa phát lại. Các Thừa phát lại khác có thể là Thừa phát lại sáng lập, Thừa phát lại hợp danh. Hoặc Thừa phát lại làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động.
Ngoài ra, Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Văn phòng không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng. Không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định.
Điều kiện và thủ tục thành lập được quy định tại Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Việc thành lập Văn phòng phải căn cứ vào các tiêu chí do pháp luật quy định. Các tiêu chí bao gồm:
Hồ sơ bao gồm:
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
LIÊN HỆ TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065
Chức năng của Văn phòng thừa phát lại dựa trên những công việc mà Thừa phát lại đã làm. Do đó, căn cứ điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ – CP. Những công việc Thừa phát lại được làm bao gồm:
Các chức năng của Văn phòng Thừa phát lại cụ thể như sau:
Theo quy định tại điều 32 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của các cơ quan sau đây:
Văn phòng thực hiên chức năng tống đạt văn bản trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở. Trong một số trường hợp, Văn phòng Thừa phát lại và các cơ quan nêu trên có quyền thỏa thuận để tống đạt ngoài địa bàn nơi đặt trụ sở.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp lựa chọn một hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Trường hợp này, Văn phòng thừa phát lại thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Một số trường hợp nên lập vi bằng điển hình như:
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt trụ sở. Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh nơi Văn phòng đặt trụ sở.
Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Kể cả trường hợp vụ việc đang do cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng được ký kết dưới hình thức hợp đồng dịch vụ.
Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng Trưởng Văn phòng ra quyết định xác minh điều kiện thi hành. Việc xác minh điều kiện thi hành án được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.
Thừa phát lại chỉ thực hiện thi hành án trong các trường hợp:
Đối với bản án, quyết định phúc thẩm, có thể thi hành án với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.
Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.
Cách liên hệ Văn phòng Thừa phát lại.
Câu hỏi: Chào Trung tâm, tôi và anh N có thỏa thuận đặt cọc mua bán đất với nhau. Chúng tôi muốn lập vi bằng ghi nhận lại việc giao nhận tiền của các bên. Nhưng chúng tôi không biết Văn phòng công chứng thừa phát lại nào thực hiện. Trung tâm cho tôi hỏi làm cách nào để chúng tôi có thể liên hệ Phòng công chứng Thừa phát lại thực hiện dịch vụ này?
Trả lời: Trường hợp của bạn, Trung tâm Vi bằng tư vấn như sau:
Tự tin là một trong những đơn vị hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Thư ký nghiệp vụ, Thừa phát lại giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tiếp nhận, tư vấn và tiến hành lập vi bằng nhanh chóng, uy tín, chi phí hợp lý theo yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhằm lẫn giữa Văn phòng Công chứng và Văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng công chứng Thừa phát lại, Công ty Thừa phát lại, Phòng công chứng Thừa phát lại là những thuật ngữ mà người dân thường dùng khi liên hệ Văn phòng Thừa phát lại. Tuy nhiên, những thuật ngữ này không chính xác. Mỗi văn phòng sẽ có chức năng, đối tượng phục vụ khác nhau. Phân tích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai tổ chức này.
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Theo đó, Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức, hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ khoản 1 điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Văn phòng Thừa phát lại như sau:
“Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Văn phòng Công chứng có chức năng đầy đủ của một tổ chức hành nghề công chứng. Bao gồm chức năng thực hiện chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng và giao dịch dân sự bằng văn bản và tính chính xác, hợp pháp không trái đạo đức của văn bản dịch. Mà theo quy định của pháp luật những văn bản này phải công chứng hay do các cá nhân và tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Chức năng là những công việc mà Thừa phát lại được làm. Do đó, chức năng của Văn phòng thừa phát lại như sau:
Căn cứ điều 5 Luật Công chứng 2014, quy định về giá trị pháp lý được thực hiện bởi Văn phòng ông chứng như sau:
Căn cứ khoản 3, điều 36 Nghị định 08/2020, Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo những nội dung phân tích trên, Văn phòng công chứng và Văn phòng thừa phát lại có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Nên việc sử dụng những thuật ngữ như Văn phòng công chứng Thừa phát lại, Phòng công chứng Thừa phát lại là hoàn toàn không chính xác. Việc bạn không phân biệt được hai tổ chức này dễ gây nhằm lẫn khi sử dụng dịch vụ.
Dịch vụ Thừa phát lại lập vi bằng tận nơi, theo yêu cầu.
Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng tận nơi, theo yêu cầu đối với nhiều sự kiện, hành vi pháp lý. Ví dụ như:
Trân trọng!
MH.
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…
View Comments