trung tam vi bang van phong thua phat lai lap vi bang
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để thực thi các công việc theo quy định của pháp luật. Trong đó, có việc lập vi bằng để ghi nhận lại các sự kiện nhằm làm căn cứ giải quyết các vụ án sau này. Vậy, có phải trường hợp nào Thừa phát lại cũng được phép lập vi bằng? Hãy cùng Trung tâm vi bằng tìm hiểu thông qua bài viết “Thừa phát lại có được lập vi bằng cho người thân không?” dưới đây để được hiểu rõ hơn. Hoặc liên hệ theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được hỗ trợ và tư vấn.
MỤC LỤC
Theo quy định của pháp luật, cụ thể tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định 08/2020 quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì:
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
Như vậy, từ quy định trên có thể thấy Thừa phát lại là một cá nhân; tuy nhiên cá nhân này phải đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật như: tống đạt; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án; và tổ chức thi hành án.
Để được bổ nhiệm Thừa phát lại thì đủ các điều kiện sau đây:
Có thể thấy để được bổ nhiệm làm Thừa phát lại thì phải hội tụ đủ các điều kiện trên; đồng thời phải tốn rất nhiều thời gian, trong đó thời gian học đại học; thâm niên công tác là mất khá nhiều thời gian trên con đường trở thành Thừa phát lại.
Theo quy định của pháp luật, thì Thừa phát lại được phép làm các việc như:
Trường hợp bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến Thừa phát lại; hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
Theo khoản 3 Điều 2 của Nghị định 08/2020 có quy định:
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
Hình thức của vi bằng phải là văn bản tiếng Việt; nội dung trong văn bản đó thể hiện sự ghi nhận các sự kiện xảy ra, hành vi có thật do chính Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; và lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Đồng thời, vi bằng không thể thay thế cho văn bản công chứng; văn bản chứng thực; hay văn bản hành chính khác. Vi bằng chỉ được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính; vi bằng là căn cứ để các bên thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật.
DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG – TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Vi bằng được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án giải quyết các vụ việc; là căn cứ để các bên trong giao dịch thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Do đó, nội dung của vi bằng cần có các nội dung chủ yếu sau:
Theo quy định hiện nay, Thừa phát lại được phép lập vi bằng khi có yêu cầu của cơ quan; tổ chức; cá nhân trong phạm vi toàn quốc. Do đó, nếu nơi bạn đang sinh sống chưa có văn phòng Thừa phát lại nào được thành lập; thì có thể lựa chọn các văn phòng Thừa phát lại ở các quận, huyện khác mà không ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của vi bằng. Việc lập vi bằng phải phù hợp quy định; thực hiện thủ tục nhanh gọn; đảm bảo an toàn về pháp lý. Trường hợp cần hỗ trợ lập vi bằng nhanh với chi phí hợp lý bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn miễn phí.
DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG UY TÍN, AN TOÀN, TẬN NƠI – TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Câu hỏi: Xin chào! Hiện nay tôi đang có nhu cầu lập vi bằng phục vụ cho việc giao dịch trong kinh doanh. Tuy nhiên, nơi tôi sinh sống chỉ có một văn phòng Thừa phát lại; và Thừa phát lại đó cũng chính là anh rể của tôi. Do là chồng của chị gái, nên tôi tin tưởng đến nhờ anh ấy lập vi bằng. Tuy nhiên, anh ta từ chối lập vi bằng cho tôi và các bên có lời qua, tiếng lại… Vậy, cho tôi hỏi Thừa phát lại có được lập vi bằng cho người thân không? Nếu lập vi bằng cho người thân thì Thừa phát lại bị xử phạt như thế nào? Xin cảm ơn.
Trả lời: Trung tâm vi bằng xin tư vấn trường hợp trên như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 08/2020; dẫn chiếu đến khoản 4 Điều 4 của Nghị định này có quy định:
“Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.”
Như vậy, trường hợp trên anh rể của bạn hoàn toàn có cơ sở để từ chối việc lập vi bằng cho bạn. Việc anh rể là Thừa phát lại lập vi bằng cho bạn có thể sẽ ảnh hưởng đến quyền, lợi ích của chị gái bạn. Do đó nếu lập vi bằng trong trường hợp này anh rể của bạn sẽ vi phạm Nghị định 08/2020 của Chính phủ.
Nếu tiến hành lập vi bằng cho trường hợp của bạn, anh rể của bạn còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b, khoản 4, Điều 32 Nghị định 82/2020. Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng do vi phạm quy định về hành nghề Thừa phát lại. Bên cạnh đó còn bị xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng thẻ Thừa phát lại từ 06 tháng đến 09 tháng; ngoài ra còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp do thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trên.
Tóm lại, trường hợp trên bạn không thể nhờ anh rể của mình để lập vi bằng. Trường hợp bạn có nhu cầu lập vi bằng trọn gói, an toàn, tận nơi; hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng qua số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được hỗ trợ, tư vấn miễn phí.
Theo quy định hiện hành thì ngoài trường hợp trên; thì Thừa phát lại không được phép lập vi bằng trong các trường hợp khác như sau:
Hiện nay, trong các giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên có thể lập vi bằng. Nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận hiện trạng; thoả thuận đặt cọc hoặc cam kết của các bên;…chứ không ghi nhận việc mua bán nhà đất. Nhiều trường hợp dùng vi bằng trong mua bán nhà đất; việc thực hiện như vậy không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp. Do vậy, khi thực hiện giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà gắn liền với đất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Từ các quy định trên có thể thấy pháp luật đã có những quy định để hạn chế việc lập vi bằng của Thừa phát lại. Do đó, khi rơi vào các trường hợp trên thì Thừa pháp lại không được phép lập vi bằng để ghi nhận lại các sự kiện; hành vi xảy ra.
DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG AN TOÀN, TRỌN GÓI – TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Hiện nay, Trung tâm vi bằng Việt Nam cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Vi bằng và Thừa phát lại như:
Với đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ cho khách hàng giải quyết các yêu cầu pháp lý một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Trung tâm vi bằng Việt Nam là đơn vị tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng, thừa phát lại. Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trọn gói với chi phí thấp trên phạm vi toàn quốc. Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến vi bằng và thừa phát lại. Trung tâm có văn phòng làm việc phụ trách từng khu vực cụ thể như sau:
Tại các tỉnh thành trên toàn quốc Trung tâm Vi bằng xây dựng Danh bạ Thừa phát lại, Văn phòng thừa phát lại để có thể hỗ trợ cho khách hàng có nhu cầu Lập vi bằng một cách tốt nhất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về chủ đề: “Thừa phát lại có được lập vi bằng cho người thân không?”. Khách hàng có vướng mắc về lĩnh vực này hoặc cần hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại: 0975.686.065 (Zalo).
Trân trọng!
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…