Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã bước sang năm thứ ba thực thi trên cả nước. Sau một thời gian dài thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh; thì Nghị định này sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề Thừa phát lại phát triển và mở rộng hơn trên phạm vi toàn quốc. Vậy, Nghị định này có những điểm gì mới so với Nghị định cũ? Điểm mới về Thừa phát lại là gì? Hãy cùng Trung tâm vi bằng tìm hiểu thông qua bài viết “Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại” dưới đây để nắm rõ hơn. Hoặc liên hệ theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
MỤC LỤC
Theo quy định tại Nghị định 08/2020/ND-CP Thừa phát lại là một cá nhân. Tuy nhiên, cá nhân này phải đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; và được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật như: tống đạt; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án; và tổ chức thi hành án.
Đối với các công việc Thừa phát lại được làm thì hiện nay pháp luật đã có những quy định khá chặt chẽ. Theo đó, Thừa phát lại được phép làm các việc như:
Trường hợp bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến Thừa phát lại; hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 61/2009; khoản 1, Điều 2 Nghị định 135/2013; thì quy định về hoạt động Thừa phát lại được áp dụng thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khi đó, theo quy định mới tại Điều 1 Nghị định 08/2020 đã bãi bỏ; không còn áp dụng thí điểm tại một số tỉnh thành nữa. Điều này chứng tỏ phạm vi điều chỉnh và hoạt động của Thừa phát lại đã được nới rộng hơn so với quy định trước đây. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi họ có nhu cầu về các dịch vụ như: lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án dân sự;… được tiếp cận dễ dàng hơn.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020 thì tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thừa phát lại có những điểm mới so với quy định cũ như:
Theo quy định mới tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020; ngoài việc Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề Luật sư; Công chứng thì Nghị định mới còn nêu thêm một số nghề không được phép kiêm nhiệm như: Thẩm định giá; Đấu giá tài sản; quản lý, thanh lý tài sản. Như vậy, theo Nghị định mới này đã liệt kê cụ thể; rõ ràng các ngành nghề mà một khi đã bổ nhiệm Thừa phát lại rồi thì cá nhân Thừa phát lại đó không được phép kiêm nhiệm.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định mới còn quy định thêm về việc cấm Thừa phát lại sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại đến quyền; lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, pháp luật đã quy định thêm về hoạt động của Thừa phát lại; không được sử dụng các thông tin mà Thừa phát lại xác minh, thu thập được để gây xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khác.
DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG AN TOÀN, TRỌN GÓI – TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 08/2020 các trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại gồm:
Theo quy định mới hiện nay tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2020; trường hợp 01 Thừa phát lại thành lập văn phòng thì được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp 02 Thừa phát lại trở lên thành lập; thì sẽ được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh. Vậy, các văn phòng Thừa phát lại sẽ được tổ chức dưới 02 loại hình đó là doanh nghiệp tư nhân; hoặc công ty hợp danh. Điểm chung của 02 loại hình này đều là trách nhiệm vô hạn; theo đó văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của văn phòng bằng toàn bộ tài sản của mình.
Như vậy, từ quy định nêu trên dẫn đến việc các văn phòng Thừa phát lại muốn chuyển đổi loại hình tổ chức cũng chỉ được chuyển từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và ngược lại. Ngoài ra, Nghị định mới 08/2020 còn có quy định thêm về việc hợp nhất; sáp nhập; chuyển nhượng văn phòng Thừa phát lại.
Theo quy định hiện nay, tại đơn vị hành chính câp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thì số lượng văn phòng Thừa phát lại được phép thành lập là không quá 02 văn phòng. Còn trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện thì không quá 01 văn phòng; trong khi quy định cũ vẫn chưa đề cập đến vấn đề này. Như vậy, có thể thấy số lượng văn phòng Thừa phát lại sẽ phân bố tại những nơi kinh tế xã hội phát triển hơn trên cùng địa bàn một tỉnh.
Ngoài ra, việc thành lập văn phòng Thừa phát lại cần phải xem xét đến các yếu tố như:
Trường hợp bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến Thừa phát lại lập vi bằng;…; hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020 so với quy định cũ thì pháp luật đã khẳng định rằng Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực hay văn bản hành chính khác. Mà vi bằng được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét, đánh giá khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời, vi bằng cũng được xem là căn cứ để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tiến hành các giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020 có quy định Thừa phát lại được phép lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc; trừ trường hợp quy định Thừa phát lại không được phép lập vi bằng theo quy định pháp luật.
So với quy định cũ tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 61/2009, bước đầu Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đến 12/2013, theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013 phạm vi này có sự thay đổi. Tuy nhiên, Thừa phát lại cũng chỉ được lập vi bằng xảy ra trên địa bàn tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt văn phòng Thừa phát lại.
Như vậy, có thể thấy theo quy định mới Thừa phát lại được phép lập vi bằng trong phạm vi cả nước; không bị hạn chế về phạm vi lãnh thổ như trong các quy định trước. Điều này cũng đồng thời tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận đến các dịch vụ lập vi bằng của Thừa phát lại hơn; tránh trường hợp ở những địa phương này có Thừa phát lại lập vi bằng, còn địa phương khác thì không.
DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG UY TÍN, AN TOÀN, TẬN NƠI – TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Bên cạnh các điểm mới, sự điều chỉnh thay đổi nêu trên; các quy định tại Nghị định 08/2020 cũng còn có một số điểm mới khác như:
Hiện nay, Trung tâm vi bằng Việt Nam cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Vi bằng và Thừa phát lại như:
Với đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ cho khách hàng giải quyết các yêu cầu pháp lý một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Trung tâm vi bằng Việt Nam là đơn vị tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng, thừa phát lại. Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trọn gói với chi phí thấp trên phạm vi toàn quốc. Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến vi bằng và thừa phát lại. Trung tâm có văn phòng làm việc phụ trách từng khu vực cụ thể như sau:
Tại các tỉnh thành trên toàn quốc Trung tâm tư vấn pháp luật Vi bằng xây dựng Danh bạ Thừa phát lại, Văn phòng thừa phát lại để có thể hỗ trợ cho khách hàng có nhu cầu Lập vi bằng một cách tốt nhất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về chủ đề: “Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại”. Khách hàng có vướng mắc về lĩnh vực này hoặc cần hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại: 0975.686.065 (Zalo).
Trân trọng!
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…
Hiện nay, nhiều người lựa chọn cách thức lập vi bằng như là văn bản…