Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã bước sang năm thứ ba thực thi trên cả nước. Sau một thời gian dài thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh; thì Nghị định này sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức hành nghề Thừa phát lại phát triển và mở rộng hơn trên phạm vi toàn quốc. Vậy, Nghị định này có những điểm gì mới so với Nghị định cũ? Điểm mới về Thừa phát lại là gì? Hãy cùng Trung tâm vi bằng tìm hiểu thông qua bài viết “Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại” dưới đây để nắm rõ hơn. Hoặc liên hệ theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
MỤC LỤC
Thừa phát lại là ai và làm những gì?
Thừa phát lại.
Theo quy định tại Nghị định 08/2020/ND-CP Thừa phát lại là một cá nhân. Tuy nhiên, cá nhân này phải đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; và được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật như: tống đạt; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án; và tổ chức thi hành án.
Công việc Thừa phát lại được làm.
Đối với các công việc Thừa phát lại được làm thì hiện nay pháp luật đã có những quy định khá chặt chẽ. Theo đó, Thừa phát lại được phép làm các việc như:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
- Lập vi bằng khi có yêu cầu theo quy định pháp luật;
- Xác minh điều kiện thi hành án theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến Thừa phát lại; hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
Những điểm mới của Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Thừa phát lại.
Phạm vi điều chỉnh, hoạt động.
Theo quy định tại Điều 1 Nghị định 61/2009; khoản 1, Điều 2 Nghị định 135/2013; thì quy định về hoạt động Thừa phát lại được áp dụng thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó là một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong khi đó, theo quy định mới tại Điều 1 Nghị định 08/2020 đã bãi bỏ; không còn áp dụng thí điểm tại một số tỉnh thành nữa. Điều này chứng tỏ phạm vi điều chỉnh và hoạt động của Thừa phát lại đã được nới rộng hơn so với quy định trước đây. Bên cạnh đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi họ có nhu cầu về các dịch vụ như: lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án dân sự;… được tiếp cận dễ dàng hơn.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm của Thừa phát lại.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020 thì tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thừa phát lại có những điểm mới so với quy định cũ như:
- Quy định thêm về giới hạn độ tuổi cụ thể: Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi; thường trú tại Việt Nam; chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật; có phẩm chất đạo đức tốt.
- Điều kiện về bằng cấp: Nếu như trong Nghị định cũ yêu cầu có bằng cử nhân luật; thì đến quy định mới ngoài bằng cử nhân luật còn bổ sung thêm bằng tốt nghiệp sau đại học chuyên ngành luật.
- Thâm niên công tác có sự điều chỉnh: Theo quy định mới thì thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp. Trong khi đó Nghị định cũ quy định thời gian này là trên 05 năm.
- Ngoài ra quy định mới còn yêu cầu đạt kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Những việc Thừa phát lại không được làm.
Theo quy định mới tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020; ngoài việc Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề Luật sư; Công chứng thì Nghị định mới còn nêu thêm một số nghề không được phép kiêm nhiệm như: Thẩm định giá; Đấu giá tài sản; quản lý, thanh lý tài sản. Như vậy, theo Nghị định mới này đã liệt kê cụ thể; rõ ràng các ngành nghề mà một khi đã bổ nhiệm Thừa phát lại rồi thì cá nhân Thừa phát lại đó không được phép kiêm nhiệm.
Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 4 Nghị định mới còn quy định thêm về việc cấm Thừa phát lại sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại đến quyền; lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Như vậy, pháp luật đã quy định thêm về hoạt động của Thừa phát lại; không được sử dụng các thông tin mà Thừa phát lại xác minh, thu thập được để gây xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của các chủ thể khác.
DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG AN TOÀN, TRỌN GÓI – TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Các trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại.
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 08/2020 các trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại gồm:
- Người bị mất, bị hạn chế; khó khăn trong nhận thức, làm chủ năng lực hành vi dân sự.
- Đã được bổ nhiệm công chứng viên; cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên; cấp thẻ thẩm định viên mà chưa miễn nhiệm; thu hồi chứng chỉ; thẻ thẩm định viên.
- Đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ thuộc Công an nhân dân. Hoặc đã bị bãi nhiệm; bị kỷ luật cách chức; buộc thôi việc; tước danh hiệu hoặc đưa ra khỏi ngành.
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án về tội do vô ý, tội ít nghiêm trọng do cố ý mà chưa được xóa án tích; đã bị kết án liên quan đến chiếm đoạt tài sản, trục lợi, gian lận, gian dối, xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
- Người bị kỷ luật xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư; Người bị xử phạt hành chính tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẩm định viên; chứng chỉ hành nghề đấu giá, quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm; kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính đó.
- Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; cơ sở giáo dục bắt buộc.
Loại hình tổ chức.
Theo quy định mới hiện nay tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 08/2020; trường hợp 01 Thừa phát lại thành lập văn phòng thì được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Trường hợp 02 Thừa phát lại trở lên thành lập; thì sẽ được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh. Vậy, các văn phòng Thừa phát lại sẽ được tổ chức dưới 02 loại hình đó là doanh nghiệp tư nhân; hoặc công ty hợp danh. Điểm chung của 02 loại hình này đều là trách nhiệm vô hạn; theo đó văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của văn phòng bằng toàn bộ tài sản của mình.
Như vậy, từ quy định nêu trên dẫn đến việc các văn phòng Thừa phát lại muốn chuyển đổi loại hình tổ chức cũng chỉ được chuyển từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và ngược lại. Ngoài ra, Nghị định mới 08/2020 còn có quy định thêm về việc hợp nhất; sáp nhập; chuyển nhượng văn phòng Thừa phát lại.
Số lượng văn phòng Thừa phát lại được thành lập.
Theo quy định hiện nay, tại đơn vị hành chính câp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thì số lượng văn phòng Thừa phát lại được phép thành lập là không quá 02 văn phòng. Còn trường hợp đơn vị hành chính cấp huyện thì không quá 01 văn phòng; trong khi quy định cũ vẫn chưa đề cập đến vấn đề này. Như vậy, có thể thấy số lượng văn phòng Thừa phát lại sẽ phân bố tại những nơi kinh tế xã hội phát triển hơn trên cùng địa bàn một tỉnh.
Ngoài ra, việc thành lập văn phòng Thừa phát lại cần phải xem xét đến các yếu tố như:
- Điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập;
- Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn;
- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân.
Trường hợp bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến Thừa phát lại lập vi bằng;…; hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 36 Nghị định 08/2020 so với quy định cũ thì pháp luật đã khẳng định rằng Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực hay văn bản hành chính khác. Mà vi bằng được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét, đánh giá khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời, vi bằng cũng được xem là căn cứ để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ khi tiến hành các giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Phạm vi lập vi bằng của Thừa phát lại.
Tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020 có quy định Thừa phát lại được phép lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc; trừ trường hợp quy định Thừa phát lại không được phép lập vi bằng theo quy định pháp luật.
So với quy định cũ tại khoản 2 Điều 25 Nghị định 61/2009, bước đầu Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Đến 12/2013, theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013 phạm vi này có sự thay đổi. Tuy nhiên, Thừa phát lại cũng chỉ được lập vi bằng xảy ra trên địa bàn tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt văn phòng Thừa phát lại.
Như vậy, có thể thấy theo quy định mới Thừa phát lại được phép lập vi bằng trong phạm vi cả nước; không bị hạn chế về phạm vi lãnh thổ như trong các quy định trước. Điều này cũng đồng thời tạo điều kiện cho người dân dễ tiếp cận đến các dịch vụ lập vi bằng của Thừa phát lại hơn; tránh trường hợp ở những địa phương này có Thừa phát lại lập vi bằng, còn địa phương khác thì không.
DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG UY TÍN, AN TOÀN, TẬN NƠI – TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Một số điểm mới khác về quy định Thừa phát lại.
Bên cạnh các điểm mới, sự điều chỉnh thay đổi nêu trên; các quy định tại Nghị định 08/2020 cũng còn có một số điểm mới khác như:
- Quy định rõ các trường hợp khi tổ chức thi hành án Thừa phát lại không được phép thực hiện một số quyền hạn, nhiệm vụ.
- Quy định thêm về khung mức chi phí tống đạt.
- Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án phải được văn phòng Thừa phát lại công khai, niêm yết; và xác định mức tối đa, tối thiểu, nguyên tắc tính các chi phí đó.
Dịch vụ cung cấp.
Hiện nay, Trung tâm vi bằng Việt Nam cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Vi bằng và Thừa phát lại như:
- Tư vấn pháp luật, giải đáp mọi vướng mắc phát sinh có liên quan;
- Hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng nhanh trên toàn quốc;
- Tư vấn, giải quyết tranh chấp liên quan đến vi bằng.
- Chi phí lập vi bằng rẻ. Khách hàng luôn có sự lựa chọn tối ưu cho công việc của mình.
- Tư vấn các lĩnh vực liên quan đến việc lập vi bằng như: Hình sự; Dân sự; Đất đai; Hôn nhân gia đình; Kinh doanh thương mại;…
- Tư vấn chuyên sâu về vi bằng: Trình tự tục lập vi bằng; Giá trị pháp lý của từng loại vi bằng.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến vi bằng.
- Cử Luật sư, chuyên gia pháp lý trực tiếp tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến vi bằng, thừa phát lại.
- Dịch vụ khác có liên quan: Công chứng, Luật sư, Giám định,…
Với đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ cho khách hàng giải quyết các yêu cầu pháp lý một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Trung tâm vi bằng Việt Nam.
Trung tâm vi bằng Việt Nam là đơn vị tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng, thừa phát lại. Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trọn gói với chi phí thấp trên phạm vi toàn quốc. Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến vi bằng và thừa phát lại. Trung tâm có văn phòng làm việc phụ trách từng khu vực cụ thể như sau:
- Văn phòng Hà Nội – phụ trách khu vực Miền Bắc.
- Văn phòng Hà Tĩnh – phụ trách khu vực các tỉnh: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình.
- Văn phòng Đà Nẵng – phụ trách khu vực các tỉnh: Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Đà Nẵng.
- Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh – phụ trách khu vực phía Nam và Tây Nguyên.
- Tổng đài hổ trợ: 0975.686.065 (Zalo)
- Website: https://trungtamvibang.vn/
- Email: trungtamvibang@gmail.com
Tại các tỉnh thành trên toàn quốc Trung tâm tư vấn pháp luật Vi bằng xây dựng Danh bạ Thừa phát lại, Văn phòng thừa phát lại để có thể hỗ trợ cho khách hàng có nhu cầu Lập vi bằng một cách tốt nhất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về chủ đề: “Những điểm mới về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại”. Khách hàng có vướng mắc về lĩnh vực này hoặc cần hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại: 0975.686.065 (Zalo).
Trân trọng!