KINH NGHIỆM MUA NHÀ VI BẰNG


Mua nhà vi bằng không còn là hình thức hiếm gặp hiện nay. Việc mua nhà vi bằng tồn tại nhiều rủi ro; nhưng không phải ai cũng có kinh nghiệm mua nhà vi bằng. Bài viết dưới đây của Trung tâm vi bằng sẽ chia sẻ về kinh nghiệm mua nhà vi bằng. Nếu bạn cần tư vấn về mua nhà vi bằng; hãy tham khảo bài viết dưới đây hoặc liên hệ trực tiếp đến số 0975.686.065 để được Trung tâm vi bằng tư vấn và hỗ trợ.

Khái niệm mua nhà vi bằng, công chứng vi bằng.

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 08/2020/ND-CP thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng là do Văn phòng thừa phát lại lập.

Mua bán nhà đất được quy định tại Điều 502 – Bộ luật Dân sự năm 2015, Điều 167 – Luật Đất đai năm 2013. Theo đó; giao dịch mua bán nhà đất được xác lập thông qua hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và hợp đồng này phải được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của các bên dựa trên quy định của pháp luật.

Khi thực hiện giao dịch dân sự mua bán nhà đất; việc lập vi bằng thường liên quan đến việc ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên có thể được thực hiện đối với các trường hợp nhà, đất có giấy tờ hợp lệ được pháp luật công nhận.

Từ khái niệm về vi bằng nêu ra ở trên việc mua nhà qua vi bằng được hiểu là việc mà bên mua và bên bán thực hiện hoạt động lập hợp đồng mua bán nhà trước sự chứng kiến của Thừa phát lại mà không đem đi công chứng.

Mua nhà vi bằng có an toàn không?

Trên thực tiễn pháp luật về đất đai, Luật Công chứng, Bộ luật Dân sự đều quy định về việc chuyển nhượng đất đai và tài sản trên đất; cần phải thực hiện việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng. Nhưng nếu các bên thực hiện việc mua bán nhà đất bằng vi bằng; đây được hiểu là việc các bên thực hiện mua bán trước sự chứng kiến và lập văn bản của Thùa phát lại. Chính vì không tuân thủ quy định của pháp luật nên rủi ro trong việc mua bán nhà cũng cao.

Khi tìm đến Thừa phát lại nhà đất để được tư vấn và lập vi bằng về giao dịch chuyển quyền sở hữu nhà; các bên đều ít nhiều quan tâm đến vấn đề pháp lý. Nhiều người lo ngại liệu mua nhà vi bằng có an toàn không? Trung tâm vi bằng sẽ giải đáp vấn đề này như sau:

Khi các bên tiến hành giao dịch mua bán nhà; có rất nhiều sự kiện, hành vi được diễn ra để chuyển quyền sở hữu, chiếm hữu tài sản có thể lập vi bằng như: Vi bằng đặt cọc, giao nhận tiền, giấy tờ, gặp mặt để thỏa thuận và ký kết hợp đồng……. Tất cả các công việc này đều có thể được Thừa phát lại lập thành vi bằng. Vi bằng hợp pháp đó sẽ là căn cứ xác định các bên đã có giao dịch mua bán nhà bằng vi bằng hoặc đã thực hiện chuyển tiền, tài sản cho nhau.

Ví dụ mua nhà vi bằng

Hai bên thỏa thuận mua bán diện tích nhà đất 60m2 tại đường Dương Quảng Hàm, Gò Vấp, Hồ Chí Minh. Thời điểm chuyển nhượng; các bên có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận việc bên bán đã giao toàn bộ giấy tờ và chuyển giao quyền chiếm hữu, sử dụng đất cho bên mua; Bên mua đã chuyển toàn bộ số tiền…….. triệu VNĐ theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng cho bên bán. Vi bằng về các vấn đề liên quan đến chuyển quyền sử dụng nhà nói trên không thuộc các trường hợp không được lập vi bằng; nên nó vẫn được coi là cơ sở cho cho các giao dịch khác cũng như là chứng cứ để chứng minh trước tòa án khi có tranh chấp.

Kinh nghiệm mua nhà vi bằng - Trung tâm vi bằng
 Kinh nghiệm mua nhà vi bằng – Trung tâm vi bằng

Mua nhà vi bằng có làm hộ khẩu được không?

Cần phải lưu ý lại rằng; việc mua bán nhà phải được lập thành văn bản (hợp đồng) và phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại UBND cấp có thẩm quyền. Sau đó; phải làm thủ tục kê khai nộp thuế, lệ phí trước bạ và đăng ký sang tên (đăng ký biến động) cho bên mua, nhận chuyển nhượng tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai đặt các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014, Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành)

Trong khi đó; “Vi bằng” là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến được dùng làm chứng cứ trong xét xử và để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Giá trị của vi bằng chỉ là ghi nhận những sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, nhưng những sự kiện, hành vi được ghi nhận đó phải là các giao dịch hợp pháp được pháp luật công nhận.

Do đó; việc lập vi bằng liên quan đến việc ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên có thể được thực hiện đối với các trường hợp nhà, đất có giấy tờ hợp lệ được pháp luật công nhận (Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,…), nhưng vi bằng được lập trong trường hợp này không có giá trị thay thế hợp đồng được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật;

Như vậy; vi bằng không phải là cơ sở để thực hiện sang tên, đổi chủ, đăng ký biến động cho bên mua nhà, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Để nắm rõ hơn về vấn đề này bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Mua nhà vi bằng có làm hộ khẩu được không?

Thủ tục lập vi bằng nhà đất

Bước 1: Đến văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng

Khách hàng sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu này.

Bước 2: Thỏa thuận

Khách hàng sẽ ký vào văn bản thỏa thuận làm vi bằng; văn bản thỏa thuận đảm bảo cho các nội dung sau:

  • Nội dung cần làm vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian;
  • Chi phí;
  • Các thỏa thuận khác, nếu có.

Việc thỏa thuận làm vi bằng sẽ được lập thành 02 bản; người có yêu cầu sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản. Sau khi lập xong thỏa thuận; người có yêu cầu sẽ đóng chi phí làm vi bằng cho Thừa phát lại.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Kinh nghiệm mua nhà vi bằng.

Kinh nghiệm mua nhà vi bằng là một trong những kinh nghiệm cần nằm lòng đối với những chủ thể muốn thực hiện hoạt động mua nhà đất bằng vi bằng. Để biết về nội dung này; chúng ta cần phải tìm hiểu về thủ tục công chứng vi bằng. Vi bằng sẽ được lập thành 03 bản chính:

  • Bản giao người yêu cầu.
  • Bản đăng ký và lưu giữ tại Sở Tư pháp tỉnh.
  • Bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản.

Một trong những bằng chứng vững chắc để bảo vệ chủ thể mua bán trong việc phòng tránh những rủi ro pháp lý đó chính là vi bằng. Vi bằng sẽ có giá trị chứng cứ trước Tòa án; khi các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng. Tuy nhiên; vi bằng chỉ được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Khi tiến hành mua nhà qua vi bằng; cần phải hiểu hết về những rủi ro thường gặp đối với vấn đề này như sau:

+ Thứ nhất, đó chính là việc rủi ro, hạn chế trong việc xây cất, sữa chữa, thế chấp, chuyển nhượng… của chủ nhà mới: vì không có giá trị pháp lý nên người mua sẽ không có quyền sử dụng đối với phần tài sản mà mình đã bỏ tiền ra mua. Do đó, việc xây cất, sửa chữa, thế chấp, chuyển nhượng nhà đều không được phép.

+ Thứ hai, khó khăn trong các thủ tục pháp lý.

+ Thứ ba, nhà ở là tài sản thế chấp tại ngân hàng. Hiện nay, có một số trường hợp vẫn lập vi bằng chuyển nhượng nhà; trong khi đã thế chấp tài sản ở ngân hàng, cầm cố hoặc chuyển nhượng cho người khác dẫn đến phát sinh tranh chấp.

+ Thứ tư, mua căn nhà được bán cho nhiều người; điều này dẫn đến tranh chấp nhà vi bằng.

Dịch vụ tư vấn, lập vi bằng nhà đất.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay; không phải chủ thể nào cũng có thẩm quyền lập vi bằng mua bán nhà nên khi có nhu cầu thực hiện thủ tục này các bạn nên liên hệ những văn phòng hoặc trung tâm vi bằng để được tư vẫn hỗ trợ.

Trung tâm vi bằng với đội ngũ Thừa phát lại có nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lập vi bằng nhanh, trọn gói chi phí thấp trên phạm vi cả nước. Chúng tôi cam kết đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của khách hàng từ tư vấn về các vấn để liên quan khi thực hiện giao dịch mua đất vi bằng đến trực tiếp hỗ trợ thủ tục lập vi bằng tại địa điểm yêu cầu.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm; có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

Brt.

5/5 - (1 bình chọn)

One thought on “KINH NGHIỆM MUA NHÀ VI BẰNG

  1. Pingback: Mẫu vi bằng mua bán nhà mới nhất - Trung tâm vi bằng Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *