NHÀ VI BẰNG CÓ VAY NGÂN HÀNG ĐƯỢC KHÔNG?


Hiện nay, nhu cầu vay vốn ngân hàng của người dân ngày càng nhiều. Do đó, những người nắm trong tay những tài sản thường sử dụng để thế chấp vay ngân hàng. Liên quan đến vấn đề này; Trung tâm vi bằng Việt Nam nhận được câu hỏi về việc “Nhà vi bằng có vay ngân hàng được không?”. Trong bài viết này, Trung tâm vi bằng sẽ giải đáp các vấn đề liên quan đến câu hỏi nêu trên. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ; vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại 0975.686.065.

VI BẰNG NHÀ ĐẤT LÀ GÌ?

Khoản 3 Điều  2 Nghị định số 08/2020/NĐ/CP đưa ra định nghĩa về vi bằng như sau:

“Vi bng là văn bn ghi nhn s kin, hành vi có tht do Tha phát li trc tiếp chng kiến, lp theo yêu cu ca cá nhân, cơ quan, t chc theo quy định ca Ngh định này”.

Qua đó có thể hiểu, vi bằng nhà đất là văn bản ghi nhận hành vi giao, nhận khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất. Việc ghi nhận do chính Thừa phát lại chứng kiến, lập theo yêu cầu của các bên.

VI BẰNG NHÀ ĐẤT GHI NHẬN NỘI DUNG GÌ?

Căn cứ Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng nhà đất không được xác nhận nội dung; việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực.

Điểm a khoản 3 điều 167 Luật Đất Đai 2013 quy định:

“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”.

Do vậy, vi bằng nhà đất là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch mua bán nhà đất. Tuy nhiên với chức năng ghi nhận hành vi, sự kiện; thì vi bằng nhà đất chỉ được ghi nhận nội dung là hành vi, sự kiện liên quan tới giao dịch mua bán nhà đất. Vi bằng nhà đất không được ghi nhận hành vi, sự kiện liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng, sở hữu bao gồm: Đất đai, nhà ở, tài sản không có giấy tờ chúng minh quyền sử dụng; hoặc không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu theo quy định pháp luật.

Vi bằng nhà đất ghi nhận những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
  • Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại; dấu Văn phòng Thừa phát lại; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu; người tham gia khác (nếu có) và; người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
NHÀ VI BẰNG CÓ VAY NGÂN HÀNG ĐƯỢC KHÔNG?
NHÀ VI BẰNG CÓ VAY NGÂN HÀNG ĐƯỢC KHÔNG?

KHI NÀO CẦN LẬP VI BẰNG MUA BÁN NHÀ?

Hiện nay, pháp luật chưa quy định về trường hợp bắt buộc lập vi bằng mà tùy thuộc vào yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Căn cứ quy định của Luật Đất đai 2013; Luật Nhà ở 2014, sửa đổi, bổ sung 2020; thì hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực.

Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực. Do vậy, các bên trong dịch mua bán nhà đất có thể yêu cầu lập vi bằng để ghi nhận hành vi, sự kiện như: Vi bằng đặt cọc; giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, tài sản,… để làm cơ sở ký kết hợp đồng mua bán. Qua đó, người yêu cầu có thể sử dụng vi bằng nhà đất như một bằng chứng, chứng cứ chứng minh việc đặt cọc; đã giao hoặc nhận tài sản. Về mặt pháp lý, đây là một nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết tranh chấp.

Hiện nay, phần lớn vi bằng mua bán nhà thường được lập khi đối tượng giao dịch là nhà chưa đáp ứng đủ điều kiện về giấy tờ chứng minh quyền sở hữu theo quy định. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp sổ; không thể công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán; thì các bên có thể yêu cầu lập vi bằng để ghi nhận thỏa thuận và giao dịch đã thực hiện.

CÁC LOẠI VI BẰNG NHÀ ĐẤT THƯỜNG GẶP.

Thực tế cho thấy, các tranh chấp về hợp đồng, giao dịch mua bán nhà xảy ra khá phổ biến hiện nay. Ngoài việc ghi nhận lại hành vi giao dịch của các bên, còn một số loại vi bằng như:

  • Vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà, đất khi bàn giao;
  • Vi bằng ghi nhận hiện trạng, tình trạng của tài sản đảm bảo trong giao dịch nhà đất;
  • Vi bằng ghi nhận việc đặt cọc;
  • Vi bằng ghi nhận hành vi giao nhận tiền, giấy tờ, tài sản;
  • Vi bằng ghi nhận hành vi vi phạm khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất…

Vi bằng được lập theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết tranh chấp.

NHÀ VI BẰNG CÓ LÀM SỔ ĐỎ ĐƯỢC KHÔNG?

Câu hỏi: Xin chào Trung tâm vi bằng. Tôi tên là T.T.H, tôi đang sinh sống và làm việc ở HCM. Hiện nay tôi có nhu cầu mua nhà, qua tìm hiểu thì tôi tìm được căn nhà ở Long Thành, Đồng Nai. Tôi được hướng dẫn mua nhà vi bằng; nhưng tôi không biết mua nhà vi bằng là thế nào? Mua nhà vi bằng có làm sổ đỏ được không? Xin giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn.

Trả lời: Chào bạn, Trung tâm vi bằng giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Như chúng tôi đã phân tích ở phần trên; vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Mua bán nhà là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên mua và bên bán. Theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao nhà ở và quyền sở hữu nhà ở cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đúng thời hạn, địa điểm theo phương thức mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán nhà.

Mua nhà vi bằng là việc Thừa phát lại theo yêu cầu của một hoặc các bên trong giao dịch mua bán nhà thực hiện việc lập vi bằng ghi nhận giao dịch mua bán nhà.

Căn cứ khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và Nghị định 08/2020/NĐ-CP; chuyển nhượng nhà đất bằng vi bằng sẽ không được làm sổ đỏ vì:

Pháp luật đất đai quy định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực; và hồ sơ để cấp sổ đỏ phải có hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực.

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực mà chỉ ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Do vậy, nếu chỉ mua bán đất đai bằng vi bằng sẽ không đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ. Để thực hiện việc cấp sổ đỏ; bạn cần phải thực hiện thủ tục mua bán theo quy định của pháp luật.

NHÀ VI BẰNG CÓ VAY NGÂN HÀNG ĐƯỢC KHÔNG?

Hiện nay, có hai hình thức vay vốn phổ biến ở các ngân hàng là tín chấp và thế chấp.

Trường hợp vay thế chấp

Với ưu điểm có thể vay số tiền lớn cùng với lãi xuất thấp thì vay thế chấp đang là ưu tiên hàng đầu khi bạn đang vốn. Tuy nhiên, đi kèm với việc đưa tài sản ra thế chấp thì việc bảo đảm tính hợp pháp của tài sản cũng cần thiết. Cụ thể người vay cần có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu của mình đối với tài sản thể chấp. Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo việc thu hồi vốn khi người vay không đủ khả năng thanh toán.

Nhà vi bằng là giao dịch mua bán bằng hình thức vi bằng do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của một; hoặc các bên trong giao dịch mua bán. Về bản chất, vi bằng không được công nhận như một giấy tờ thể hiện quyền sử dụng, sở hữu nhà, đất. Về mặt pháp lý, vi bằng mang tính hợp lệ khi được sử dụng trong các tranh chấp được cơ quan chức năng giải quyết.

Những tài sản có giá trị cầm cố, thế chấp tại ngân hàng phải là những tài sản; giá trị có sự đảm bảo về mặt pháp lý. Do đó, nhà vi bằng không thể được xem là một loại tài sản đảm bảo để cá nhân thực hiện vay tại ngân hàng.

Trường hợp vay tín chấp

Người vay muốn vay hình thức tín chấp cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Độ tuổi bắt buộc phải từ 18 đến không quá 65 tuổi cả nam và nữ giới.
  • Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại nơi mà bạn nộp đơn vay vốn ngân hàng.
  • Hợp đồng lao động tối thiểu 12 tháng và thời gian làm việc cũng tối thiểu 12 tháng.
  • Nhận lương qua tài khoản ngân hàng với mức lương đảm bảo từ 5 đến 12 triệu đồng một tháng.
  • Không mắc nợ xấu tại thời điểm đăng ký vay tiền ngân hàng bao gồm nợ của các công ty tài chính và mạnh của ngân hàng khác.
  • Khách hàng phải có năng lực và hành vi dân sự tốt, đảm bảo khả năng lao động để tạo ra các giá trị vật chất…

Căn cứ vào các điều kiện về vay tín chấp; người vay có thể vay tín chấp không cần dùng vi bằng nhà đất. Tuy nhiên, một hạn chế của hình thức này đó là hạn mức vay không cao bằng vay thế chấp.

Như vậy, nhà vi bằng không được vay Ngân hàng với hình thức vay thế chấp. Đối với hình thức vay tín chấp; thì có thể vay mà không cần sử dụng công chứng vi bằng nếu đáp ứng đủ các điều kiện.

DỊCH VỤ TƯ VẤN LẬP VI BẰNG ĐẢM BẢO PHÁP LÝ.

Với đội ngũ Thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lập vi bằng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn lập vi bằng đảm bảo pháp lý hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề như:

  • Tư vấn, hỗ trợ lập vi bằng ghi nhận sự kiện liên quan đến giao dịch nhà đất; các thỏa thuận dân sự; giao nhận giấy tờ, tài sản; sự kiện liên quan đến công trình xây dựng,…;
  • Tư vấn, hỗ trợ lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản; hành vi vi phạm;…;
  • Tư vấn, đánh giá vụ việc có thuộc các trường hợp nên lập vi bằng hay không;
  • Hỗ trợ lập vi bằng trực tiếp, tận nơi;
  • Hỗ trợ lập vi bằng nhanh; lập vi bằng theo yêu cầu của khách hàng; lập vi bằng tận nơi; lập vi bằng ngoài giờ hành chính

Trên đây là bài viết của Trung tâm vi bằng liên quan đến vấn đề “Nhà vi bằng có vay ngân hàng được không?”. Nếu bạn có vướng mắc khi thực hiện thủ tục mua nhà đất vi bằng và muốn được Thừa phát lại tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ lập vi có thể liên hệ Trung tâm vi bằng theo một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

QB.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *