QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA PHÁT LẠI


Hiện nay, dịch vụ thừa phát lại, lập vi bằng ngày càng được sử dụng phổ biến nhưng có ít người nắm rõ khái niệm các dịch vụ pháp lý này. Hoạt động này có gì khác biệt so với các công việc trong ngành luật như công chứng; luật sư,…? Quy định pháp luật về lĩnh vực này như thế nào? Bài viết dưới đây Trung tâm vi bằng sẽ cung cấp nhưng thông tin cơ bản liên quan đến hoạt động thừa phát lại; Phân biệt ngành nghề này với một số nghề luật khác.

Khái niệm Thừa phát lại

Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, Thừa phát lại là chức danh chỉ người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án dân sự; tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Thừa phát lại chủ yếu thực hiện tống đạt và lập vi bằng. Cụ thể,

  • Tống đạt là việc thông báo; giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này; và pháp luật có liên quan;
  • Lập vi bằng là lập văn bản ghi nhận sự kiện; hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân; cơ quan; tổ chức theo quy định của pháp luật.

Vai trò nổi bật của Thừa phát lại được nhiều người biết đến là lập vi bằng; đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai như vi bằng giao nhận tiền mua bán đất; vi bằng ghi nhận hiện trạng tranh chấp đất đai;… Hoạt động này giúp cho người sử dụng dịch vụ lập vi bằng đó để chủ động tạo lập chứng cứ bảo vệ các quyền; lợi ích hợp pháp của mình phù hợp quy định pháp luật. Điều này giúp tăng sự chủ động của người dân trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.

Điều kiện để trở thành Thừa phát lại

Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:

  • Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi; thường trú tại Việt Nam; chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan; tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học; hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo; hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại đúng quy định.
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Như vậy, để trở thành Thừa phát lại phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi, bằng cấp và kinh nghiệm thực tế. Có thể thấy, đây là nghề đòi hỏi không chỉ cần kiến thức mà kỹ năng áp dụng pháp luật vào thực tiễn phải thành thạo. Điều này thể hiện qua việc phải công tác pháp luật từ 03 năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại.

Chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại

Như đã phân tích ở trên, Thừa phát lại thực hiện các công việc theo quy định pháp luật như sau:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật. Các giấy tờ như: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, thông báo, quyết định đưa vụ án ra xét xử; Bản án, quyết định, quyết định kháng nghị của Tòa án; Thông báo, quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân; Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập, thông báo của cơ quan thi hành án dân sự;…vv
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định. Bao gồm: Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng.
  • Vi bằng ghi nhận hiện trạng như: Xác nhận tình trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác; Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình; Hiện trạng tranh chấp đất; Hành vi lấn chiếm, cản trở quyền sử dụng đất;..
  • Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi gồm: Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền; Lập vi bằng ghi nhận họp của công ty; Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc;…
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định.

Có thể thấy Thừa phát lại chủ yếu thực hiện các công việc bổ trợ cho hoạt động tố tụng và ghi nhận sự kiện; hành vi có thể được sự dụng làm chứng cứ; chứng minh nếu có phát sinh tranh chấp. Nhờ những hoạt động này giúp cho giải quyết tranh chấp đảm bảo đúng quy định về thời gian; quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.

Quy định chung về Thừa phát lại - Trung tâm pháp luật vi bằng.
Quy định chung về Thừa phát lại – Trung tâm pháp luật vi bằng.

Tuy các hoạt động của Công chứng viên và Thừa phát lại đều nhằm hỗ trợ hạn chế các tranh chấp trong hợp đồng, thỏa thuận; giúp tổ chức và cá nhân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất. Nhưng vẫn có khác biệt nổi bật đó là:

Công chứng viên

Đây là người thay mặt Nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các thỏa thuận, văn kiện, giấy tờ, hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch, nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Thừa phát lại

Hoạt động của Thừa phát lại chủ yếu lập vi bằng về những sự kiện xảy ra theo yêu cầu của khách hàng. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng; văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Ngoài ra, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động Thừa phát lại có nhiều vai trò bổ trợ cho hoạt động tố tụng như tống đạt văn bản, tài liệu mà công chứng viên không có chức năng thực hiện.

Phân biệt Thừa phát lại và Luật sư

Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Các dịch vụ pháp lý như: Tư vấn pháp luật; Soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật; và tham gia quá trình tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại toà án.

Thừa phát lại được nhà nước giao cho làm một số công việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước như đã trình bày ở các phần trên. Khi thực hiện các công việc này, Thừa phát lại được sử dụng quyền lực nhà nước. Trong hoạt động tố tụng các vi bằng do Thừa phát lại lập với tư cách là chứng cứ mang giá trị chứng minh nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ của các Luật sư.

Dịch vụ lập vi bằng Thừa phát lại

Trung tâm vi bằng là đơn vị tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng, thừa phát lại tại Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi bạn có thể yên tâm bởi:

  • Đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật chuyên sâu. Giải đáp tất cả các vướng mắc liên quan đến vi bằng, thừa phát lại.
  • Luôn cập nhật nhanh chóng danh bạ thừa phát lại; Văn phòng thừa phát lại. Hỗ trợ cung cấp dịch vụ lập vi bằng nhanh trên toàn quốc.
  • Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn về pháp lý.
  • Chi phí lập vi bằng rẻ. Khách hàng luôn có sự lựa chọn tối ưu cho công việc của mình.
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyêt các tranh chấp phát sinh có liên quan.

Trung tâm vi bằng sẽ luôn giải thích rõ trường hợp nào nên lập vi bằng. Trường hợp nào không được lập vi bằng và các vấn đề pháp lý có liên quan. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0975 686 065 để được tư vấn pháp luật miễn phí, hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, giá rẻ, trực tiếp tận nơi trên phạm vi toàn quốc.

Liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

  • Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975 686 065
  • Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hà Tĩnh: Tầng 5, số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
  • Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Hồ Chí Minh: Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16. quận Gò Vấp. Tp. Hồ Chí Minh.
  • Website: https://trungtamvibang.vn/
  • Email: trungtamvibang@gmail.com

LB

5/5 - (1 bình chọn)

6 thoughts on “QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA PHÁT LẠI

  1. Pingback: LẬP VI BẰNG GHI NHẬN VIỆC THÔNG BÁO - trung tâm vi bằng Việt Nam

  2. Pingback: LẬP VI BẰNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - TRUNG TÂM VI BẰNG

  3. Pingback: PHÂN BIỆT CÔNG CHỨNG VÀ VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG

  4. Pingback: THỦ TỤC CÔNG CHỨNG VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG

  5. Pingback: PHẠM VI LẬP VI BẰNG CỦA THỪA PHÁT LẠI - Trung tâm vi bằng

  6. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI NHÀ - Trung tâm vi bằng Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *