PHÂN BIỆT CÔNG CHỨNG VÀ VI BẰNG


Thực tế, không ít người nhầm lẫn giữa công chứng và vi bằng. Vậy hai hình thức công chứng vi bằng này khác nhau như thế nào? Văn bản công chứng và vi bằng phân biệt ra sao? Bài viết dưới đây của Trung tâm vi bằng Việt Nam sẽ giúp bạn đọc làm rõ; phân biệt công chứng và vi bằng.

Công chứng là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Đặc điểm của công chứng.

Công chứng là một hoạt động do công chứng viên thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó; người yêu cầu công chứng có thể là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc là cá nhân, tổ chức nước ngoài có yêu cầu thực hiện công chứng các hợp đồng, các giao dịch hoặc các bản dịch.

Nội dung của việc công chứng là để xác định tính hợp pháp của các hợp đồng, của các giao dịch dân sự. Xác nhận tính chính xác, tính hợp pháp và không trái với đạo đức xã hội của các bản dịch giấy tờ, của các văn bản. Có hai loại giao dịch được công chứng hiện nay là các loại hợp đồng giao dịch bắt buộc phải thực hiện công chứng theo quy định của pháp luật và những hợp đồng giao dịch do tổ chức, do cá nhân tự nguyện yêu cầu việc công chứng.

Ý nghĩa của công chứng.

Theo quy định của pháp luật; có một số loại hợp đồng, giao dịch bắt buộc phải công chứng. Khi đó; nếu không thực hiện công chứng; hợp đồng đó được coi là vô hiệu và không có giá trị pháp lý. Thông thường, các giao dịch liên quan đến bất động sản như mua bán, tặng cho, thế chấp, góp vốn… đều phải công chứng.

Việc công chứng giúp các bên hạn chế được những rủi ro từ những hợp đồng, giao dịch dân sự, thương mại không được công chứng.

Vi bằng là gì?

Vi bằng và lập vi bằng gắn liền với hoạt động của Thừa phát lại. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020. Hay nói cách khác, lập vi bằng là việc Thừa phát lại sử dụng giác quan của mình để ghi nhận lại sự thật khách quan. Pháp luật hiện hành quy định:

“Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác”.

Phân biệt công chứng và vi bằng - Trung tâm vi bằng
Phân biệt công chứng và vi bằng – Trung tâm vi bằng

Phân biệt công chứng và vi bằng.

Từ sự khác nhau về định nghĩa của công chứng và vi bằng; có thể thấy sự khác nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng.

Chủ thể lập và nội dung công chứng và vi bằng

Công chứng là công việc của Công chứng viên. Văn bản công chứng bao gồm: Hợp đồng, giao dịch, bản dịch; lời chứng của công chứng viên. Vi bằng do Thừa phát lại lập. Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
  • Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Chế độ lưu trữ công chứng và vi bằng

Đối với công chứng; Bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.

Đối với vi bằng; Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng. Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp. (Xem thêm hướng dẫn tại Thông tư 05/2020/TT-BTP).

Giá trị pháp lý của vi bằng.

Trước tiên, về định nghĩa vi bằng, khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện và hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”

Thừa phát lại được lập vi bằng trên phạm vi toàn quốc.

Vi bằng được lập bởi Thừa phát lại có giá trị pháp lý. Khoản 3 Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP khẳng định vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết các vụ việc hành chính và dân sự theo quy định của pháp luật. Vi bằng cũng là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật.

Tham khảo thêm bài viết: Vi bằng có tác dụng gì?

Vi bằng có thể thay thế văn bản công chứng, chứng thực không?

Từ hai định nghĩa về vi bằng và công chứng; có thể thấy vi bằng do Thừa phát lại lập và văn bản công chứng có sự khác biệt.

Đồng thời, Nghị định 08 về Thừa phát lại cũng có quy định một trong những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại là người đã được bổ nhiệm công chứng viên. Do vậy, Thừa phát lại không được thực hiện các công việc thuộc phạm vi, thẩm quyền của công chứng viên cũng như công chứng viên không được thực hiện các công việc thuộc phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại.

Như vậy; vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực và văn bản hành chính khác.

Mua nhà đất nên công chứng hay lập vi bằng.

Từ những đặc điểm của vi bằng; có thể thấy rằng: lập vi bằng mua bán nhà đất là chứng minh việc hai bên đã thực hiện giao nhận tiền; giao nhận giấy tờ chứ không phải chứng nhận việc mua bán nhà đất.

Mua bán nhà đất thông qua vi bằng là việc các bên trong giao dịch mua bán xác lập với nhau bằng văn bản được gọi là vi bằng do Thừa phát lại lập ghi nhận hành vi, sự kiện giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ nhà đất sau đó sẽ được Thừa phát lại đóng dấu. Vi bằng mua bán trên chỉ là nguồn chứng cứ khi các bên xảy ra tranh chấp tại Tòa.

Tóm lại, việc mua bán qua vi bằng được hiểu là việc mà bên mua và bên bán thực hiện hoạt động mua bán nhà trước sự chứng kiến của Thừa phát lại và được Thừa phát lại lập thành vi bằng có đóng dấu, trong vi bằng sẽ ghi nhận ngày tháng đó, tại địa điểm đó các bên có liên quan có sự thỏa thuận, cam kết việc mua bán. Do vậy, việc mua bán nhà đất này sẽ không thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán, chuyển nhượng theo pháp luật quy định đồng nghĩa với việc vi bằng không có ý nghĩa xác nhận quyền sở hữu quyền sử dụng của các bên.

Các trường hợp nên lập vi bằng nhà đất.

Đối với những giao dịch bắt buộc phải công chứng chứng thực, vi bằng không có giá trị pháp lý nên có thể ảnh hưởng và gây rủi ro lớn đối với các bên tham gia giao dịch. Khi đó thì không nên lập vi bằng giao dịch. Bên cạnh đó có một số trường hợp lập vi bằng trong giao dịch nhà đất lại giúp đảm bảo tốt hơn quyền lợi, có thể kể đến như:

  • Vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà đất liền kề trước khi xây dựng công trình;
  • Xác nhận tình trạng nhà trước khi cho thuê hay mua nhà;
  • Xác nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm;
  • Xác nhận việc chiếm giữ nhà, trụ sở, tài sản khác trái quy định của pháp luật;
  • Vi bằng thỏa thuận tài sản hôn nhân, hoặc thừa kế; Xác nhận mức độ ô nhiễm;
  • Xác nhận về sự chậm trễ trong việc thi công công trình;
  • Xác nhận về tình trạng công trình khi nghiệm thu;
  • Xác nhận tình trạng thiệt hại của cá nhân, tổ chức do cá nhân khác gây ra;
  • Xác nhận các sự kiện pháp lý theo quy định của pháp luật;
  • Xác nhận giao dịch không thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng, những việc không thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban Nhân dân theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ tư vấn, lập vi bằng về nhà đất đảm bảo pháp lý.

Trung tâm vi bằng là đơn vị cung cấp Dịch vụ lập Vi bằng uy tín trong phạm vi toàn quốc. Với đội ngũ gồm những Thừa phát lại giàu kinh nghiệm, am hiểm sâu sắc về lĩnh vực lập vi bằng, Quý khách hàng sẽ hoàn toàn yên tâm về chất lượng dịch vụ cũng như giá thành mà chúng tôi cung cấp. Chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng trên nhiều lĩnh vực; đặc biệt trong lĩnh vực nhà đất nhằm đảm bảo pháp lý.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm; có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (4 bình chọn)

2 thoughts on “PHÂN BIỆT CÔNG CHỨNG VÀ VI BẰNG

  1. Pingback: VI BẰNG LÀ GÌ? - TRUNG TÂM VI BẰNG - 0975 686 065

  2. Pingback: THỦ TỤC CÔNG CHỨNG VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *