VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI LÀ GÌ?


Thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Văn phòng thừa phát lại ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ thế nào là Văn phòng thừa phát lại? Chức năng của Văn phòng thừa phát lại là gì? Từ đó, dễ nhầm lẫn với văn phòng Luật sư và văn phòng công chứng gây tốn thời gian, công sức và tiền bạc? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này. Trường hợp cần hỗ trợ vấn đề trên bạn có thể liên hệ đến Trung tâm vi bằng số điện thoại 0975.686.065 để được tư vấn. 

Văn phòng Thừa phát lại là gì?

Đây là một thuật ngữ mới và được luật hóa tại Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể quy định như sau:

“Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.”

Văn phòng thừa phát lại được tổ chức theo 2 loại hình sau:

  • Trường hợp do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân.
  • Trường hợp do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình Công tư hợp danh.

Văn phòng Thừa phát lại làm công việc gì?

Là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Do đó, văn phòng sẽ hoạt động dựa trên những công việc Thừa phát lại được thực hiện:

Thứ nhất: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.

Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau đây:

  • Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự.
  • Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Lưu ý: Không phải tất cả các trường hợp tống đạt đều do Thừa phát lại thực hiện. Việc tống đạt này Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao cho thư ký nghiệp vụ thực hiện; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt do Thừa phát lại thực hiện. 

Thứ hai: Lập vi bằng theo yêu cầu theo quy định của Nghị định này.

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập ghi nhận các sự kiện; hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trừ trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định định 08/2020/NĐ-CP.

Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với các nội dung chủ yếu sau:

  • Nội dung vi bằng cần lập;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Chi phí lập vi bằng;
  • Các thỏa thuận khác (nếu có).

Vi bằng được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự; hành chính theo quy định của pháp luật. Do đó, để chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình người dân thường chọn giải pháp lập vi bằng. 

Thứ ba: Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu.

Đương sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền thỏa thuận dưới hình thức hợp đồng dịch vụ với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành. 

Thứ tư: Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu.

Ngoài cơ quan thi hành án, Nhà nước còn trao cho Thừa phát lại chức năng tổ chức thi hành án theo yêu cầu. Theo đó, các bản án, quyết định mà Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành theo yêu cầu được quy định tại Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. 

"<yoastmark

Tiêu chuẩn để thành lập văn phòng Thừa phát lại.

Từ các chức năng nêu trên, có thể thấy văn phòng Thừa phát lại được lập ra bên cạnh việc giúp đỡ người dân chủ động tạo lập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân; Còn hỗ trợ cơ quan nhà nước giảm bớt “gánh nặng” trong việc tống đạt hồ sơ giấy tờ cũng như tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Với chức năng như vậy việc thành lập này có khó không? Phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Sau đây Trung tâm vi bằng sẽ giải đáp giúp bạn:

Thứ nhất: Phải đáp ứng tiêu chí về điều kiện thành lập sau: 

  • Điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập; 
  • Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập;
  • Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập;
  • Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Thứ hai: Hồ sơ đề nghị thành lập:

Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; Trên cơ sở đề án này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập nêu trên tại địa phương;Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập nộp  hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn đề nghị thành lập.

– Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở. Các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.

– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.

Dựa trên hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét, thẩm định và quyết định cho phép thành lập nếu phù hợp và đáp ứng đủ điều kiện trên.

Danh sách một số văn phòng Thừa phát lại.

Hiện nay, số lượng các văn phòng Thừa phát lại ở Việt Nam đang tăng cao. Nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh thành khác. Trung tâm vi bằng Việt Nam luôn cập nhật và phân tích về địa chỉ các Văn phòng thừa phát lại chính xác nhất. Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại 0975.686.065(Zalo)để được hướng dẫn văn phòng thừa phát lại gần nhất nếu có mong muốn thực hiện thủ tục lập vi bằng.

Phân biệt văn phòng Thừa phát lại và văn phòng Luật sư.

Do không phân biệt được văn phòng Thừa phát lại và Văn phòng Luật sư nên nhiều người vẫn thường tìm đến Văn phòng Luật sư để yêu cầu được lập vi bằng; Hay là liên hệ đến Thừa phát lại để được hỗ trợ tư vấn, cũng như nhờ tham gia bảo vệ quyền lợi tại Tòa án,… Thực tế hai văn phòng này được thành lập, hoạt động và có chức năng khác nhau:

Tiêu chíVăn phòng Luật sưVăn phòng Thừa phát lại
Văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt độngLuật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012Nghị định 08/2020/NĐ-CP
Khái niệmLà tổ chức hành nghề luật sư; Và được thành lập theo trình tự thủ tục; và điều kiện thành lập theo quy định tại Điều 32 Luật Luật sưLà tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao; theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Dịch vụ pháp lýTham gia tố tụng

Tư vấn pháp luật

Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng

Các dịch vụ pháp lý khác.

Tống đạt văn bản

Lập vi bằng

Xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

Tổ chức thi hành án

Thành lập

 

Do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

 

Do một thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.

Do hai thành viên thừa phát lại trở lên thành lập; được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh

 

Giá trị pháp lý của văn bản.Các văn bản của Luật sư như: Văn bản tư vấn pháp lý cho khách hàng, bản luận cứ bảo vệ tại phiên tòa,… các văn bản này có giá trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa và trước đối tác.Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; Và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Phân biệt văn phòng Thừa phát lại và văn phòng công chứng.

Không phải ai cũng phân biệt được văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại. Điều này thể hiện ở việc nhiều người dân vẫn đến văn phòng công chứng để yêu cầu lập vi bằng; Hoặc yêu cầu Thừa phát lại thực hiện công chứng giấy tờ. Thực tế chúng có sự khác nhau ở một số tiêu chí như: cơ cấu tổ chức; văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động; thành viên của từng văn phòng; điều kiện của thành viên, phạm vi hoạt động, tính chất, giá trị của văn bản,…Cụ thể như sau:

Về khái niệm:

Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công được cơ quan có thẩm quyền cấp phép được thành lập; và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản khác có liên quan 

Văn phòng Thừa phát lại Là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP và pháp luật có liên quan.

Về chức năng hoạt động:

Văn phòng công chứng không thực hiện: Tống đạt văn bản; Lập vi bằng; Xác minh điều kiện thi hành án dân sự; Tổ chức thi hành án mà thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng; giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo nhu cầu của người dân, kết quả của hoạt động này là hợp đồng, giao dịch công chứng, chứng thực.

Về giá trị pháp lý của văn bản: 

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh. 

Còn Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

Dịch vụ Thừa phát lại lập vi bằng.

Trung tâm vi bằng Việt Nam tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi bạn có thể yên tâm bởi:

  • Đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật chuyên sâu. Giải đáp tất cả các vướng mắc liên quan đến vi bằng, thừa phát lại.
  • Luôn cập nhật nhanh chóng danh bạ thừa phát lại; Hỗ trợ cung cấp dịch vụ lập vi bằng nhanh trên toàn quốc.
  • Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn về pháp lý.
  • Chi phí lập vi bằng rẻ. Khách hàng luôn có sự lựa chọn tối ưu cho công việc của mình.
  • Tư vấn, hỗ trợ giải quyêt các tranh chấp phát sinh có liên quan.

Khi cần thực hiện thủ tục lập vi bằng tận nơi theo yêu cầu; bạn có thể gửi yêu cầu theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)

9 thoughts on “VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI LÀ GÌ?

  1. Pingback: PHÂN BIỆT CÔNG CHỨNG VÀ VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG

  2. Pingback: VI BẰNG LÀ GÌ? - TRUNG TÂM VI BẰNG - 0975 686 065

  3. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI HÀ NỘI - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

  4. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI NGHỆ AN - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

  5. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI THANH HOÁ - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

  6. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI QUẢNG BÌNH - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

  7. Pingback: MUA NHÀ VI BẰNG CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ? - TRUNG TÂM VI BẰNG

  8. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI ĐIỆN BIÊN - TRUNG TÂM VI BẰNG

  9. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI TP ĐÀ NẴNG - TRUNG TÂM VI BẰNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *