THỦ TỤC CÔNG CHỨNG VI BẰNG


“Xin chào! Hiện nay tôi đang có tranh chấp với hộ bên cạnh về hành vi lấn chiếm đất và chờ cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Trong quá trình chờ kết qủa xác minh thì bên tranh chấp tiến hành chặt phá cây; công trình xây dựng của tôi trên thửa đất. Bạn bè khuyên tôi nên lập vi bằng nhưng tôi chưa biết thủ tục này như thế nào? Có giá trị hay không? Xin Trung tâm vi bằng giải đáp giúp tôi”. Đây là dạng câu hỏi được đặt ra nhiều cho Trung tâm vi bằng Việt Nam về thủ tục công chứng vi bằng. Vậy, thủ tục công chứng vi bằng là gì? Thực hiện ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây.

Công chứng vi bằng là gì?

Theo quy định pháp luật hiện hành, vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện; hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật. Công chứng vi bằng chính là việc Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng sự kiện, hành vi theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Với những ưu điểm của vi bằng như thủ tục lập nhanh chóng; có giá trị làm chứng cứ nên dịch vụ này ngày càng được nhiều cá nhân, tổ chức ưu tiên sử dụng. Hãy lên hệ ngay đến Trung tâm vi bằng Việt Nam qua số 0975 686 065 để được hỗ trợ nhanh chóng, chuyên nghiệp

Phân biệt công chứng và vi bằng.

Văn bản công chứng và vi bằng là hai loại giấy tờ có giá trị pháp lý khác nhau. Tuy vi bằng và công chứng đều mang tính tự nguyện; tức là hoạt động này phát sinh từ chủ thể có yêu cầu đến Thừa phát lại và Công chứng viên nhưng vẫn có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:

Tiêu chí

Công chứng Vi bằng

Chủ thể lập

Công chứng viên Thừa phát lại

Nội dung công việc

Công chứng sẽ ghi nhận tính xác thực, chính xác, hợp pháp của các loại giất tờ như hợp đồng; bản dịch; các  giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Công chứng không phải trực tiếp chứng kiến hành vi đó, mà sẽ dựa trên những giấy tờ, văn bản mà các bên cung cấp để thực hiện chức năng của Công chứng viên trừ các trường hợp công chứng ký kết hợp đồng, chứng thực chữ ký.

 

 

Như đã phân tích ở trên Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP

 

 

Giá trị pháp lý

Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.

Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.

Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.

 

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

 

Cơ sở pháp lý

Công chứng được quy định cụ thể trong Luật Công chứng 2014.

 

Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại

Giá trị pháp lý của công chứng vi bằng

Lập vi bằng hay còn gọi là Công chứng vi bằng thực chất là hoạt động lập văn bản do Thừa phát lại lập và được công chứng viên chứng nhận. Công chứng vi bằng là chứng cứ hợp pháp, bởi nó sẽ ghi nhận sự kiện hành vi để làm chứng trong xét xử và được pháp luật công nhận.

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP:

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác;
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Vi bằng chỉ có giá trị bằng chứng, là một chứng cứ công nhận việc có mua bán, giao nhận tiền nhà chứ không phải một thủ tục hành chính để đảm bảo giá trị tài sản.

Vì vậy, vi bằng có giá trị chứng cứ không mang giá trị xác nhận tính hợp pháp của giao dịch.

Thủ tục công chứng vi bằng - Trung tâm vi bằng
Thủ tục công chứng vi bằng – Trung tâm vi bằng

Các giấy tờ cần chuẩn bị để công chứng vi bằng.

Căn cứ điều Điều 39 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định về thủ tục lập vi bằng thì khi lập vi bằng người yêu cầu cần chuẩn bị giấy tờ sau:

  • Phiếu yêu cầu lập vi bằn Phiếu thỏa thuận lập vi bằng trong đó có các nội dung: nội dung cần lập vi bằng, thời gian, địa điểm lập vi băng, chi phí lập vi bằng… đồng thời tiến hành tạm ứng chi phí lập vi bằng;
  • Giấy tờ tùy thân của người yêu cầu lập vi bằng như: CMND/CCCD hoặc hộ chiếu;
  • Các giấy tờ khác liên quan đến nội dung vụ việc của người yêu cầu lập vi bằng.

*Lưu ý: Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Thủ tục công chứng vi bằng chi tiết.

“Xin chào! Tôi đang ở Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh muốn lập vi bằng ghi nhận hành vi giao nhận tiền đặt cọc mua căn hộ tại Quận 4 có được không? Nhờ Trung tâm vi bằng Việt Nam cho tôi biết thủ tục lập vi bằng có phức tạp hay không? Các bước thực hiện như thế nào?”

Chào bạn! Trung tâm vi bằng Việt Nam sẽ giải đáp cho bạn về thủ tục lập vi bằng như sau:

Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng và Thỏa thuận lập vi bằng.

Người muốn lập vi bằng sẽ liên hệ Văn phòng Thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng. Người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại sẽ thống nhất về chi phí thực hiện. Sau đó, khách hàng sẽ ký vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng, bao gồm các nội dung sau:

  • Nội dung cần lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Chi phí lập vi bằng;
  • Các thỏa thuận khác, nếu có.

Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 02 bản; người có yêu cầu lập vi bằng sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản.

Bước 2: Tiến hành lập vi bằng.

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng đảm bảo quy định tại Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP bao gồm như sau:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác. Trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định 08 về Thừa phát lại.

Bước 3: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Sau khi hoàn thành việc lập vi bằng, thừa phát lại phải giao cho người yêu cầu 01 bản chính. Khi giao vi bằng, thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký, quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

*Lưu ý khi làm thủ tục công chứng vi bằng

Thứ nhất, vì vi bằng là văn bản ghi nhận lại hành vi, sự kiện nên người yêu cầu chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp khi lập vi bằng.

Thứ hai, vi bằng có giá trị là bằng chứng ghi nhận sự kiện, hành vi đó xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hành vi đó. Vì vậy, công chứng vi bằng không chứng minh được giá trị pháp lý của của các sự kiện ghi nhận.

Thứ ba, trường hợp bị mất vi bằng thì người yêu cầu có quyền yêu cầu Văn phòng thừa phát lại cấp bản sao vi bằng do Văn phòng Thừa phát lại đang lưu trữ bản chính vi bằng đó thực hiện. Người yêu cầu cấp bản sao vi bằng phải trả chi phí cấp bản sao vi bằng theo mức sau đây: 05 nghìn đồng/trang, từ trang thứ 03 trở lên thì mỗi trang là 03 nghìn đồng

Dịch vụ vi bằng Thừa phát lại trọn gói.

Là đơn vị hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng, dịch vụ lập vi bằng uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Thư ký nghiệp vụ, Thừa phát lại giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tiếp nhận, tư vấn và tiến hành lập vi bằng nhanh chóng, uy tín, chi phí hợp lý theo yêu cầu của khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

LB

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *