NGHỊ ĐỊNH 08 VỀ THỪA PHÁT LẠI


Nghị định 08/2020/NĐ-CP đã thay thế Nghị định 61/2009/NĐ-CP, những thay đổi, điểm mới trong quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại đã khắc phụ những hạn chế, bất cập của văn bản cũ. Sau đây, Trung tâm vi bằng Việt Nam sẽ tóm tắt nội dung và những điểm mới của Nghị định 08 về Thừa phát lại. Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về vấn đề này có thể liên hệ tới Hotline 0975 686 065 (zalo) để được tư vấn cụ thể.

Nội dung của Nghị định 08 về Thừa phát lại.

Nghị định 08/2020/NĐ-CP có nội dung chủ yếu quy định về: Thừa phát lại; tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp và quản lý nhà nước về Thừa phát lại.

Quy định về Thừa phát lại.

Nội dung về Thừa phát lại được quy định tại Chương II Nghị định 8/2020/NĐ-CP về Thừa phát lại. Chương này bao gồm những nội dung về:

  • Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại;
  • Đào tạo, bồi dưỡng nghề Thừa phát lại; công nhận tường đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài;
  • Tập sự hành nghề thừa phát lại;
  • Kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại;
  • Bổ nhiệm Thừa phát lại;
  • Những trường hợp không được bổ nghiệm Thừa phát lại;
  • Tạm đình chỉ hành nghề Thừa phát lại;
  • Miễn nhiệm Thừa phát lại;
  • Bổ nhiệm lại Thừa phát lại;
  • Đăng ký hành nghề và cấp, thu hồi, cấp lại thẻ Thừa phát lại;
  • Quyền và nghĩa vụ của Thừa phát lại.
Nghị định 08 về Thừa phát lại
Nghị định 08 về Thừa phát lại

Quy định về văn phòng Thừa phát lại.

Các quy định về văn phòng Thừa phát lại bao gồm:

  • Văn phòng Thừa phát lại;
  • Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại;
  • Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng Văn phòng Thừa phát lại;
  • Chế độ thông tin, báo cáo;
  • Thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
  • Đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;
  • Thông báo nội dung đăng ký hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;
  • Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại;
  • Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng Thừa phát lại;
  • Chuyển đổi loại hình Văn phòng Thừa phát lại;
  • Hợp nhất, sáp nhập văn phòng Thừa phát lại;
  • Chuyển nhượng Văn phòng Thừa phát lại;
  • Tạm ngừng hoạt động Văn phòng Thừa phát lại;
  • Chấm dứt hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại;
  • Thu hồi Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại;

Quy định về thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại.

Theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP những công việc của Thừa phát lại được làm bao gồm:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
  • Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự; theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Tùy vào từng hoạt động cụ thể khác nhau, thẩm quyền, phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại sẽ có sự khác nhau tương ứng.

Quản lý Nhà nước, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp và kiểm soát hoạt động của Thừa phát lại.

Nội dung Chương V của Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Nội dung cụ thể bao gồm:

  • Trách nhiệm của Chính phủ;
  • Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ;
  • Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh;
  • Xử lý vi phạm;
  • Giải quyết khiếu nại;
  • Giải quyết tố cáo;
  • Giải quyết tranh chấp;
  • Kiểm soát hoạt động của Thừa phát lại.

Điểm mới của Nghị định 08 về Thừa phát lại.

Thứ nhất, về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại.

Thừa phát lại phải đáp ứng được điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi; thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật;
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học; hoặc sau đại học chuyên ngành luật;
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo; hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại;
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức.

Nghị định 08/2020/NĐ-CP đã bổ sung thêm một tiêu chuẩn mới là “Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.”; thêm vào đó là giới hạn độ tuổi bổ nhiệm Thừa phát lại.

Thứ hai, về trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại.

Nghị định 08 quy định các trường hợp người không được bổ nhiệm Thừa phát lại gồm:

  • Người bị mất, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự…theo quy định của Bộ luật Dân sự.
  • Người đã được bổ nhiệm công chứng viên, được cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đấu giá, quản tài viên,…
  • Người đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng…
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; người chưa được xóa án tích do phạm tội vô ý, tội ít nghiêm trọng; người đã bị kết án về tội phạm liên quan đến xâm phạm an ninh quốc gia; tội phạm nghiêm trọng trở lên do cố ý, kể cả trường hợp đã được xóa án tích.
  • Người quy định tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 08/2020/NĐ-CP bị bãi nhiệm, bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, ra khỏi ngành…
  • Người bị xử lý kỷ luật xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư; người bị xử phạt vi phạm hành chính tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt.
  • Người bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng thẻ công chứng viên, thẻ thẩm định viên về giá, chứng chỉ hành nghề đấu giá, chứng chỉ hành nghề quản tài viên mà chưa hết thời hạn 03 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt.
  • Người đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.

Thứ ba, về các việc Thừa phát lại không được làm.

Nghị định 08 quy định rõ Thừa phát lại không được làm các việc như:

  • Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
  • Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
  • Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình. Bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì; anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
  • Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, giá trị pháp lý của Vi bằng.

Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng chỉ là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, về trách nhiệm của Văn phòng Thừa phát lại.

Nghị định 08 quy định bắt buộc Văn phòng Thừa phát lại có trách nhiệm mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình.

Thứ sáu, về điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Nghị định 08 quy định số lượng và điều kiện thành lập Văn phòng Thừa phát lại:

  • Điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
  • Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
  • Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng Thừa phát lại;
  • Không quá 02 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã; không quá 01 Văn phòng Thừa phát lại tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Thứ bảy, về phạm vi hoạt động của Thừa phát lại.

Nghị định 08 quy định Thừa phát lại được lập vi bằng trong phạm vi toàn quốc; ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Th tám, về các việc Thừa phát lại không được thực hiện khi tổ chức thi hành án.

Khi tổ chức thi hành án, Thừa phát lại không được thực hiện các việc như:

  • Áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Điều 66, Điều 71, Điều 72 của Luật Thi hành án dân sự;
  • Sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định tại khoản 9 Điều 20 của Luật Thi hành án dân sự;
  • Xử phạt vi phạm hành chính;
  • Yêu cầu Tòa án xác định, phân chia, xử lý tài sản chung để thi hành án theo quy định tại Điều 74 của Luật Thi hành án dân sự;
  • Yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của Luật Thi hành án dân sự;
  • Các quyền yêu cầu Tòa án xác định người có quyền sở hữu, sử dụng tài sản, giấy tờ tạm giữ; xác định quyền sở hữu, sử dụng tài sản để thi hành án, giải quyết tranh chấp tài sản; yêu cầu hủy giấy tờ, giao dịch liên quan đến tài sản; giải quyết tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 4 Điều 68, khoản 3 Điều 69 và khoản 2 Điều 102 của Luật Thi hành án dân sự

Thứ chín, về chi phí tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.

Văn phòng Thừa phát lại được thỏa thuận về chi phí tống đạt. Tuy nhiên, chi phí thỏa thuận không được vượt quá khung mức phí do Nghị định 08 quy định. Chi phí phát sinh thực tế nhưng không vượt quá chế độ công tác phí áp dụng đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; tiền công theo ngày làm việc của người thực hiện việc tống đạt nhưng không vượt quá mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc tại cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.

Chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án do người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc. Phải niêm yết công khai chi phí lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án; xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu và nguyên tắc tính.

Nghị định 08 quy định việc Thừa phát lại không được làm.

Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về những việc Thừa phát lại không được làm, bao gồm:

  • Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
  • Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
  • Trong khi thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
  • Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về thẩm quyền của Thừa phát lại tại Nghị định 08.

Thẩm quyền tống đạt của Thừa phát lại.

Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau đây:

  • Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự;
  • Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Trước đây, Thừa phát lại thực hiện tống đạt theo yêu cầu của Tòa án, cơ quan Thi hành án dân sự. Nay công việc đó được mở rộng thêm. Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của: Viện kiểm sát nhân dân và Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực Dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Thẩm quyền lập vi bằng của Thừa phát lại.

Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/NĐ-CP về Thừa phát lại, cụ thể:

  • Các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 4 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
  • Các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng.
  • Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; trái đạo đức xã hội.
  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền xác minh điều kiện thi hành án dân sự.

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Thẩm quyền tổ chức thi hành án của Thừa phát lại.

Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với:

  • Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp huyện); bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
  • Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
  • Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Thừa phát lại không tổ chức thi hành phần bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật Thi hành án dân sự.

Dịch vụ pháp luật về lập vi bằng.

Về thẩm quyền.

Thừa phát lại là người có thẩm quyền lập vi bằng. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Về thỏa thuận lập vi bằng.

Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng. Nội dung bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Nội dung vi bằng cần lập;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Chi phí lập vi bằng;
  • Các thỏa thuận khác (nếu có).

Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Về thủ tục lập vi bằng.

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập và chịu trách nhiệm về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có); và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp. Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang; đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng. Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu; được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật . Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Về hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng.

Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt và có nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại, họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng; Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng, nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại;
  • Chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có); người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
  • Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định.

Dịch vụ Lập vi bằng Thừa phát lại.

Dịch vụ lập vi bằng tại Trung tâm vi bằng Việt Nam.

Lập vi bằng là một trong các hoạt động chính của Thừa phát lại. Một số trường hợp trên thực tế nên lập vi bằng như:

  • Xác nhận tình trạng nhà, đất trước khi chuyển nhượng;
  • Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi tiến hành xây dựng;
  • Ghi nhận việc giao tiền;
  • Ghi nhận tài sản riêng của vợ chồng trước khi kết hôn;
  • Ghi nhận các đơn vị truyền thông đưa tin, hình ảnh không đúng sự thật;

Trung tâm vi bằng Việt Nam là một đơn vị tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng, thừa phát lại tại Việt Nam. Trung tâm vi bằng đang hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng trên phạm vi toàn quốc. Mức giá, phí lập vi bằng trọn gói chỉ từ 2.500.000 đồng/ Vi bằng. Chúng tôi cam kết đem lại cho khách hàng dịch vụ với chất lượng tốt nhất xuất bởi:

  • Trung tâm Vi bằng Việt Nam có đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật chuyên sâu;
  • Chúng tôi luôn cập nhật nhanh chóng danh bạ thừa phát lại, văn phòng Thừa phát lại;
  • Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng trên phạm vi toàn quốc;
  • Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn về pháp lý;
  • Chi phí lập vi bằng rẻ;
  • Cung cấp dịch vụ tư vấn, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh có liên quan;

Trình tự, thủ tục lập vi bằng tại Trung tâm vi bằng Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu lập vi bằng sẽ được xử lý theo quy trình như sau:

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn pháp luật vi bằng miễn phí.
  • Bước 2: Kiểm tra, báo phí lập vi bằng.
  • Bước 3: Khách hàng xác nhận sử dụng dịch vụ. Cán bộ phụ trách sắp xếp, báo lịch làm việc.
  • Bước 4: Thừa phát lại thực hiện công việc.
  • Bước 5: Trả kết quả.

Liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng vui lòng liên hệ:

  • Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975 686 065 (zalo)
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Tầng 5, số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16. quận Gò Vấp. Tp. Hồ Chí Minh.
  • Website: https://trungtamvibang.vn/
  • Email: trungtamvibang@gmail.com

Trân trọng./.

NCN.

5/5 - (1 bình chọn)

3 thoughts on “NGHỊ ĐỊNH 08 VỀ THỪA PHÁT LẠI

  1. Pingback: Mua đất vi bằng có an toàn không? Trung tâm vi bằng Việt Nam

  2. Pingback: DANH SÁCH VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TẠI HÀ NỘI

  3. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI NHÀ - Trung tâm vi bằng Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *