Hiện nay, Thừa phát lại là một trong những ngành nghề mới, đặc biệt tại các tỉnh thành lớn ở nước ta thì thuật ngữ Thừa phát lại ngày càng biết đến rộng rãi hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được khái niệm Thừa phát lại là gì? Điều kiện để thành lập văn phòng Thừa phát lại; chức năng, nhiệm vụ, cũng như phạm vi công việc của Thừa phát lại là như thế nào? Hãy cùng Trung tâm vi bằng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây; hoặc liên hệ theo số điện thoại: 0975.686.065 để được tư vấn và hiểu rõ hơn về các vấn đề này.
MỤC LỤC
Văn phòng Thừa phát lại là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại; thì Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc như:
- Thực hiện việc tống đạt các thông báo; giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
- Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân; cơ quan; tổ chức theo quy định của pháp luật;
- Xác minh điều kiện thi hành án dân sự;
- Tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thừa phát lại được quy định như sau:
- Là công dân Việt Nam, không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam, chấp hành tốt Hiến pháp, pháp luật và có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật;
- Có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan; tổ chức sau khi có bằng tốt nghiệp;
- Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo; hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
- Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Có thể thấy, Thừa phát lại là một chức danh được Nhà nước trao cho thẩm quyền khá rộng trong lĩnh vực tư pháp. Để hành nghề Thừa phát lại thì phải có tối thiểu bằng cử nhân luật; kèm theo đó là các điều kiện về thời gian công tác; được đào tạo Thừa phát lại và đậu kỳ thi kiểm tra tập sự hành nghề thì mới được Nhà nước bổ nhiệm.
Như vậy, từ những tính chất công việc; tiêu chuẩn nêu trên, có thể thấy văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của pháp luật.
Điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì người đại diện theo pháp luật là Trưởng Văn phòng. Trưởng Văn phòng phải là Thừa phát lại. Như vậy, điều kiện tiên quyết đầu tiên để thành lập là phải có Thừa phát lại đảm nhiệm chức vụ Trưởng Văn phòng.
Loại hình tổ chức.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP Văn phòng Thừa phát lại được tổ chức dưới 02 loại hình:
- Theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (do 01 Thừa phát lại thành lập).
- Theo loại hình công ty hợp danh (do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập).
Ngoài ra, tên gọi phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng phía sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu phải được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Các căn cứ, tiêu chí thành lập.
Theo khoản 1 Điều 21 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại phải căn cứ vào các tiêu chí sau:
- Điều kiện về kinh tế – xã hội của địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập Văn phòng;
- Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn nơi dụ kiến thành lập;
- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn nơi dự kiến thành lập Văn phòng;
- Đối với đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã thì không quá 02 Văn phòng. Đối với đơn vị hành chính là huyện thì không quá 01 Văn phòng.
Vậy, việc thành lập Văn phòng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Song song với đó, khi tiến hành thành lập Văn phòng cũng cần xem xét các điều kiện kinh tế xã hội; số lượng vụ việc tại khu vực đặt Văn phòng nhiều hay ít; dân cư tập trung như thế nào và nhu cầu của người dân ở địa bàn đó cao hay không.
Trường hợp bạn có thắc về lập vi bằng và các dịch vụ của Thừa phát lại; hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 0975.686.065 của Trung tâm vi bằng để được tư vấn và hỗ trợ.
Chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại.
Theo quy định của pháp luật, hiện nay Thừa phát lại có các chức năng, nhiệm vụ sau:
Tống đạt.
Thừa phát lại sẽ thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu như:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan thi hành án dân sự;
- Tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
Khi thực hiện xong việc tống đạt Thừa phát lại phải thông báo kết quả; hoặc các tài liệu chứng minh việc tống đạt đã hoàn thành cho cơ quan, tổ chức đã yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Lập vi bằng.
Để ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc thì Thừa phát lại được lập vi bằng để ghi nhậ lại các sự kiện, hành vi đó; trừ các trường hợp Thừa phát lại không được phép lập vi bằng theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, chúng ta cần hiểu chính xác rằng vi bằng không thể thay thế được văn bản công chứng; văn bản chứng thực; văn bản hành chính khác. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét; giải quyết các vụ việc hành chính và dân sự. Đồng thời, vi bằng cũng là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan; tổ chức; cá nhân theo quy định của pháp luật.
Xác minh điều kiện thi hành án.
Xác minh điều kiện thi hành án là một trong những công việc của thủ tục thi hành án dân sự, mà Chấp hành viên thực hiện trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, công việc này thì Thừa phát lại cũng có quyền xác minh.
Theo Điều 43 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại được quy định như sau:
-
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự trên địa bán cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
-
Khi thực hiện việc xác minh điều kiện thi hành án, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.
Khi có kết quả xác minh thì người được thi hành án; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền sử dụng kết quả xác minh của Thừa phát lại để yêu cầu thi hành án; hoặc bảo vệ quyền lợi của mình. Cơ quan thi hành án dân sự, Văn phòng Thừa phát lại có thẩm quyền thi hành án căn cứ kết quả xác minh để tổ chức thi hành án.
Tuy nhiên, khi có căn cứ cho rằng kết quả xác minh đó không chính xác; khách quan thì cơ quan thi hành án dân sự; Văn phòng Thừa phát lại có quyền không sử dụng kết quả đó để thi hành án; nhưng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự.
Khi đương sự có yêu cầu, thì Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án đối với các bản án, quyết định sau:
- Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng đặt trụ sở;
- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực của Tòa án cấp huyện;
- Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa đặt trụ sở;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng đặt trụ sở.
Tuy nhiên, khi Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự đã chủ động ra quyết định thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự; thì Thừa phát lại không được tổ chức thi hành phần bản án, quyết định đó.
TRUNG TÂM VI BẰNG VIỆT NAM – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Phạm vi lập vi bằng của Thừa phát lại.
Như đã đề cập ở trên, Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, không phải sự kiện, hành vi nào Thừa phát lại cũng được phép lập.
Những trường hợp không được lập vi bằng có thể kể đến như:
- Không được lập vi bằng liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của Thừa phát lại;
- Không được phép lập vi bằng vi phạm quy định về đảm bảo an ninh, quốc phòng, như: Xâm phạm mục tiêu an ninh, quốc phòng; làm lộ bí mật Nhà nước; vi phạm quy định bảo vệ bí mật, công trình an ninh, quốc phòng, khu vực quân sự;…
- Không được lập vi bằng vi phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; trái đạo đức xã hội.
- Không được lập vi bằng thuộc phạm vi hoạt động của công chứng, chứng thực…
- Không được phép lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai; tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
- Không được lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
- Không được lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ.
- Không được lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
* Vấn đề cần lưu ý:
Hiện này, trong các giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên có thể lập vi bằng (lập vi bằng trong giao dịch nhà đất); nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận hiện trạng hoặc cam kết thỏa thuận của các bên;…chứ không ghi nhận việc mua bán nhà đất. Nhiều trường hợp dùng vi bằng trong mua bán nhà đất; việc thực hiện như vậy không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp. Do vậy, khi thực hiện giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà gắn liền với đất phải tuân thủ theo quy định của pháp luật.
Như vậy, từ các quy định trên có thể thấy pháp luật đã có những quy định để hạn chế việc lập vi bằng của Thừa phát lại. Do đó, khi rơi vào các trường hợp trên thì Thừa pháp lại không được phép lập vi bằng để ghi nhận lại các sự kiện, hành vi xảy ra.
Danh sách một số Văn phòng Thừa phát lại.
Tùy thuộc vào đơn vị hành chính, mật độ dân cư, nhu cầu của người dân mà Văn phòng sẽ có sự phân bố khác nhau. Dưới đây là danh sách một số Văn phòng tại các khu vực ở nước ta.
Khu vực miền Bắc:
Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình
Địa chỉ: 61 Phan Kế Bính, phường Cống Vị, quận Ba Đình, Hà Nội.
Văn phòng Thừa phát lại Thủ Đô
Địa chỉ: 6A Vũ Phạm Hàm, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Văn phòng Thừa phát lại Phúc Yên
Địa chỉ: đường Bạch Đằng, phường Hùng Vương, TP. Phúc Yên, Vĩnh Phúc.
Văn phòng Thừa phát lại Thành Đông
Địa chỉ: 29 Trường Chinh, phường Tân Bình, TP. Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Văn phòng Thừa phát lại Hạ Long
Địa chỉ: 441 Nguyễn Văn Cừ, Hạ Long, Quảng Ninh.
Khu vực miền Trung và Tây Nguyên:
Văn phòng Thừa phát lại Sầm Sơn
Địa chỉ: 14 Nguyễn Bá Ngọc, phường Bắc Sơn, TP. Sầm Sơn, Thanh Hóa.
Văn phòng Thừa phát lại Đồng Hới
Địa chỉ: 83 Phạm Văn Đồng, Nam Sách, Đồng Hới, Quảng Bình.
Văn phòng Thừa phát lại Tuấn Dũng
Địa chỉ: 29/K88 Nguyễn Khoa Chiêm, phường Tây An, TP. Huế, Thừa Thiên Huế.
Văn phòng Thừa phát lại Trọng Tín
Địa chỉ: 114 Phan Đăng Lưu, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
Văn phòng Thừa phát lại Phạm Hoàng
Địa chỉ: 29 Phần Lăng 15, phường Hòa Khê, quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Văn phòng Thừa phát lại Điện Bàn
Địa chỉ: 82 Mẹ Thứ, thị trấn Vĩnh Điện, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam.
Văn phòng Thừa phát lại Quy Nhơn
Địa chỉ: 10 Nguyễn Thị Định, phường Nguyễn Văn Cừ, TP. Quy Nhơn, Bình Định.
Văn phòng Thừa phát lại Bình Thuận
Địa chỉ: 217 Thủ Khoa Huân, KP4, phường Phú Thủy, TP. Phan Thiết, Bình Thuận.
Văn phòng thừa phát lại Phạm Hùng
Địa chỉ: 53 Nguyễn Tất Thành, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, Gia Lai.
Văn phòng Thừa phát lại Kon Tum
Địa chỉ: 328 Đào Duy Từ, phường Thắng Lợi, TP. Kon Tum, Kon Tum.
Văn phòng Thừa phát lại Đắk Nông
Địa chỉ: 66 Quang Trung, phường Nghĩa Tân, Gia Nghĩa, Đắk Nông.
Khu vực miền Nam và Tây Nam Bộ:
Văn phòng Thừa phát lại Thủ Dầu Một
Địa chỉ: 36 Nguyễn Đức Thuận, Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
Văn phòng Thừa phát lại Đồng Tháp
Địa chỉ: 02 Quốc lộ 30, phường Phú Mỹ, Cao Lãnh, Đồng Tháp.
Văn phòng Thừa phát lại Cai Lậy
Địa chỉ: Khu phố Mỹ Thuận, phường Nhị Mỹ, TX. Cai Lậy, Tiền Giang.
Văn phòng Thừa phát lại Trần Hải Quân
Địa chỉ: 202 Lê Lợi, TT. An Châu, Châu Thành, An Giang.
Văn phòng Thừa phát lại Cần Thơ
Địa chỉ: 27 Lô A1, đường số 4, KDC Nam Long, Hưng Thạnh, Cái Răng, Cần Thơ.
Văn phòng Thừa phát lại Vĩnh Long
Địa chỉ: 2/7A Mậu Thân, phường 3, TP. Vĩnh Long, Vĩnh Long.
Văn phòng Thừa phát lại Cà Mau
Địa chỉ: 207 Ngô Gia Tự, phường 5, TP. Cà Mau, Cà Mau.
Trường hợp bạn muốn biết thêm các thông tin liên quan đến Thừa phát lại, lập vi bằng,…; hãy liên hệ ngay đến số điện thoại 0975.686.065 của Trung tâm vi bằng để được tư vấn và hỗ trợ.
Cách liên hệ Văn phòng Thừa phát lại uy tín.
Hiện nay, Trung tâm vi bằng Việt Nam cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Vi bằng và Thừa phát lại như:
- Tư vấn pháp luật, giải đáp mọi vướng mắc phát sinh có liên quan;
- Hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng nhanh trên toàn quốc;
- Tư vấn, giải quyết tranh chấp liên quan đến vi bằng.
- Dịch vụ khác có liên quan: Công chứng, Luật sư, Giám định,…
Với đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật; kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ cho khách hàng giải quyết các yêu cầu pháp lý một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Trung tâm vi bằng Việt Nam – dịch vụ lập vi bằng Thừa phát lại.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
- Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975.686.065
- Văn phòng Hà Nội:Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng:Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh:Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16. quận Gò Vấp. Tp. Hồ Chí Minh.
- Website:https://trungtamvibang.vn/
- Email: trungtamvibang@gmail.com
Trân trọng!
Pingback: LIÊN HỆ VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: MUA NHÀ VI BẰNG CÓ AN TOÀN KHÔNG? - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI HÀ NỘI - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
Pingback: DANH SÁCH VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI TẠI HÀ NỘI
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI SƠN LA - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI QUẢNG TRỊ - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI HÀ GIANG - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI HUẾ - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI CAO BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI TUYÊN QUANG - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI BẮC KẠN - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI QUẢNG NAM - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI QUẢNG NGÃI - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI THÁI NGUYÊN - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI PHÚ THỌ - TRUNG TÂM VI BẰNG