Trong xã hội hiện đại, tài sản được coi là kết quả của quá trình tích lũy, lao động. Khi sử dụng hoặc giao dịch, tài sản có thể phát sinh những hư hỏng từ đó nảy sinh tranh chấp giữa các bên về nghĩa vụ với tài sản đó. Để có thể có cơ sở giải quyết tranh chấp, các bên có thể đến Trung tâm vi bằng để được tư vấn về việc lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản. Nếu có phát sinh tranh chấp như đã nêu ở trên, vi bằng này sẽ được sử dụng làm chứng cứ giải quyết tranh chấp. Bạn đọc nếu cần tư vấn thêm có thể liên hệ tới Hotline 0975 686 065 (Zalo).
MỤC LỤC
Vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản là gì?
Theo quy định hiện hành, tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Trong đó, bất động sản (Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015) bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.
Việc lập vi bằng hiện trạng là sự xác nhận của Thừa phát lại về sự tồn tại của hiện trạng bất động sản, tài sản vật chất ví dụ như: vi bằng kiểm kê tài sản, vi bằng thiệt tài sản, vi bằng tiến độ xây dựng, hoặc có thể là các biểu hiện khác trên bất động sản. Hiện nay, yêu cầu lập vi bằng ghi nhận hiện trạng rất phổ biến, các trường hợp dẫn đến cần thiết phải ghi nhận hiện trạng làm chứng cứ cũng rất đa dạng.
Các trường hợp phổ biến cần yêu cầu lập vi bằng hiện trạng.
Vi bằng là căn cứ đề Tòa án xem xét giải quyết tranh chấp, thay vì đến khi tranh chấp các bên thực hiện các thủ tục tốn kém để khởi kiện thì có thể lập vi bằng. Vi bằng được lập hợp pháp sẽ sẽ được tòa án coi là chứng cứ mà không phải thực hiện bất kỳ thủ tục nào khác. Có thể xét đến một số trường hợp thường lập vi bằng như sau:
- Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà, trước khi cho thuê nhà.
- Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm.
- Xác nhận tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình.
- Xác nhận tình trạng hiện trạng tài sản là bất động sản trước khi ly hôn, thừa kế.
- Xác nhận hiện trạng công trình, sự chậm trễ trong thi công công trình.
- Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu.
- Xác nhận hiện trạng khu vực bị ô nhiễm môi trường.
- Xác nhận hiện trạng công trình bị hư hỏng do thiên tai, do tác động của công trình liền kề,….
Mẫu vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản.
VI BẰNG
Vào hồi … giờ ….. phút, ngày ……. tháng …. năm ….., tại địa chỉ số: ………………..
Chúng tôi gồm:
Ông: TRỊNH VĂN T- Chức vụ: Thừa phát lại
Ông: NGUYỄN T- Chức vụ: Thư ký nghiệp vụ
Với sự tham gia của:
Người yêu cầu lập vi bằng:
CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI Y
Mã số doanh nghiệp: 0…
Đăng ký lần đầu ngày
Địa chỉ trụ sở chính:
Đại diện theo pháp luật: ông Y
Chức danh: Tổng giám đốc.
Người tham gia:
Ông : T
Sinh năm : ..
CCCD số : 0910…00043
Địa chỉ….. , .
Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây:
Ghi nhận hiện trạng của tài sản:…..
Sự việc lập vi bằng diễn biến như sau:
Vào lúc .. giờ…. phút, tại địa chỉ…..,
Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Đồng thời, các bên tham gia nêu trên cam kết việc lập vi bằng không nhằm mục đích chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật và thực hiện giao dịch trái pháp luật.
(Thừa phát lại ghi nhận nối dung dựa vào hiện trạng trên thực tế của tài sản).
Các bên tham gia cam kết đã hiểu rõ và tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của các văn bản giấy tờ liên quan, không yêu cầu Thừa phát lại thanh tra hay xác minh.
Sự kiện lập vi bằng kết thúc lúc ……. giờ …… phút, ngày …….. tháng …….. năm……..
Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.
Vi bằng này được gửi để vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp………… và có giá trị nguồn chứng cứ. Các bên có thể tham khảo thông tin đăng ký vi bằng tại mục “Đăng ký Vi bằng” trên website:……….
Vi bằng được lập thành 03 (ba) bản chính, có giá trị pháp lý như nhau, giao cho người yêu cầu 01 (một) bản, gửi Sở Tư pháp …………….01 (một) bản để vào sổ đăng ký, Văn phòng Thừa phát lại X lưu 01 (một) bản, lập xong (soạn thảo, in ấn, ký tên, đóng dấu) vào lúc …….. giờ …….. phút, ngày ……… tháng ……… năm và đọc lại cho mọi người nghe, nhất trí ký tên.
THƯ KÝ NGHIỆP VỤ THỪA PHÁT LẠI
NGƯỜI THAM GIA NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰN
(Ký, ghi rõ họ và tên) (Ký, ghi rõ họ và tên)
Nội dung của vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản.
Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng quy định tại Điều 40 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP, theo đó vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại;
- Họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
- Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
- Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
- Nội dung yêu cầu lập vi bằng;
- Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng; chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
- Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và những tài liệu chứng minh khác.
Một số lưu ý khi lập vi bằng hiện trạng tài sản.
Theo Điều 36 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020, vi bằng có giá trị pháp lý là nguồn nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Đồng thời là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Vi bằng được xem là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
Thủ tục lập vi bằng.
- Bước 1. Liên hệ với Trung tâm vi bằng để được tư vấn và báo phí.
Khách hàng có thể liên hệ với Trung tâm vi bằng để cung cấp hồ sơ và yêu cầu tư vấn về tình huống của mình. Chúng tôi sẽ xem xét dựa trên hồ sơ có thể tiến hành khảo sát hiện trạng trước khi báo phí nếu cần thiết. Sau đó, dựa trên nội dung hồ sơ, khối lượng công việc và kết quả khảo sát để đưa ra một mức phí phù hợp nhất.
- Bước 2. Tiến hành ghi nhận ghi nhận các nội dung cần thiết.
Sau khi khách hàng và đơn vị lập vi bằng thống nhất chi phí, hai bên sẽ ký thỏa thuận lập vi bằng bao gồm: Nội dung vi bằng; Thời gian, địa điểm lập vi bằng; Chi phí; Thỏa thuận khác (nếu có), sau đó hai bên lên lịch hẹn để tiến hành việc lập vi bằng. Thừa phát lại tiến hành ghi nhận các nội dung được yêu cầu theo lịch đã hẹn.
- Bước 3. Nhận kết quả và thanh lý hồ sơ.
Sau khi ghi nhận hiện trạng theo yêu cầu, Thừa phát lại sẽ tiến hành hoàn thiện vi bằng và thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp. Thông thường, quá trình này sẽ cần 03 ngày làm việc để trả kết quả đến khách hàng. Sau khi hoàn tất các quá trình lập vi bằng theo trình tự, thừa phát lại trao 1 bản chính vi bằng cho khách hàng và thanh lý thỏa thuận.
Phí lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản.
Chi phí lập vi bằng do người yêu cầu lập vi bằng và Trung tâm vi bằng thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc và được ghi nhận trong hợp đồng. Chi phí được niêm yết công khai, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
Trên cơ sở chi phí niêm yết, người yêu cầu và Trung tâm vi bằng có thể thỏa thuận thêm về chi phí thực hiện theo công việc hoặc theo giờ làm việc và các khoản chi phí thực tế phát sinh bao gồm: Chi phí đi lại; phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin; chi phí cho người làm chứng, người tham gia hoặc chi phí khác.
Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản tận nơi.
Vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh đi kèm trong trường hợp cần thiết. Trong , Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Tài liệu này có giá trị chứng cứ, là nguồn của chứng để Tòa án xem xét nếu các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng. Hiện tại, Trung tâm vi bằng bằng tiếp nhận và hỗ trợ giải quyết mọi thắc mắc liên quan đến lĩnh vực lập vi bằng.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
- Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975.686.065
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở/chi nhánh: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nha Trang…;
- Website: https://trungtamvibang.vn/
- Email: trungtamvibang@gmail.com
Trân trọng!
Pingback: MẪU VI BẰNG MUA BÁN ĐẤT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Pingback: PHẠM VI LẬP VI BẰNG CỦA THỪA PHÁT LẠI - Trung tâm vi bằng
Pingback: VI BẰNG CÓ TÁC DỤNG GÌ? - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: LẬP VI BẰNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN LẬP VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: PHÂN BIỆT CÔNG CHỨNG VÀ VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI HÀ NỘI - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
Pingback: Giải quyết tranh chấp vi bằng mua bán nhà đất như thế nào?
Pingback: Lập vi bằng Hợp đồng, giao dịch - Trung tâm vi bằng
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI NHÀ - Trung tâm vi bằng Việt Nam
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI LAI CHÂU - TRUNG TÂM VI BẰNG