THẨM QUYỀN LẬP VI BẰNG MỚI NHẤT


Hiện nay, có nhiều người muốn lập vi bằng để ghi nhận lại các sự kiện, hành vi pháp lý nhằm phục vụ cho việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu được tính chất, giá trị pháp lý của vi bằng hay hiểu rõ được thẩm quyền lập vi bằng, thủ tục lập vi bằng. Qua bài viết sau đây, Trung tâm vi bằng Việt Nam sẽ cung cấp nội dung pháp lý về thẩm quyền lập vi bằng theo quy định mới nhất và các vấn đề khác có liên quan.

Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng.

Vi bằng là gì?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì vi bằng được định nghĩa là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Nói cách khác, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, chính Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng. Điều này đảm bảo việc ghi nhận đủ tính trung thực, khách quan. Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết.

Thẩm quyền lập vi bằng theo quy định mới nhất
Thẩm quyền lập vi bằng theo quy định mới nhất

Giá trị pháp lý của vi bằng.

Hiện nay, pháp luật không quy định bất kỳ trường hợp nào bắt buộc phải lập vi bằng. Tuy nhiên, Điều 36 Nghị định 08 vể Thừa phát lại khẳng định vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự, hành chính. Ngoài ra, vi bằng còn là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật. Thực tế hiện nay có nhiều giao dịch dân sự viết tay mà không công chứng, chứng thực. Do đó, vi bằng được ưu tiên nhằm đảm bảo hiệu lực giao dịch theo quy định pháp luật.

Tuy nhiên, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, chứng thực. Vi bằng không thay thế văn bản hành chính khác.

Ai có thẩm quyền lập vi bằng?

Tình huống về thẩm quyền lập vi bằng.

Tôi có căn nhà cần bán, có người đã liên hệ với tôi để đặt cọc. Tuy nhiên do giấy tờ nhà đất đang trong ngân hàng nên tôi cần tiền đặt cọc trước để trả cho ngân hàng rồi rút sổ ra thực hiện việc mua bán. Do bên mua muốn chắc chắn về việc này nên họ muốn có bên khác chứng kiến việc tôi nhận cọc đất.

Vì vậy tôi muốn lập vi bằng nhưng không biết ai có thẩm quyền lập? cũng không biết lập vi bằng ở đâu? Không biết tôi có thể lập vi bằng tại nhà được không? Tôi mong được giải đáp vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn về thẩm quyền lập vi bằng.

Chào bạn! Với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, định nghĩa “Thừa phát lại” được nêu như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

…”

Như vậy, chủ thể có thẩm quyền lập vi bằng là Thừa phát lại. Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe, được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc như:

  • Tống đạt giấy tờ, tài liệu;
  • Lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi;
  • Xác minh điều kiện thi hành án dân sự;
  • Tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.

Người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau thì được nộp hồ sơ đăng ký bổ nhiệm Thừa phát lại.

  • Thứ nhất, là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam. Chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật. Có phẩm chất đạo đức tốt và có độ tuổi không quá 65 tuổi.
  • Thứ hai, có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Thứ ba, có thời gian công tác pháp luật tối thiểu 03 năm tại các cơ quan, tổ chức.
  • Thứ tư, đã tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo. Hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
  • Thứ năm, có kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại đạt yêu cầu.

Tham khảo thêm bài viết: Dịch vụ lập vi bằng tận nơi, lập vi bằng tại nhà

Phạm vi lập vi bằng Thừa phát lại theo quy định hiện hành.

Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại có thẩm quyền lập vi bằng. Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập vi bằng. Mục đích của việc lập vi bằng là để ghi nhận các sự kiện và hành vi có thật theo yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức một cách khách quan, trung thực. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, Điều 37 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp không được lập vi bằng bao gồm:

  • Những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân Thừa phát lại và những người thân thích của Thừa phát lại;
  • Vi phạm các quy định về bảo đảm quốc phòng, an ninh;
  • Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật của cá nhân hay bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015;
  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong giao dịch, hợp đồng mà pháp luật quy định giao dịch, hợp đồng đó phải công chứng, chứng thực;
  • Xác nhận tính hợp pháp, tính chính xác, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính;
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi chuyển quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Ghi nhận sự kiện và hành vi không do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến;…

Các trường hợp nên lập vi bằng Thừa phát lại.

Các trường hợp nên lập vi bằng Thừa phát lại rất đa dạng, bao gồm:

  • Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất.
  • Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị cưỡng chế thi hành án.
  • Ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi Ngân hàng thu giữ tài sản để xử lý nợ.
  • Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.
  • Vi bằng ghi nhận phiên họp Đại hội cổ đông, Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban giám đốc công ty.
  • Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc.
  • Lập vi bằng ghi nhận việc gửi giữ tài sản.
  • Lập vi bằng ghi nhận website, thông tin hình ảnh trên mạng internet.

Thủ tục lập vi bằng có phức tạp không?

Thủ tục lập vi bằng được quy định tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Trên thực tế, để lập vi bằng khách hàng thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Cung cấp yêu cầu lập vi bằng cho Thừa phát lại.

Khách hàng sẽ liên hệ văn phòng Thừa phát lại và được trao đổi cụ thể với thư ký nghiệp vụ tại văn phòng. Bên phía văn phòng sẽ yêu cầu quý khách hàng điền thông tin vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Với nội dung ở trong phiếu lập vi bằng, thư ký nghiệp vụ có trách nhiệm kiểm tra tính hợp pháp của chúng. Sau đó, thư ký trình thừa phát lại quyết định.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng.

Khách hàng có yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại tiến hành ký vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng đồng thời tiến hành tạm ứng chi phí lập vi bằng. Trong phiếu thoả thuận đó phải đảm bảo các nội dung:

Ngoài ra, phiếu lập vi bằng sẽ được thành lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Bước 3: Lập vi bằng.

  • Vi bằng được lập tại nơi như lúc thỏa thuận. Như vậy, vi bằng sẽ được lập tại văn phòng Thừa phát lại hoặc tại nơi khách hàng yêu cầu. Trong một số trường hợp, trong thời gian lập vi bằng bên thừa phát lại có quyền mời người làm chứng, chứng kiến việc lập vi bằng.
  • Thừa phát lại sẽ mô tả cụ thể sự kiện, hành vi cần ghi nhận. Bên cạnh đó, Thừa phát lại cũng tiến hành đo đạc, chụp ảnh, quay phim… trung thực, khách quan trong vi bằng.
  • Trước khi ký vào vi bằng, Thừa phát lại tự mình kiểm tra lại giấy tờ tùy thân của khách hàng, người bị lập vi bằng, người làm chứng… Sau đó, Thừa phát lại yêu cầu những người tham gia, chứng kiến, người có hành vi bị lập vi bằng ký tên vào vi bằng.
  • Vi bằng được đóng số theo thứ tự thời gian, ghi vào sổ theo dõi vi bằng và được lập thành 03 bản chính.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

  • Trước khi giao vi bằng, thư ký nghiệp vụ đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
  • Bên thừa phát lại giao lại cho khách hàng một bản chính của vi bằng.
  • Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng Thừa phát lại.

Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký nếu phát hiện thấy việc làm vi bằng không đúng thẩm quyền, không thuộc phạm vi lập theo quy định tại Điều 25 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Ngoài ra, Sở Tư pháp cũng có quyền từ chối đăng ký nếu vi bằng không được gửi đúng thời hạn để đăng ký theo quy định tại khoản 4 Điều 26 của Nghị định này.

Việc từ chối phải được thông báo ngay bằng văn bản cho Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu lập vi bằng. Trong văn bản cần nêu rõ lý do từ chối đăng ký.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Cách tính phí lập vi bằng của Thừa phát lại.

Hiện nay, chi phí lập vi bằng vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể rõ ràng. Điều 64 Nghị định 08/2020/NĐ-CP chỉ quy định khái quát về vấn đề này. Theo đó, chi phí lập vi bằng được thỏa thuận theo công việc thực hiện hoặc theo giờ làm việc.

Như vậy, chi phí lập vi bằng sẽ phụ thuộc vào sự thỏa thuận của các bên. Tuy nhiên, Văn phòng Thừa phát lại phải có quy định và niêm yết công khai chi phí này. Điều này đảm bảo khách quan, minh bạch về chi phí, tránh phát sinh tranh chấp về sau. Bên cạnh đó, cũng cần xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu và nguyên tắc tính. Tuy nhiên, để đưa ra được mức chi phí lập vi bằng hợp lý, các Văn phòng Thừa phát lại cũng cần căn cứ trên những cơ sở theo quy định của pháp luật. Cụ thể như sau:

Nội dung công việc của người yêu cầu lập vi bằng.

Chi phí lập vi bằng có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức niêm yết. Điều này phụ thuộc vào tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ việc cần lập. Thời gian, công sức Thừa phát lại bỏ ra để hoàn thiện một vi bằng có độ dài 10 trang sẽ khác với những vi bằng hàng trăm trang. Vi bằng có độ dài hàng trăm trang chi phí sẽ cao hơn vi bằng dài 10 trang. Mức chi phí mà văn phòng niêm yết chỉ là mức giá ước tính chung. Do đó, không thể áp đặt mức niêm yết cho tất cả các vụ việc. Nhất là khi có trường hợp phát sinh nằm ngoài dự liệu.

Mặt khác, một số loại vi bằng đặc thù (hoặc theo sự yêu cầu của khách hàng) cần sử dụng các biện pháp nghiệp vụ riêng như ghi hình, đo đạc… Trong trường hợp đó, việc lập vi bằng cần công cụ hỗ trợ cũng làm tăng chi phí lập vi bằng so với các vụ việc thông thường.

Giờ làm việc của văn phòng Thừa phát lại.

Hầu hết giờ làm việc của các văn phòng đều theo giờ làm việc hành chính của cơ quan nhà nước. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp khách hàng vì lý do cá nhân. Do đó khách hàng muốn lập vi bằng ngoài giờ hành chính hoặc vào ngày lễ, ngày nghỉ. Vì vậy, tùy thuộc quy định của từng văn phòng cũng như yêu cầu của khách hàng mà giờ làm việc sẽ có sự thay đổi. Từ đó, chi phí lập vi bằng sẽ tăng thêm.

Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại có thể thỏa thuận thêm về các loại chi phí sau:

  • Chi phí đi lại;
  • Phí dịch vụ cho các cơ quan cung cấp thông tin;
  • Chi phí cho người làm chứng, người tham gia;
  • Chi phí khác (nếu có).

Liên hệ Văn phòng Thừa phát lại uy tín.

Bạn đang có nhu cầu lập vi bằng với chi phí hợp lý, tiết kiệm nhất? Không biết ai có thẩm quyền lập vi bằng? Trung tâm vi bằng Việt Nam sẽ là sự lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Chúng tôi luôn lắng nghe, hỗ trợ, cung cấp dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng. Trung tâm chịu trách nhiệm tư vấn pháp lý và rủi ro cho khách hàng có nhu cầu. Trung tâm vi bằng Việt Nam hứa hẹn là đối tác đáng tin cậy của mọi khách hàng.

Để sử dụng dịch vụ lập vi bằng hoặc cần được tư vấn, giải đáp thêm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lập vi bằng, khách hàng của thể liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam thông qua số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) hoặc địa chỉ email: trungtamvibang@gmail.com để được hỗ trợ trực tiếp.

 Trân trọng!

Đánh giá bài viết

5 thoughts on “THẨM QUYỀN LẬP VI BẰNG MỚI NHẤT

  1. Pingback: CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN LẬP VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG

  2. Pingback: PHẠM VI LẬP VI BẰNG CỦA THỪA PHÁT LẠI - Trung tâm vi bằng

  3. Pingback: MUA NHÀ VI BẰNG CÓ LÀM HỘ KHẨU ĐƯỢC KHÔNG? -

  4. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI NHÀ - Trung tâm vi bằng Việt Nam

  5. Pingback: VI BẰNG LÀ GÌ? - TRUNG TÂM VI BẰNG - 0975 686 065

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *