Chế định Thừa phát lại xuất hiện từ khá sớm ở nước ta. Tuy nhiên, hiện nay việc biết đến Thừa phát lại vẫn còn bị hạn chế; đặc biệt là ở các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa. Vậy, Thừa phát lại là ai? Thừa phát lại làm những công việc gì? Học gì để được làm Thừa phát lại?… Hãy cùng Trung tâm vi bằng tìm hiểu qua bài viết “Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại theo quy định mới?” dưới đây để được nắm rõ hơn. Hoặc nếu có thắc mắc, bạn đọc hãy liên hệ theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
MỤC LỤC
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ; Nghị định quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại, thì Thừa phát lại được hiểu như sau:
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;
Vậy, từ quy định trên có thể thấy Thừa phát lại là một cá nhân. Tuy nhiên, cá nhân này phải đáp ứng đủ điều kiện; đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật; và được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật như: tống đạt; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án; và tổ chức thi hành án.
Hiện nay, pháp luật đã có những quy định khá chặt chẽ về nội dung công việc của Thừa phát lại. Theo đó, Thừa phát lại được phép thực hiện các công việc như:
Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng, Thừa phát lại. Hoặc cần hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trọn gói với chi phí thấp trên phạm vi toàn quốc. Hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại được quy định cụ thể như sau:
Như vậy, quy định mới này có đề cập đến độ tuổi để hành nghề; cụ thể không quá 65 tuổi. Đồng thời, về thâm niên công tác cũng có sự điều chỉnh là có thời gian công tác trong lĩnh vực pháp luật từ 03 năm trở lên (theo quy định cũ tại Nghị định 61/2009 là trên 05 năm).
DỊCH VỤ THỪA PHÁT LẠI – TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Khi một cá nhân đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn chung như:
Thì cá nhân muốn hành nghề Thừa phát lại sẽ phải tham gia khóa học đào tạo nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp trực thuộc Bộ Tư pháp. Theo đó, thời gian đào tạo nghề Thừa phát lại là 06 tháng. Sau khi kết thúc, người hoàn thành khóa đào tạo sẽ được cấp Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo nghề Thừa phát lại.
Theo quy định thì các đối tượng sau được miễn đào tạo nghề Thừa phát lại:
Tuy nhiên, những cá nhân nêu trên phải tham gia khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại tại Học viện Tư pháp. Sau khi kết thúc, người hoàn thành khóa bồi dưỡng sẽ được cấp Giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại. Thời gian tham gia khóa bồi dưỡng nghề là 03 tháng.
Ngoài việc đào tạo và miễn đào tạo nêu trên; nếu cá nhân được học tập tại nước ngoài về lĩnh vực này thì có thể yêu cầu công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài, theo Điều 4 Thông tư 05/2020/-BTP. Cụ thể trong các trường hợp sau:
Nếu bạn có thắc mắc các quy định về Thừa phát lại; các công việc của Thừa phát lại;… Hãy liên hệ ngay với Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.
Sau khi có được Chứng chỉ tốt nghiệp đào tạo; hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề; hoặc quyết định công nhận tương đương đào tạo nghề Thừa phát lại ở nước ngoài thì người đó phải đăng ký tập sự tại một văn phòng Thừa phát lại. Hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề Thừa phát lại được nộp đến Sở Tư pháp nơi văn phòng Thừa phát lại nhận tập sự đặt trụ sở.
Thời gian tập sự là 06 tháng đối với người được đào tạo nghề Thừa phát lại; 03 tháng đối với người được bồi dưỡng nghề Thừa phát lại; kể từ ngày Sở Tư pháp ra văn bản thông báo về việc đăng ký tập sự.
Khi kết thúc, người hoàn thành tập sự nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự; và Sở Tư pháp sẽ đề nghị Bộ Tư pháp cho tham dự kỳ kiểm tra. Khi đạt yêu cầu kỳ kiểm tra thì sẽ được Cục trưởng Cục Bổ trợ tư pháp cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại.
DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG – TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Người có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định sẽ tiến hành nộp một bộ hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đăng ký tập sự. Khi hồ sơ hợp lệ, đầy đủ Sở Tư pháp sẽ có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại, kèm theo hồ sơ đề nghị bổ nhiệm. Trong thời hạn quy định, Bộ trưởng Bộ Tư pháp sẽ xem xét, quyết định bổ nhiệm Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 05/2021/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 223/2016/TT-BTC ngày 10 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại; phí thẩm định điều kiện thành lập, hoạt động.
Theo đó phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề Thừa phát lại đối với trường hợp tham dự kiểm tra kết quả tập sự là 2.700.000đ/ hồ sơ. Mức phí nộp khi bổ nhiệm thừa phát lại là 800.000đ/ hồ sơ, bổ nhiệm lại là 500.000đ/ hồ sơ. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06/03/2021./.
Hiện nay, Trung tâm vi bằng Việt Nam cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Vi bằng và Thừa phát lại như:
Với đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ cho khách hàng giải quyết các yêu cầu pháp lý một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Trung tâm vi bằng Việt Nam là đơn vị tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng, thừa phát lại. Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trọn gói với chi phí thấp trên phạm vi toàn quốc. Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến vi bằng và thừa phát lại. Trung tâm có văn phòng làm việc phụ trách từng khu vực cụ thể như sau:
Tại các tỉnh thành trên toàn quốc Trung tâm tư vấn pháp luật Vi bằng xây dựng Danh bạ Thừa phát lại, Văn phòng thừa phát lại để có thể hỗ trợ cho khách hàng có nhu cầu Lập vi bằng một cách tốt nhất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về chủ đề: “Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại theo quy định mới”. Khách hàng có vướng mắc về lĩnh vực này hoặc cần hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại: 0975.686.065 (Zalo).
Trân trọng!
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…