Thừa phát lại

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỪA PHÁT LẠI TỐNG ĐẠT HỒ SƠ, GIẤY TỜ?

Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã được pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên, phần lớn mọi người chỉ biết đến chức năng lập vi bằng của Thừa phát lại mà không biết đến các chức năng khác như tống đạt, xác minh điều kiện, tổ chức thi hành án. Để tìm hiểu rõ hơn về chức năng tống đạt hồ sơ, giấy tờ của Thừa phát lại; Bạn đọc hãy cùng Trung tâm vi bằng tìm hiểu qua bài viết “Quy định về việc Thừa phát lại tống đạt hồ sơ, giấy tờ” dưới đây để được nắm rõ hơn. Hoặc liên hệ theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Thừa phát lại là ai?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định 08/2020 thì:

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan;

Như vậy, từ quy định trên có thể thấy Thừa phát lại là một cá nhân, tuy nhiên cá nhân này phải đủ điều kiện, đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật và được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật như: tống đạt; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án; và tổ chức thi hành án.

Trường hợp bạn đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan đến Thừa phát lại; hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Phạm vi công việc mà Thừa phát lại được làm.

Đối với các công việc Thừa phát lại được làm thì hiện nay pháp luật đã có những quy định khá chặt chẽ. Theo đó, Thừa phát lại được phép làm các việc như:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định của pháp luật;
  • Lập vi bằng theo quy định pháp luật;
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án.

Bên cạnh đó, ngoài các công việc trên thì Thừa phát lại không được phép làm các việc sau:

  • Tiết lộ thông tin việc thực hiện công việc của mình, (trừ trường hợp pháp luật quy định khác).
  • Sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền; lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
  • Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
  • Đã hành nghề Thừa phát lại thì không được phép kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
  • Những việc liên quan đến quyền; lợi ích của bản thân và những người thân thích của Thừa phát lại, bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; ông bà nội, ông bà ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì; và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì thì Thừa phát lại không được phép nhận làm trong khi thực thi nhiệm vụ.
  • Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.

Nếu bạn cần tư vấn chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng; thừa phát lại. Cần hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trọn gói với chi phí thấp trên phạm vi toàn quốc. Hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

XEM THÊM: TIÊU CHUẨN BỔ NHIỆM THỪA PHÁT LẠI THEO QUY ĐỊNH MỚI

Quy định về việc Thừa phát lại tống đạt giấy tờ

Tống đạt là gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 của Nghị định 08/2020 thì:

Tống đạt là việc thông báo, giao nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan

Như vậy, có thể hiểu tống đạt là việc thông báo; giao nhận các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, các văn bản tố tụng cho đương sự; những người tham gia tố tụng khác; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Tuy nhiên, việc tống đạt này không chỉ đơn thuần là việc đi đến các cá nhân, tổ chức để giao nhận hay thông báo; mà khi thực hiện việc tống đạt Thừa phát lại phải lập các biên bản; tuân thủ theo đúng pháp luật để việc tống đạt được hợp lệ. Bởi các biên bản tống đạt này sẽ được lưu trữ trong hồ sơ của cơ quan yêu cầu việc tống đạt. Hoặc có thể xem các biên bản tống đạt này là một phần của hồ sơ; tạo điều kiện cho việc giải quyết các bước tiếp theo của vụ việc.

Thẩm quyền và phạm vi tống đạt giấy tờ của Thừa phát lại.

Phạm vi tống đạt.

Theo quy định của pháp luật thì Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau:

– Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án; Viện kiểm sát nhân dân (trong việc giải quyết các vụ việc dân sự; vụ án hành chính; việc dân sự trong vụ án hình sự và khiếu nại, tố cáo), của cơ quan thi hành án dân sự như:

  • Thông báo, giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời trong tố tụng dân sự;
  • Bản án, quyết định của Tòa án;
  • Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát;
  • Quyết định về thi hành án; giấy báo, giấy triệu tập; thông báo của cơ quan thi hành án dân sự;
  • Các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu khác theo đề nghị của Tòa án; Viện kiểm sát; cơ quan thi hành án dân sự.

– Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Thẩm quyền tống đạt.

Theo quy định hiện nay thì Thừa phát lại sẽ thực hiện chức năng tống đạt. Ngoài ra, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao cho thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt này; (Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải đích thân Thừa phát lại thực hiện). Dù Thừa phát lại hay thư ký nghiệp vụ thực hiện tống đạt thì cũng phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định; đúng trình tự thủ tục để đảm bảo việc tống đạt được hợp lệ.

DỊCH VỤ THỪA PHÁT LẠITRUNG TÂM VI BẰNG0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)

Thủ tục thừa phát lại thực hiện tống đạt giấy tờ

Theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 08/2020 thì các giấy tờ; hồ sơ; tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát sẽ được tống đạt theo pháp luật tố tụng; còn của cơ quan thi hành án dân sự sẽ được tống đạt theo pháp luật thi hành án dân sự.

Thủ tục cấp, tống đạt giấy tờ của Thừa phát lại theo pháp luật tố tụng.

Sau khi nhận yêu cầu và các văn bản cần tống đạt, Thừa phát lại sẽ tiến hành các bước sau để thực hiện nhiệm vụ tống đạt:

Bước 01: Xác định đối tượng và địa chỉ cần tống đạt.

Giấy tờ, hồ sơ, tài liệu được cấp, tống đạt, thông báo đến địa chỉ mà các đương sự đã gửi, theo phương thức đương sự yêu cầu; hoặc tới địa chỉ mà các đương sự đã thỏa thuận và đề nghị liên hệ theo địa chỉ đó.

Bước 02: Tiến hành tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu cho đương sự.

  • Nếu người được cấp, tống đạt là cá nhân thì phải giao trực tiếp đến họ; và phải ký nhận vào biên bản theo quy định của pháp luật.
  • Nếu người được cấp, tống đạt là cơ quan, tổ chức thì phải giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật; hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của nơi đó. Hoặc trường hợp có người đại diện tham gia tố tụng/ cử người đại diện nhận thì cấp, tống đạt cho những người đó và phải ký nhận vào biên bản theo quy định.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào đương sự cũng cung cấp đúng địa chỉ; hợp tác nhận và ký nhận văn bản tố tụng. Do đó pháp luật cũng có quy định trường hợp đương sự từ chối nhận văn bản; vắng mặt; hay không đúng địa chỉ thì sẽ xử lý như sau:
  • Trường hợp chuyển đến nơi cư trú mới và đã có thông báo về việc thay đổi này; thì Thừa phát lại phải cấp, tống đạt theo địa chỉ mới đó. Đương sự ký nhận hoặc điểm chỉ vào biên bản tống đạt theo quy định pháp luật.
  • Trường hợp thay đổi địa chỉ nhưng không thông báo về việc thay đổi địa chỉ thì sẽ thực hiện thủ tục niêm yết công khai (niêm yết trong vòng 15 ngày); hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng (3 lần trong 3 ngày liên tiếp).
  • Trường hợp từ chối nhận giấy tờ, hồ sơ, tài liệu thì Thừa phát lại phải lập biên bản; trong đó có nêu rõ lý do và có xác nhận của đại diện tổ trưởng tổ dân phố; hoặc công an xã, phường, thị trấn.
  • Trường hợp vắng mặt thì Thừa phát lại phải lập biên bản; và giao cho người thân thích có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ. Hoặc có thể giao cho tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc để giao lại; đồng thời những người nhận thay này cũng phải ký nhận hoặc điểm chỉ cam kết giao lại tận tay cho người cần được tống đạt.
  • Trường hợp vắng mặt mà không xác định được thời điểm trở về; hoặc không rõ nơi cư trú mới thì Thừa phát lại phải lập biên bản về việc không thực hiện được việc cấp, tống đạt, thông báo có xác nhận của tổ trưởng tổ dân phố hoặc công an cấp xã; đồng thời thực hiện thủ tục niêm yết công khai.

Bước 03: Thông báo kết quả tống đạt.

Khi thực hiện xong việc tống đạt Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt hoặc các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho Tòa án; Viện kiểm sát nhân dân; cơ quan, tổ chức khác đã yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc; kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ tống đạt được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Thủ tục cấp, tống đạt giấy tờ của Thừa phát lại theo pháp luật thi hành án dân sự.

Bước 01: Xác định đối tượng cần được thông báo về thi hành án.

Quyết định về thi hành án; giấy báo; giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự; người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền; nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.

Bước 02: Thời hạn thực hiện thông báo.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản phải thực hiện việc thông báo. Trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành thì phải thực hiện ngay việc thông báo.

Bước 03: Hình thức thông báo.

Văn bản thông báo cho cá nhân phải được giao trực tiếp và yêu cầu người đó ký nhận hoặc điểm chỉ.

Trường hợp vắng mặt thì sẽ giao cho người thân thích đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với người đó. Trường hợp không có người thân thích đủ năng lực hành vi dân sự; hoặc có nhưng từ chối nhận; hoặc không xác định rõ thời điểm người nhận thông báo trở về thì phải lập biên bản có chữ ký của người chứng kiến; và thực hiện thủ tục niêm yết công khai.

Đối với cơ quan, tổ chức thì phải được giao trực tiếp cho người đại diện theo pháp luật; hoặc người chịu trách nhiệm nhận văn bản của cơ quan, tổ chức đó và phải được những người này ký nhận. Trường hợp có người đại diện tham gia việc thi hành án; hoặc cử người đại diện nhận văn bản thông báo thì những người này ký nhận văn bản thông báo. Ngày ký nhận là ngày được thông báo hợp lệ.

Ngoài việc thông báo trực tiếp thì người thực hiện thông báo có thể niêm yết công khai; hoặc thông báo trên phương tiện thông tin đạt chúng để thực hiện việc thông báo này.

Bước 04: Thông báo kết quả tống đạt.

Khi thực hiện xong việc tống đạt Thừa phát lại phải thông báo kết quả tống đạt hoặc các tài liệu chứng minh việc tống đạt hoàn thành cho cơ quan thi hành án dân sự; cơ quan, tổ chức khác đã yêu cầu trong thời hạn 02 ngày làm việc; kể từ ngày thực hiện xong việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Kết quả tống đạt phải được ghi vào sổ tống đạt được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

Ngoài việc tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án; Viện kiểm sát; cơ quan thi hành án dân sư; Thừa phát lại còn được phép tống đạt giấy tờ liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Và số lượng văn phòng thực hiện công việc này rất hạn chế, bởi chỉ có một hoặc một số văn phòng Thừa phát lại do Bộ Tư pháp lựa chọn mới được phép thực hiện.

DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG THỪA PHÁT LẠITRUNG TÂM VI BẰNG0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)

Dịch vụ cung cấp.

Hiện nay, Trung tâm vi bằng Việt Nam cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Vi bằng và Thừa phát lại như:

  • Tư vấn pháp luật, giải đáp mọi vướng mắc phát sinh có liên quan;
  • Hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng nhanh trên toàn quốc;
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp liên quan đến vi bằng.
  • Chi phí lập vi bằng rẻ. Khách hàng luôn có sự lựa chọn tối ưu cho công việc của mình.
  • Tư vấn các lĩnh vực liên quan đến việc lập vi bằng như: Hình sự; Dân sự; Đất đai; Hôn nhân gia đình; Kinh doanh thương mại;…
  • Tư vấn chuyên sâu về vi bằng: Trình tự tục lập vi bằng; Giá trị pháp lý của từng loại vi bằng.
  • Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến vi bằng.
  • Cử Luật sư, chuyên gia pháp lý trực tiếp tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến vi bằng, thừa phát lại.
  • Dịch vụ khác có liên quan: Công chứng, Luật sư, Giám định,…

Với đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ cho khách hàng giải quyết các yêu cầu pháp lý một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.

Trung tâm vi bằng Việt Nam.

Trung tâm vi bằng Việt Nam là đơn vị tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng, thừa phát lại. Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, trọn gói với chi phí thấp trên phạm vi toàn quốc. Tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến vi bằng và thừa phát lại. Trung tâm có văn phòng làm việc phụ trách từng khu vực cụ thể như sau:

  • Văn phòng Hà Nội – phụ trách khu vực Miền Bắc.
  • Văn phòng Hà Tĩnh – phụ trách khu vực các tỉnh: Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình.
  • Văn phòng Đà Nẵng – phụ trách khu vực các tỉnh: Quảng Trị; Thừa Thiên Huế; Quảng Nam; Đà Nẵng, Quảng Ngãi
  • Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh – phụ trách khu vực phía Nam và Tây Nguyên.
  • Tổng đài hổ trợ: 0975.686.065 (Zalo)
  • Website: https://trungtamvibang.vn/
  • Email: trungtamvibang@gmail.com

Tại các tỉnh thành trên toàn quốc Trung tâm tư vấn pháp luật Vi bằng xây dựng Danh bạ Thừa phát lại, Văn phòng thừa phát lại để có thể hỗ trợ cho khách hàng có nhu cầu Lập vi bằng một cách tốt nhất.

Trên đây là bài viết của chúng tôi về chủ đề: “Quy định về việc Thừa phát lại tống đạt hồ sơ, giấy tờ”. Khách hàng có vướng mắc về lĩnh vực này hoặc cần hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng có thể liên hệ trực tiếp đến số 0975.686.065 (Zalo).

Trân trọng!

Đánh giá bài viết
Trung Tâm Vi Bằng

Recent Posts

PHÂN BIỆT VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÀ VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…

1 năm ago

XỬ PHẠT VI PHẠM KHI LẬP VI BẰNG

Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…

1 năm ago

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI

Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…

1 năm ago

LẬP VI BẰNG GHI NHẬN VIỆC HỨA THƯỞNG

Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…

1 năm ago

KHI NÀO ĐƯỢC CẤP BẢN SAO VI BẰNG?

Hiện nay, nhiều người lựa chọn cách thức lập vi bằng như là văn bản…

1 năm ago

VI BẰNG DI CHÚC CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ KHÔNG?

Tình cảm gia đình là thứ quý giá nhất. Tuy nhiên, có lẽ vì đang…

1 năm ago