CHỨC NĂNG CỦA THỪA PHÁT LẠI THEO QUY ĐỊNH HIỆN NAY


Chế định về Thừa phát lại ra đời như một “công cụ” để người dân chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa nhìn nhận đúng để sử dụng hiệu quả chức năng này. Nhiều người dân chưa hiểu thế nào là Thừa phát lại và chức năng của thừa phát lại là gì? Trung tâm vi bằng sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. Trường hợp bạn đọc còn thắc mắc xin hãy liên hệ  theo số liên hệ 0975.686.065 (zalo) để được giải đáp và hỗ trợ.

Thừa phát lại là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.

Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Từ khái niệm trên, Thừa phát lại được hiểu như sau:

  • Thứ nhất: Là người đã đáp ứng đủ các tiêu chuẩn do pháp luật quy định. Tiêu chuẩn này được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP; Và được Nhà nước bổ nhiệm chức danh Thừa phát lại.
  • Thứ hai: Sau khi được bổ nhiệm chức danh Thừa pháp lại được phép thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật. Cụ thể bao gồm 4 nhóm việc: Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu theo quy định; Lập vi bằng theo yêu cu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự

Chức năng của Thừa phát lại theo quy định hiện nay.

Thông thường khi làm việc với Thừa phát lại; người dân chỉ lập vi bằng ghi nhận hành vi, sự kiện, để làm bằng chứng trước cơ quan có thẩm quyền khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế ngoài chức năng lập vi bằng Thừa phát lại còn được thực hiện các công việc sau:

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020, các công việc thừa phát lại được thực hiện như sau:

Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu 

Chức năng này được quy định cụ thể tại Mục 1 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc tống đạt của Thừa phát lại có một số đặc điểm cơ bản sau:

Phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; các quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác.

Thực hiện việc tống đạt

+ Thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng;

+ Thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

Khi thực hiện việc tống đạt, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Theo quy định; vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật; do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; theo quy định của Nghị định này. Văn bản này sẽ có giá trị làm chứng cứ trước Tòa; nếu các quan có phát sinh bất cứ tranh chấp nào liên quan đến sự kiện, hành vi đã được lập vi bằng đó.

Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại là một trong những chức năng quan trọng; được nhiều người dân sử dụng trong việc chủ động tạo lập chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân khi có tranh chấp xảy ra.

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu 

Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án; có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.

Thông thường, đương sự gửi yêu cầu việc xác minh điều kiện thi hành án đến thừa phát lại; chủ yếu là các đối tượng liên quan đến tài sản như: Nhà, đất, ô tô, xe máy, các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….

Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Pháp luật quy định Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:

  • Bản án sơ thẩm bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương; bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
  • Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở;
  • Quyết định giám đốc thẩm; tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở.

Trước khi thuật ngữ về Thừa phát lại ra đời, cơ quan thi hành án là cơ quan có chức năng tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Việc Nhà nước giao cho Thừa phát lại chức năng này nhằm giảm tải gánh nặng đối với cơ quan thi hành án đồng thời giúp người dân có thêm sự lựa chọn khi có yêu cầu thi hành án.

CHỨC NĂNG CỦA THỪA PHÁT LẠI THEO QUY ĐỊNH HIỆN NAY - TRUNG TÂM VI BẰNG
CHỨC NĂNG CỦA THỪA PHÁT LẠI THEO QUY ĐỊNH HIỆN NAY – TRUNG TÂM VI BẰNG

So sánh chức năng của Thừa phát lại và công chứng viên.

Do thuật ngữ Thừa phát lại khá mới mẻ nên nhiều người thường nhầm lẫn chức năng giữa Thừa phát lại và Công chứng viên. Từ đó, dẫn đến việc nhiều người đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng viên lập vi bằng, yêu cầu Thừa phát lại có được công chứng văn bản không? …

Công chứng viên

Chức năng của Công chứng viên được điều chỉnh bởi Luật Công chứng 2014. Công chứng viên có vai trò xem xét tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng; hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Thừa phát lại

Chức năng của Thừa phát lại được điều chỉnh bởi Nghị Định 08/2020/NĐ-CP; Theo đó, được Nhà nước trao cho 4 nhóm chức năng: Tống đạt giấy tờ; Lập vi bằng; Xác minh điều kiện thi hành án; Tổ chức thi hành án theo yêu cầu.

Trên thực tế hoạt động của Thừa phát lại chủ yếu là lập vi bằng về những sự kiện xảy ra theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự; hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên; phạm vi hoạt động Thừa phát lại có nhiều vai trò bổ trợ cho hoạt động tố tụng như tống đạt văn bản, tài liệu mà công chứng viên không có chức năng thực hiện.

So sánh chức năng của Thừa phát lại và Luật sư.

Luật sư có lập vi bằng được không? Vừa làm Luật sư vừa làm Thừa phát lại có vi phạm pháp luật không? Đến văn phòng Luật sư để lập vi bằng được không? …. là những câu hỏi mà Trung tâm vi bằng thường nhận được. Xuất phát từ việc khách hàng chưa hiểu rõ chức năng của Thừa phát lại và Luật sư nên dễ nhầm lẫn. Vì vậy; chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt như sau:

Luật sư

Điều 22 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy rất rõ chức năng của Luật sư:

  • Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị tạm giữ, bị cáo. Người bảo vệ quyền lợi của người bị hại; nguyên đơn dân sự; bị đơn dân sự; người có quyền lợi; nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
  • Tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện; hoặc là người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong các vụ án về tranh chấp dân sự, việc dân sự.
  • Thực hiện tư vấn pháp luật.
  • Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

Thừa phát lại 

Được Nhà nước trao cho 4 nhóm chức năng: Tống đạt giấy tờ; Lập vi bằng; Xác minh điều kiện thi hành án; Tổ chức thi hành án theo yêu cầu. Hoạt động của Thửa phát lại không chỉ giúp giảm tải gánh nặng đối với cơ quan nhà nước; hỗ trợ người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của bản thân; mà các vi bằng do Thừa phát lại lập là chứng cứ mang giá trị chứng minh; nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án; có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động bảo vệ pháp chế; bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ của các Luật sư.

Lưu ý:  Người được bổ nhiệm chức danh Thừa phát lại không được đồng thời hành nghề với tư cách Công chứng viên hoặc Luật sư.

Cách liên hệ văn phòng Thừa phát lại.

Tự tin là một trong những đơn vị hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Thư ký nghiệp vụ, Thừa phát lại giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tiếp nhận, tư vấn và tiến hành lập vi bằng nhanh chóng, uy tín, chi phí hợp lý theo yêu cầu của khách hàng.

05 lý do nên lựa chọn dịch vụ lập vi bằng của chúng tôi:

  • Dịch vụ lập vi bằng uy tín, chuyên nghiệp. Vi bằng được lập theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ để khách hàng có thể sử dụng trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
  • Thực hiện thủ tục lập vi bằng nhanh, trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận, xử lý yêu cầu dịch vụ lập vi bằng của khách hàng 24/24h.
  • Hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí. Bên cạnh việc lập vi bằng Trung tâm chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn pháp luật đất đai; nhà ở và các lĩnh vực khác miễn phí cho khách hàng có nhu cầu. Tư vấn việc sử dụng vi bằng để làm chứng cứ trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Tư vấn thủ tục khởi kiện tại Tòa án.
  • Phí lập vi bằng nhà đất rẻ, trọn gói ở mức thấp. Phí dịch vụ lập vi bằng phù hợp với thực tế khối lượng công việc của từng trường hợp.
  • Có thể thực hiện thủ tục lập vi bằng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trung tâm vi bằng của chúng tôi hiện đang phối hợp với nhiều Văn phòng thừa phát lại; để triển khai dịch vụ Lập vi bằng trên địa bàn Hà Nội;Thành phố Hồ Chí Minh; các tỉnh thành khác trên cả nước.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm vi bằng có thể liên hệ theo số điện thoại 0975 686 065 để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tốt nhất.

Dịch vụ Thừa phát lại lập vi bằng.

Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng tận nơi, theo yêu cầu đối với nhiều sự kiện, hành vi pháp lý. Ví dụ như:

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng; có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

  • Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc:0975 686 065
  • Hà Nội:Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Hà Tĩnh: Tầng 5, số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Đà Nẵng:Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Khu vực Miền Nam:Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16. quận Gò Vấp. Tp. Hồ Chí Minh.
  • Website: https://trungtamvibang.vn/
  • Email: trungtamvibang@gmail.com

AV.

5/5 - (1 bình chọn)

6 thoughts on “CHỨC NĂNG CỦA THỪA PHÁT LẠI THEO QUY ĐỊNH HIỆN NAY

  1. Pingback: VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI UY TÍN - TRUNG TÂM VI BẰNG

  2. Pingback: LIÊN HỆ VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI - TRUNG TÂM VI BẰNG

  3. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI HÀ NỘI - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

  4. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI BẮC KẠN - TRUNG TÂM VI BẰNG

  5. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI KON TUM - TRUNG TÂM VI BẰNG

  6. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI GIA LAI - TRUNG TÂM VI BẰNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *