LẬP VI BẰNG GHI NHẬN THOẢ THUẬN DÂN SỰ


Khi thoả thuận, thông thường các chủ thể chỉ lập văn bản ghi nhận; hoặc nói trực tiếp với nhau. Điều này chứa đựng nhiều rủi ro nhất định. Hạn chế điều này, vi bằng ghi nhận thoả thuận dân sự là văn bản ghi nhận lại sự kiện thoả thuận giữa các chủ thể. Góp phần quan trọng trong việc giải quyết tranh chấp sau này. Vậy vi bằng ghi nhận thoả thuận dân sự là gì? Giá trị của nó mang lại ra sao? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu thêm. Vui lòng liên hệ cho chúng tôi theo Số điện thoại 0975.686.065 để được lập vi bằng nhanh chóng.

Vi bằng ghi nhận thỏa thuận dân sự là gì?

Thoả thuận dân sự là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, thoả thuận là việc đi tới thống nhất sau khi đã bàn bạc, trao đổi và cân nhắc. Dân sự là các việc thuộc về quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân. Vậy có thể hiểu, thoả thuận dân sự là việc đi đến thống nhất về các vấn đề liên quan đến quyền và nghĩa vụ đối với quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân.

Đồng thời, tại Điều 385 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS 2015) quy định về khái niệm hợp đồng, cụ thể:. “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”. Do vậy, bằng cách thoả thuận dân sự với nhau, các chủ thể đã ngầm xác lập hợp đồng.

Vi bằng là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, cụ thể: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Quy định trên đã thể hiện rõ khái niệm của vi bằng. Từ khái niệm đó, ta rút ra được một số đặc điểm như sau:

  • Về hình thức: Vi bằng bắt buộc là văn bản, phải tuân thủ mẫu vi bằng theo quy định;
  • Về chủ thể lập vi bằng: Thẩm quyền lập vi bằng thuộc về Thừa phát lại. Họ phải trực tiếp chứng kiến, lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;
  • Về nội dung: Vi bằng là một dạng tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu xét thấy cần thiết). Trong tài liệu này sẽ mô tả cụ thể, chi tiết lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại chứng kiến.

Hơn nữa, để được xem là vi bằng hợp pháp thì việc lập vi bằng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của vi bằng; do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục lập vi bằng theo quy định của pháp luật.

Vi bằng ghi nhận thoả thuận dân sự là gì?

Từ các khái niệm trên, có thể nhận định rằng vi bằng ghi nhận thoả thuận dân sự là văn bản ghi nhận, mô tả chi tiết sự kiện thoả thuận giữa các chủ thể. Văn bản này được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của các chủ thể. Việc lập vi bằng phải tuân thủ theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Bạn cần lập vi bằng nhanh, chi phí hợp lý; hoặc cần lập vi bằng ngoài giờ hành chính. Vui lòng liên hệ 0975.686.065.

Giá trị của vi bằng ghi nhận thỏa thuận dân sự

Giá trị của vi bằng được quy định rõ tại khoản 3, 4 Điều 36 Nghị định 08 về Thừa phát lại, cụ thể:

“3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”

Bằng việc tự do thoả thuận với nhau, các chủ thể đã xác lập hợp đồng. Theo quy định của BLDS 2015, hợp đồng có thể được lập thành văn bản, bằng lời nói hay bằng hành vi cụ thể. Do vậy, các chủ thể có thể tự do xác lập thoả thuận với nhau. Tuy vậy, điều này chứa đựng những rủi ro nhất định. Chẳng hạn như: Một bên cố tình không hợp tác; Giấy tờ thoả thuận bị thất lạc, mất, không rõ chữ; Người làm chứng bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự hay chết.

Khắc phục được những điểm hạn chế trên. Vi bằng ghi nhận thoả thuận dân sự là văn bản ghi nhận, mô tả chi tiết sự kiện thoả thuận giữa các chủ thể. Trong văn bản này có thể hiện rõ thông tin các chủ thể tham gia thoả thuận; có hình ảnh, video, âm thanh (nếu thấy cần thiết). Bên cạnh đó, pháp luật cũng đã quy định vi bằng là nguồn chứng cứ để Toà xem xét khi giải quyết tranh chấp. Do vậy, thay vì tự thoả thuận với nhau; hoặc nhờ một bên thứ ba làm chứng, các chủ thể nên lựa chọn vi bằng để ghi nhận lại sự kiện thoả thuận dân sự.

Hình thức của vi bằng ghi nhận thỏa thuận dân sự

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, cụ thể: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Thông qua quy định này, hình thức vi bằng bắt buộc phải là văn bản. Vi bằng được sử dụng theo mẫu B 02/VB.TPL; Được ban hành theo TT số: 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/2/2014.

Nội dung của vi bằng ghi nhận thỏa thuận dân sự

Về nội dung

Nội dung của vi bằng được quy định cụ thể tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

  • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
  • Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Một số điểm cần chú ý

Về ngôn ngữ, vi bằng phải được lập bằng tiếng Việt.

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh; trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Lập vi bằng nhanh, chi phí hợp lý; vui lòng liên hệ liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 0975 686 065.

Xem thêm: CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN LẬP VI BẰNG

Hình ảnh vi bằng ghi nhận thỏa thuận dân sự

Khi tiến hành lập vi bằng, Thừa phát lại sẽ mô tả cụ thể sự kiện, hành vi cần ghi nhận; tiến hành đo đạc, chụp ảnh, quay phim… trung thực, khách quan trong vi bằng.

Dưới đây là hình ảnh thực tế được Thừa pháp lại ghi nhận, mô tả trong vi bằng:

Vi bằng ghi nhận thoả thuận dân sự
Lập vi bằng liên hệ 0975.686.065

Thủ tục lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận dân sự

Thủ tục lập vi bằng ghi nhận thoả thuận dân sự gồm các bước sau:

Bước 1: Liên hệ văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng

Khi có nhu cầu, người yêu cầu liên hệ Văn phòng Thừa phát lại thông qua Số điện thoại hoặc đến trực tiếp. Người muốn lập vi bằng sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng

Người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại sẽ thống nhất về chi phí thực hiện. Sau đó, khách hàng sẽ ký vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng, bao gồm các nội dung sau:

  • Nội dung cần lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Chi phí lập vi bằng;
  • Các thỏa thuận khác, nếu có.

Tiếp theo, người yêu cầu sẽ tiến hành đóng phí đã thoả thuận cho Văn phòng Thừa phát lại.

Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 02 bản; người có yêu cầu lập vi bằng sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác. Trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Sau khi hoàn thành việc lập vi bằng, thừa phát lại phải giao cho người yêu cầu 01 bản chính. Khi giao vi bằng, thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp

Xem thêm: THỦ TỤC LẬP VI BẰNG

Một số lưu ý khi lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận dân sự

Bên cạnh những lưu ý về hình thức, nội dung, thẩm quyền lập vi bằng. Lập vi bằng thoả thuận dân sự phải tuân thủ theo thủ tục lập vi bằng.

Hơn nữa, việc lập vi bằng không được vi phạm vào các trường hợp không được lập vi bằng. Các trường hợp không được lập vi bằng được quy định cụ thể tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Xem thêm: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC LẬP VI BẰNG

Nếu có thắc mắc liên quan về vấn đề này vui lòng liên hệ 0975.686.065 để được tư vấn.

Dịch vụ lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận dân sự

Tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Thư ký nghiệp vụ, Thừa phát lại giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tiếp nhận, tư vấn và tiến hành lập vi bằng nhanh chóng, uy tín, chi phí hợp lý theo yêu cầu của khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

  • Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975 686 065
  • Văn phòng Hồ Chí Minh:Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Tầng 5, số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
  • Website: https://trungtamvibang.vn/
  • Email: trungtamvibang@gmail.com

TC.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *