Hiện nay, nhu cầu sử dụng dịch vụ của Văn phòng thừa phát lại ngày càng nhiều. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết Văn phòng thừa phát lại là gì? Chức năng được pháp luật quy định ra sao? Cách liên hệ Thừa phát lại như thế nào? Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin để giải đáp các thắc mắc này hoặc bạn có thể liên hệ đến Trung tâm vi bằng qua số điện thoại 0975.686.065 để được tư vấn.
MỤC LỤC
Văn phòng Thừa phát lại là gì?
Căn cứ điều 17 Nghị định 08/2020, quy định về Văn phòng Thừa phát lại như sau:
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Để thực hiện các công việc được giao theo quy định.
- Trường hợp văn phòng do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
- Trường hợp văn phòng do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng có thể bao gồm Thừa phát lại và thư ký nghiệp vụ. Trưởng Văn phòng phải là Thừa phát lại. Các Thừa phát lại khác có thể là Thừa phát lại sáng lập, Thừa phát lại hợp danh. Hoặc Thừa phát lại làm việc theo chế độ Hợp đồng lao động.
Ngoài ra, Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng. Hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Văn phòng không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng. Không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định.
Điều kiện thành lập văn phòng Thừa phát lại.
Điều kiện và thủ tục thành lập được quy định tại Điều 21 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:
Điều kiện thành lập.
Việc thành lập Văn phòng phải căn cứ vào các tiêu chí do pháp luật quy định. Các tiêu chí bao gồm:
- Điều kiện kinh tế – xã hội địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập.
- Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập.
- Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập.
- Không quá 02 Văn phòng tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Không quá 01 Văn phòng tại 01 đơn vị hành chính huyện.
Hồ sơ đề nghị thành lập.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị thành lập.
- Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở. Các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
- Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
Thời hạn giải quyết thủ tục đăng ký thành lập.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Sở Tư pháp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập. Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do.
LIÊN HỆ TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065
Chức năng của Văn phòng Thừa phát lại.
Chức năng của Văn phòng thừa phát lại dựa trên những công việc mà Thừa phát lại đã làm. Do đó, căn cứ điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ – CP. Những công việc Thừa phát lại được làm bao gồm:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.
- Lập vi bằng theo yêu cầu theo quy định của Nghị định này.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu.
- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu.
Các chức năng của Văn phòng Thừa phát lại cụ thể như sau:
Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.
Theo quy định tại điều 32 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, Văn phòng Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của các cơ quan sau đây:
- Toà án nhân dân.
- Viện Kiểm sát nhân dân.
- Cơ quan Thi hành án dân sự.
Văn phòng thực hiên chức năng tống đạt văn bản trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở. Trong một số trường hợp, Văn phòng Thừa phát lại và các cơ quan nêu trên có quyền thỏa thuận để tống đạt ngoài địa bàn nơi đặt trụ sở.
Ngoài ra, Bộ Tư pháp lựa chọn một hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Trường hợp này, Văn phòng thừa phát lại thực hiện trên phạm vi toàn quốc.
Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Một số trường hợp nên lập vi bằng điển hình như:
- Lập vi bằng hiện trạng tài sản bị hư hỏng do hành vi của người khác.
- Tình trạng tài sản liền kề trước khi xây dựng công trình.
- Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền.
- Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc.
- Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai sự thật.
- Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng thông tin hình ảnh người khác trái pháp luật…
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu.
Văn phòng Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt trụ sở. Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh nơi Văn phòng đặt trụ sở.
Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Kể cả trường hợp vụ việc đang do cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành. Thỏa thuận về xác minh điều kiện thi hành án giữa người yêu cầu và Văn phòng được ký kết dưới hình thức hợp đồng dịch vụ.
Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng Trưởng Văn phòng ra quyết định xác minh điều kiện thi hành. Việc xác minh điều kiện thi hành án được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.
Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự.
Thừa phát lại chỉ thực hiện thi hành án trong các trường hợp:
- Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện;
- Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.
Tham khảo thêm: Phạm vi lập vi bằng của Thừa phát lại.
Đối với bản án, quyết định phúc thẩm, có thể thi hành án với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.
Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.
Cách liên hệ Văn phòng Thừa phát lại.
Câu hỏi: Chào Trung tâm, tôi và anh N có thỏa thuận đặt cọc mua bán đất với nhau. Chúng tôi muốn lập vi bằng ghi nhận lại việc giao nhận tiền của các bên. Nhưng chúng tôi không biết Văn phòng công chứng thừa phát lại nào thực hiện. Trung tâm cho tôi hỏi làm cách nào để chúng tôi có thể liên hệ Phòng công chứng Thừa phát lại thực hiện dịch vụ này?
Trả lời: Trường hợp của bạn, Trung tâm Vi bằng tư vấn như sau:
Tự tin là một trong những đơn vị hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Thư ký nghiệp vụ, Thừa phát lại giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tiếp nhận, tư vấn và tiến hành lập vi bằng nhanh chóng, uy tín, chi phí hợp lý theo yêu cầu của khách hàng.
05 lý do nên lựa chọn dịch vụ lập vi bằng của chúng tôi:
- Dịch vụ lập vi bằng uy tín, chuyên nghiệp. Vi bằng được lập theo đúng quy định của pháp luật. Đảm bảo giá trị pháp lý, giá trị chứng cứ để khách hàng có thể sử dụng trong trường hợp phát sinh tranh chấp.
- Thực hiện thủ tục lập vi bằng nhanh, trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng. Chúng tôi sẵn sàng tiếp nhận, xử lý yêu cầu dịch vụ lập vi bằng 24/24h.
- Hỗ trợ tư vấn pháp luật miễn phí. Bên cạnh việc lập vi bằng Trung tâm chúng tôi còn hỗ trợ tư vấn pháp luật đất đai, nhà ở và các lĩnh vực khác miễn phí cho khách hàng có nhu cầu. Tư vấn việc sử dụng vi bằng để làm chứng cứ trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Tư vấn thủ tục khởi kiện tại Tòa án.
- Phí lập vi bằng nhà đất rẻ, trọn gói ở mức thấp. Phí dịch vụ lập vi bằng phù hợp với thực tế khối lượng công việc của từng trường hợp.
- Có thể thực hiện thủ tục lập vi bằng tại nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trung tâm vi bằng của chúng tôi hiện đang phối hợp với nhiều Thừa phát lại để triển khai dịch vụ Lập vi bằng tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành khác trên cả nước.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm vi bằng có thể liên hệ theo số điện thoại 0975 686 065 để được hỗ trợ và cung cấp dịch vụ tốt nhất.
Phân biệt Văn phòng Thừa phát lại và Văn phòng Công chứng.
Hiện nay, vẫn còn nhiều người nhằm lẫn giữa Văn phòng Công chứng và Văn phòng Thừa phát lại. Văn phòng công chứng Thừa phát lại, Công ty Thừa phát lại, Phòng công chứng Thừa phát lại là những thuật ngữ mà người dân thường dùng khi liên hệ Văn phòng Thừa phát lại. Tuy nhiên, những thuật ngữ này không chính xác. Mỗi văn phòng sẽ có chức năng, đối tượng phục vụ khác nhau. Phân tích dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai tổ chức này.
Căn cứ pháp lý:
- Luật Công chứng 2014.
- Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Khái niệm.
Văn phòng công chứng là gì?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng, tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng.
Theo đó, Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức, hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Văn phòng thừa phát lại là gì?
Căn cứ khoản 1 điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về Văn phòng Thừa phát lại như sau:
“Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Chức năng pháp lý
Văn phòng công chứng
Văn phòng Công chứng có chức năng đầy đủ của một tổ chức hành nghề công chứng. Bao gồm chức năng thực hiện chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của các hợp đồng và giao dịch dân sự bằng văn bản và tính chính xác, hợp pháp không trái đạo đức của văn bản dịch. Mà theo quy định của pháp luật những văn bản này phải công chứng hay do các cá nhân và tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Văn phòng Thừa phát lại
Chức năng là những công việc mà Thừa phát lại được làm. Do đó, chức năng của Văn phòng thừa phát lại như sau:
- Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.
- Lập vi bằng theo yêu cầu theo quy định của Nghị định này.
- Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu.
- Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu.
Giá trị pháp lý.
Văn phòng Công chứng
Căn cứ điều 5 Luật Công chứng 2014, quy định về giá trị pháp lý được thực hiện bởi Văn phòng ông chứng như sau:
- Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan. Trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
- Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh. Trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
- Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Văn phòng Thừa phát lại
Căn cứ khoản 3, điều 36 Nghị định 08/2020, Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Theo những nội dung phân tích trên, Văn phòng công chứng và Văn phòng thừa phát lại có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Nên việc sử dụng những thuật ngữ như Văn phòng công chứng Thừa phát lại, Phòng công chứng Thừa phát lại là hoàn toàn không chính xác. Việc bạn không phân biệt được hai tổ chức này dễ gây nhằm lẫn khi sử dụng dịch vụ.
Trường hợp, bạn có thắc mắc cần hỗ trợ thực hiện các dịch vụ Trung tâm Vi bằng, vui lòng liên hệ 0975.686.065 để được hỗ trợ.
Dịch vụ Thừa phát lại lập vi bằng tận nơi, theo yêu cầu.
Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng tận nơi, theo yêu cầu đối với nhiều sự kiện, hành vi pháp lý. Ví dụ như:
- Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận phân chia tài sản.
- Lập vi bằng thu giữ tài sản thế chấp để xử lý nợ của Ngân hàng.
- Lập vi bằng ghi nhận các nội dung trên mạng vi phạm pháp luật gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người yêu cầu như: Sử dụng hình ảnh trái phép trên báo chí, mạng xã hội; Vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội, …
- Lập vi bằng hợp đồng, giao dịch: Thỏa thuận kinh doanh, hợp tác đầu tư, góp vốn; Hợp đồng thuê nhà, …
- Các loại vi bằng khác.
Khi cần thực hiện thủ tục lập vi bằng tận nơi theo yêu cầu bạn có thể gửi yêu cầu theo các phương thức sau:
- Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975 686 065
- Văn phòng Hồ Chí Minh:Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh.
- Văn phòng Hà Tĩnh: Tầng 5, số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh
- Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
- Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Website: https://trungtamvibang.vn/
- Email: trungtamvibang@gmail.com
Trân trọng!
MH.
Pingback: LẬP VI BẰNG NHANH, GIÁ RẺ
Pingback: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: THỦ TỤC CÔNG CHỨNG VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: LẬP VI BẰNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN LẬP VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG
Pingback: PHẠM VI LẬP VI BẰNG CỦA THỪA PHÁT LẠI - Trung tâm vi bằng
Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI NHÀ - Trung tâm vi bằng Việt Nam
Pingback: Lập vi bằng Hợp đồng, giao dịch - Trung tâm vi bằng