VI BẰNG DI CHÚC CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ KHÔNG?


Tình cảm gia đình là thứ quý giá nhất. Tuy nhiên, có lẽ vì đang sống trong xã hội có nền kinh tế phát triển không ngừng mà con người dễ bị chi phối bởi yếu tố vật chất. Hiện nay, không khó để bắt gặp trường hợp gia đình tan vỡ chỉ vì mâu thuẫn phân chia di sản thừa kế. Những bậc làm cha, làm mẹ vì để hạn chế việc con cái bất hòa về sau mà lựa chọn phương án lập di chúc. Từ đó, vi bằng di chúc cũng được nhiều người quan tâm hơn. Vậy, vi bằng di chúc có giá trị pháp lý không? Trình tự, thủ tục lập vi bằng di chúc như thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Trung tâm vi bằng và liên hệ đến số điện thoại/ zalo 0975.686.065 để được hỗ trợ.

Vi bằng di chúc là gì?

Khái niệm vi bằng được ghi nhận tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Đồng thời, thuật ngữ “di chúc” được định nghĩa tại Điều 624 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

Nói một cách dễ hiểu, vi bằng di chúc là việc một người thể hiện ý chí (bằng miệng hoặc văn bản) liên quan đến việc chuyển giao tài sản của mình cho người khác sau khi chết dưới sự chứng kiến của Thừa phát lại.

Có được lập vi bằng di chúc?

Câu hỏi:

Hiện tại, tôi có tài sản riêng là một mảnh đất ở có diện tích 760m2 tại quận Hải Châu, Đà Nẵng. Do tuổi đã cao, nhân lúc còn minh mẫn và để tránh sau này con cái bất hòa nên tôi muốn lập di chúc phân chia tài sản rõ ràng. Vậy, trường hợp của tôi có thể lập vi bằng di chúc không? Mong được giải đáp. Xin cảm ơn.

Trung tâm vi bằng xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Người lập di chúc (nếu là người thành niên) phải đáp ứng những điều kiện:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
  • Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Đồng thời, luật cũng quy định về hình thức của di chúc:

  • Di chúc bằng văn bản (Có người làm chứng, không có người làm chứng, công chứng, chứng thực);
  • Di chúc miệng.

Khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền lập vi bằng: “Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

Nói theo một cách đơn giản thì lập vi bằng di chúc là hình thức di chúc bằng văn bản có người làm chứng và người làm chứng ở đây chính là Thừa phát lại. Đồng thời, thẩm quyền của Thừa phát lại lập vi bằng di chúc không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu hay nơi có tài sản. Trường hợp bạn có nhu cầu lập di chúc bằng vi bằng thì có thể đến bất cứ Văn phòng Thừa phát lại nào trong phạm vi toàn quốc.

XEM THÊM: PHẠM VI LẬP VI BẰNG CỦA THỪA PHÁT LẠI

Vi bằng di chúc có giá trị pháp lý không?

Tại sao nên lập di chúc bằng hình thức vi bằng?

Có thể thấy, để được bổ nhiệm thì Thừa phát lại phải đáp ứng được những tiêu chuẩn quy định tại Điều 6 nghị định 08/2020/NĐ-CP. Bởi vậy, di chúc được làm chứng bởi người am hiểu pháp luật như vậy sẽ rất an toàn. Hơn nữa, bên cạnh lập thành văn bản, Thừa phát lại có thể kết hợp với việc quay phim, chụp ảnh, ghi âm,…(nếu thấy cần thiết) trong quá trình ghi nhận sự kiện lập di chúc. Điều này giúp cho vi bằng di chúc được ghi nhận một cách đầy đủ, chính xác, toàn diện nhất.

Giá trị pháp lý của vi bằng di chúc.

Theo quy định thì vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, chính vì di chúc không bắt buộc phải được công chứng, chứng thực nên di chúc vi bằng vẫn có giá trị pháp lý. Giá trị pháp lý của vi bằng là:

  • Nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật;
  • Căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Vi bằng di chúc vẫn có giá trị là căn cứ để thực hiện việc phân chia tài sản theo nguyện vọng của một người sau khi mất. Nhưng đồng thời trong trường hợp xảy ra tranh chấp thì sẽ là nguồn chứng cứ để Tòa án giải quyết.

DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG NHANH CHÓNG, CHUYÊN NGHIỆP0975.686.065

Thủ tục lập di chúc vi bằng.

Tình huống lập vi bằng di chúc.

Hiện tại, tôi đang có nhu cầu lập di chúc để lại tài sản cho vợ và các con. Tôi lựa chọn lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng. Tuy nhiên, vì không tìm được người nào đủ tin tưởng và cũng không biết rõ về những nội dung yêu cầu của di chúc nên tôi dự định lập di chúc dưới sự chứng kiến của Thừa phát lại. Vậy, trình tự, thủ tục lập vi bằng di chúc thực hiện như thế nào? Tôi cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong được Trung tâm vi bằng tư vấn. Xin cảm ơn.

Tư vấn thủ tục.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có yêu cầu lập vi bằng cần chuẩn bị:

  • Giấy tờ nhân thân: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu,…;
  • Tài liệu liên quan đến tài sản cần lập di chúc: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở gắn liền trên đất, giấy tờ chứng minh tài sản khác,..

Sau đó, liên hệ Văn phòng Thừa phát lại thông qua Số điện thoại hoặc đến trực tiếp. Người muốn lập vi bằng sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng (theo mẫu sẵn). Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng

Người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại sẽ thống nhất về chi phí thực hiện. Sau đó, khách hàng sẽ ký vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng, bao gồm các nội dung sau:

  • Nội dung cần lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Chi phí lập vi bằng;
  • Các thỏa thuận khác về quyền và nghĩa vụ các bên (nếu có).

Tiếp theo, người yêu cầu sẽ tiến hành đóng phí đã thoả thuận cho Văn phòng Thừa phát lại.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Sau khi thỏa thuận xong, người yêu cầu đến văn phòng hoặc Thừa phát lại đến địa chỉ đã thỏa thuận để tiến hành lập vi bằng. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện lập di chúc dựa trên việc chứng kiến thực tế, khách quan.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác. Trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Sau khi hoàn thành việc lập vi bằng, thừa phát lại phải giao cho người yêu cầu 01 bản chính. Khi giao vi bằng, thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp

XEM THÊM: CHI PHÍ LẬP VI BẰNG HẾT BAO NHIÊU TIỀN

Mẫu vi bằng di chúc.

Hiện nay, mẫu vi bằng đang được sử dụng là Mẫu TP-TPL-N-05 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

…………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ……/(năm)/VB-TPL

VI BẰNG

Vào hồi……….. giờ…………. ngày…….. tháng…… năm…….., tại……………………………….

Chúng tôi gồm: (1)……………………………………………………………………………………..

Ông (bà):…………………………………………………………………… chức vụ: Thừa phát lại

Người yêu cầu lập vi bằng:…………………………………………………………………..………

Ông (bà)/cơ quan/tổ chức:……………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………….………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:…………………………….

Người tham gia lập vi bằng (nếu có):………………………………………………………………

Ông (bà)/cơ quan/tổ chức: …………………………………..………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:……………………………

Người chứng kiến (nếu có):…………………….…………………………………………………..

Ông (bà):………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………….. cấp ngày: ………………. bởi:…………………………

Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây: (nêu tên sự kiện, hành vi lập vi bằng)

Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)

Sự kiện, hành vi lập vi bằng kết thúc vào lúc… giờ… phút, ngày… tháng… năm…

Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.

Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, giấy tờ sau (nếu có):

1)……………………………………………………………………………………………….……..

2)………………………………………………………………………………………………………

Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng và những người tham gia (nếu có) về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng này được lập thành…. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào lúc……. giờ…… phút, ngày… tháng… năm…, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên.

THƯ KÝ NGHIỆP VỤ (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỪA PHÁT LẠI
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
NGƯỜI THAM GIA
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ LẬP VI BẰNg UY TÍN, TẬN NƠI – 0975.686.065

Liên hệ Trung Tâm Vi Bằng Việt Nam

Trên đây là nội dung tư vấn của Trung Tâm Vi Bằng về “Vi bằng di chúc có giá trị pháp lý không?“. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ lập vi bằng hoặc cần báo phí dịch vụ, vui lòng liên hệ Trung Tâm Vi Bằng qua các cách sau:

Trân trọng!

 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *