Hiện nay, rất nhiều người có nhu cầu lập vi bằng hợp đồng, vi bằng giao dịch. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được về thủ tục, hồ sơ và giá trị pháp lý của việc lập vi bằng hợp đồng, giao dịch. Hiểu được về giá trị pháp lý và lợi ích của vi loại vi bằng này Trung tâm vi bằng Việt Nam xin chia sẻ một số kinh nghiệm, quy định pháp luật về lập vi bằng hợp đồng, giao dịch qua bài viết dưới đây. Nếu bạn đang gặp phải vướng mắc như trên hoặc có nhu cầu tư vấn về vi bằng hãy liên hệ trực tiếp đến số 0975.686.065 (có zalo) để được hỗ trợ.
MỤC LỤC
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật xảy ra do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (Căn cứ khoản 3 điều 2 nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại).
Dựa theo định nghĩa về vi bằng, có thể hiểu vi bằng hợp đồng, giao dịch là văn bản ghi nhận tất cả nội dung liên quan tới sự kiện ký kết/thực hiện hợp đồng, giao dịch xảy ra giữa các bên dưới sự chứng kiến của Thừa phát lại. Vi bằng hợp đồng, giao dịch ở đây được lập theo yêu cầu của các bên tham gia trong hợp đồng, giao dịch.
Hiện nay, lập vi bằng là cách thức được nhiều người lựa chọn khi tham gia giao dịch. Bởi lẽ lập vi bằng giúp giảm thiểu rủi ro khi tham gia các hợp đồng, giao dịch. Cụ thể:
Khi tìm Thừa phát lại để được tư vấn và lập vi bằng hợp đồng, giao dịch, nhiều người lo ngại liệu lập vi bằng hợp đồng, giao dịch có an toàn không? Trung tâm vi bằng Việt Nam sẽ giải đáp vấn đề này như sau:
Khi các bên tiến hành thực hiện hợp đồng, giao dịch với nhau thì có rất nhiều sự kiện, hành vi được diễn ra liên quan:
Tất cả các công việc này đều có thể được Thừa phát lại lập thành vi bằng. Vi bằng là văn bản ghi nhận các hành vi của các bên tham gia giao dịch. Thể hiện ý chí của các bên và sự kiện thực tế có tồn tại giao dịch. Vi bằng hợp pháp đó sẽ là căn cứ xác định các bên đã có giao dịch với nhau, đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của các bên theo hợp đồng, thỏa thuận.
Đối với giao dịch mua đất, ngoài hợp đồng chuyển nhượng được công chứng/chứng thực là bắt buộc thì vi bằng sẽ ghi nhận việc giao nhận tiền, tài sản. Đây sẽ là căn cứ thể hiện rằng các bên đã hoàn thành nghĩa vụ giao nhận tiền và tài sản, thời điểm và cách thức giao nhận. Để tránh các rủi do trong và sau giao dịch, khi mua bán đất các bên nên lập vi bằng làm căn cứ cho việc thực hiện hợp đồng, giao dịch.
Mặt khác, giá trị pháp lý của vi bằng đã được quy định rõ tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/NĐ-CP về Thừa phát lại: “Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật”. Theo quy định này, vi bằng là hình thức được pháp luật thừa nhận và an toàn. Tại thời điểm lập các bên chỉ cần lưu ý lựa chọn chính xác nội dung, hướng lập để bảo đảm tốt hơn quyền lợi của mình.
Nếu đang gặp vướng mắc và cần tư vấn cách lập vi bằng phù hợp bạn đọc có thể liên hệ tư vấn theo số: 0975.686.065 (có zalo)
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định bắt buộc lập vi bằng hợp đồng, vi bằng giao dịch. Dựa trên thực tiễn nhu cầu khách hàng và giá trị pháp lý mà vi bằng mang lại thì có các trường hợp nên lập vi bằng như sau:
Khi mua bán nhà đất các bên mua bán sẽ lập hợp đồng chuyển nhượng theo đúng quy định pháp luật. Để đảm bảo hợp đồng chuyển nhượng diễn ra theo đúng thỏa thuận các bên có thể lập vi bằng. Việc lập vi bằng nhằm ghi nhận các giao dịch hoặc hành vi liên quan đến việc mua bán nhà đất. Ví dụ như: ghi nhận việc giao nhận tiền, tài sản của các bên; vi bằng đặt cọc để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng,….
Đối với việc mua bán tài sản khác không phải là bất động sản, quyền sử dụng đất hoặc tài sản phải đăng ký thì thủ tục mua bán không nhất định phải có hợp đồng công chứng. Vì vậy, khi các bên mua bán với nhau thường chỉ làm giấy viết tay hoặc thỏa thuận bằng lời nói. Khi có tranh chấp thì sẽ rất khó để chứng minh. Để đảm bảo quyền, lợi ích của bản thân và thỏa thuận mua bán tài sản thì các bên nên lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi giao dịch mua bán này.
Đặt cọc là việc một bên giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng (theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015). Đặt cọc được coi là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Khi một bên vi phạm sẽ phải chịu phạt theo thỏa thuận giữa các bên. Để bên vi phạm thực hiện hình phạt thì phải có chứng cứ chứng minh. Việc lập vi bằng ở đây nhằm ghi nhận sự việc, hành vi giao kết giữa các bên. Và lấy đó là căn cứ hợp pháp để yêu cầu bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ của mình.
Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công. (Theo Điều 554 Bộ luật Dân sự 2015).
Gửi giữ tài sản là việc một bên gửi tài sản của mình cho bên còn lại giữ hộ. Khi đó quyền sở hữu tài sản của bên gửi tài sản sẽ do bên nhận giữ hộ nắm giữ. Trong khoảng thời gian này có thể xảy ra rất nhiều vấn đề như: Tài sản bị hư hỏng, bên nhận gửi giữ không trả lại tài sản, … Nếu không có văn bản thỏa thuận rõ ràng thì sẽ rất khó để xử lý các trường hợp phát sinh này. Trường hợp xấu nhất sẽ xảy ra tranh chấp, kiện tụng. Để giải quyết vấn đề này thì các bên có thể thực hiện lập vi bằng. Vi bằng sẽ là căn cứ để bạn bảo vệ quyền lợi của mình: Yêu cầu nhận lại tài sản, yêu cầu bồi thường thiệt hại, chứng minh lỗi,…
Vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay. Khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng. Và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Việc vay tài sản hiện nay diễn ra khá phổ biến. Việc vay tài sản thường sẽ được lập thành văn bản hoặc bằng lời nói. Tuy nhiên, nếu không lập văn bản và thỏa thuận kĩ càng thì việc đòi bên vay hoàn trả tài sản là rất khó khăn. Nhiều trường hợp, bên vay sẽ không thừa nhận việc vay tài sản của mình ví dụ như vay tiền; Hoặc có mẫu thuẫn về thời điểm trả nợ, mức lãi, các khoản đã thanh toán, … Vì vậy, vi bằng là giải pháp hữu ích để giải quyết trường hợp này. Vi bằng sẽ ghi nhận đã xảy ra việc bên cho vay giao tài sản cho bên vay.
Tham khảo thêm bài viết: Lập vi bằng ghi nhận việc thông báo đòi nợ.
Thuê tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó, bên cho thuê giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn. Sau khi hết thời hạn thuê, bên thuê phải trả lại tài sản thuê và phải trả tiền thuê; hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cho thuê. Không phải trường hợp nào, việc thuê tài sản cũng được lập thành văn bản. Nhiều trường hợp vì quen biết, tin tưởng nên cho thuê bằng lời nói. Do đó dẫn đến tình trạng bên thuê không trả tiền thuê, hoa lợi, lợi tức cho bên cho thuê. Khi xảy ra tranh chấp sẽ rất khó chứng minh. Để bảo về quyền lợi của bản thân khi thỏa thuận thuê tài sản các bạn nên yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi.
Mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Vi bằng được lập trong trường hợp này sẽ có giá trị rất lớn trong trường hợp các bên không có văn bản thỏa thuận. Và tránh trường hợp bên mượn có ý định không trả lại tài sản và bán tài sản đó đi.
Hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm. Thông thường, việc hợp tác với nhau được lập thành văn bản và thỏa thuận được quy định chi tiết. Nhiều trường hợp, các bên tham gia góp vốn nhưng số vốn ít hoặc tin tưởng nhau nên không lập văn bản.
Khi thực hiện công việc, một trong các bên không thực hiện theo thỏa thuận từ đó dẫn đến công việc không đạt được. Khi có tranh chấp xảy ra, sẽ khó chứng minh được về việc vi phạm của bên không thực hiện thỏa thuận hợp tác. Vì vậy, vi bằng là một căn cứ hợp pháp phù hợp với quy định của pháp luật để chứng minh lỗi của bên vi phạm.
Tham khảo bài viết: Lập vi bằng hoạt động kinh doanh.
Vi bằng hợp đồng, giao dịch ghi nhận sự kiện, hành vi diễn ra liên quan đến hợp đồng, giao dịch đó. Khi các bên tham gia hợp đồng, giao dịch, mỗi bên sẽ phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, giao dịch. Vi bằng sẽ là căn cứ, tài liệu đảm bảo các bên thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình. Mốt số nội dung trong vi bằng hợp đồng, giao dịch như:
Trước khi thực hiện thủ tục lập vi bằng các bạn nên chuẩn bị một số tài liệu sau:
Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể người yêu cầu cần chuẩn bị thêm các tài liệu khác kèm theo như: Hình ảnh, video, ghi âm,… Do đó để tiết kiệm thời gian, bạn nên chuẩn bị kỹ tài liệu trước khi thực hiện thủ tục.
Nếu cần tư vấn chuyên sâu về thành phần hồ sơ lập vi bằng, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp số: 0975.686.065 (có zalo).
Thừa phát lại đánh giá xem yêu cầu lập vi bằng của khách hàng có đúng theo quy định pháp luật không? Có thuộc trường hợp không được lập vi bằng không?
Khách hàng sẽ điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng. Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm về vi bằng do mình thực hiện.
Khách hàng sẽ phải thỏa thuận bằng văn bản với Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với nội dung như sau:
Việc thỏa thuận lập vi bằng hợp đồng, vi bằng giao dịch được lập thành 02 bản. Khách hàng sẽ giữ 01 bản, văn phòng Thừa phát lại giữ 01 bản.
Sau khi hoàn tất thỏa thuận, khách hàng sẽ đóng chi phí lập vi bằng để triển khai công việc.
Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến khi thực hiện thủ tục lập vi bằng. Nếu thấy cần thiết Thừa phát lại có thể yêu cầu người làm chứng chứng kiến. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng gồm:
Khách hàng cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có). Chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho khách hàng về giá trị pháp lý của vi bằng. Khách hàng phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang. Đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng. Và phải được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Vi bằng được lập thành 03 bản. Mỗi bên giữ một bản và một bản gửi Sở tư pháp mà văn phòng Thừa phát lại trực thuộc.
Vi bằng được bàn giao cho khách hàng hoặc gửi bưu điện nếu không thể lấy trực tiếp. Văn phòng Thừa phát lại lưu trữ 01 bản tại văn phòng theo quy định của pháp luật.
Đăng ký vi bằng được thực hiện trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng.
Hiện nay, Trung tâm vi bằng Việt Nam cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Vi bằng và Thừa phát lại như:
Với đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ cho khách hàng giải quyết các yêu cầu pháp lý một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
Trân trọng!
TH.
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…
View Comments