Mua nhà vi bằng hiện nay được diễn ra nhiều trên thực tế. Vậy mua nhà vi bằng là thủ tục gì? Pháp luật quy định thế nào về vấn đề mua nhà vi bằng? Mua nhà vi bằng cần những giấy tờ gì? Thủ tục mua nhà vi bằng ra sao? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Trung tâm vi bằng. Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ lập vi bằng, bạn có thể liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam theo số điện thoại 0975.686.065 để được tư vấn, hỗ trợ.
MỤC LỤC
Vi bằng được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:
“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:
Vi bằng là văn bản có thể kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video trong trường hợp cần thiết. Trong văn bản này, Thừa phát lại sẽ tiến hành mô tả, ghi nhận lại hành vi đã xảy ra trên thực tế; các sự kiện lập vi bằng mà chính thừa phát lại chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Vi bằng làm chứng cứ trước Tòa nếu có tranh chấp phát sinh liên quan đến sự kiện, hành vi đã được lập vi bằng đó.
Theo quy định của Luật Nhà ở 2014; thì giao dịch mua bán nhà đất được xác lập thông qua Hợp đồng mua bán nhà ở; Hợp đồng này phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng; hoặc chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà ở. Trường hợp mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; thì hợp đồng mua bán không bắt buộc phải công chứng, chứng thực, trừ trường hợp các bên có nhu cầu.
Điều 118 Luật Nhà ở 2014 quy định Giao dịch về mua bán nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:
Đối với trường hợp mua bán nhà pháp luật không bắt buộc hợp đồng phải được công chứng, chứng thực như mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; thì các bên có thể lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận mua bán.
Đối với trường hợp pháp luật quy định hợp đồng mua bán nhà bắt buộc phải công chứng, chứng thực; thì các bên có thể yêu cầu lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà ở; giao nhận tiền, giao nhận tài sản; vi bằng đặt cọc… làm cơ sở ký kết hợp đồng mua bán.
Ngoài ra, trường hợp khi các bên thỏa thuận mua bán nhà chưa đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận; không thể làm thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định; để tránh việc tranh chấp xảy ra các bên (đặc biệt là bên mua) có thể lập vi bằng để ghi nhận ý chí và sự thỏa thuận của các bên. Tùy theo yêu cầu tại thời điểm lập mà vi bằng sẽ có giá trị chứng minh việc các bên đã có thỏa thuận; đã giao nhận tiền, tài sản hoặc thực hiện đặt cọc để đảm bảo các bên thực hiện nghĩa vụ.
Câu hỏi: Xin chào. Tôi tên N.V.K, tôi ở Cần Thơ. Tôi có thỏa thuận mua nhà của người bạn; hai bên có thỏa thuận ký kết hợp đồng đặt cọc trước khi ký kết hợp đồng mua bán. Tôi muốn các bước mua nhà được chặt chẽ, đảm bảo pháp lý nên đã hỏi thăm thủ tục ở nhiều nơi. Tôi được hướng dẫn thủ tục mua nhà vi bằng và lập vi bằng đặt cọc mua nhà. Vậy tôi có thể lập vi bằng đặt cọc mua nhà được không? Mua nhà vi bằng cần những giấy tờ gì? Tôi cảm ơn.
Theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015; đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên kia tài sản đặt cọc trong một thời hạn để đảm bảo giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Đặt cọc là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Việc đặt cọc mua bán nhà diễn ra khá phổ biến trong quá trình các bên thực hiện giao dịch mua bán nhà. Điều này giúp tránh các các rủi ro trước khi ký kết hợp đồng mua bán nhà.
Tuy nhiên, theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015; Luật Nhà ở 2014; Luật Công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định bắt buộc việc đặt cọc phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực.
Do đó, bạn và bên bán có thể lập vi bằng đặt cọc mua bán nhà để ghi nhận sự kiện mua bán nhà này và sư thỏa thuận của các bên.
Vi bằng đặt cọc mua bán nhà không thể thay thế hợp đồng mua bán nhưng vẫn có giá trị pháp lý. Đây là sự kiện có thật, đã được Thừa phát lại ghi nhận lại, là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết vụ việc dân sự nếu có tranh chấp giữa bạn và bên bán (vi bằng làm chứng cứ) cũng như là căn cứ để thực hiện hợp đồng mua bán nhà giữa bạn và bên bán.
Để lập vi bằng mua nhà, bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
Bạn có thể liên hệ Trung tâm vi bằng theo số Điện thoại/Zalo 0975 686 065 để được tư vấn, hỗ trợ mua nhà vi bằng.
Khi tiến hành thủ tục mua bán nhà đất sẽ có nhiều hành vi, sự kiện diễn ra như: Kiểm tra hiện trạng nhà, đặt cọc, giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, các bên thỏa thuận ký kết hợp đồng,… Khi các hành vi, sự kiện này diễn ra các bên đều có thể yêu cầu lập vi bằng để ghi nhận. Đối với trường hợp chưa có đủ điều kiện để cấp sổ đỏ, không thể thực hiện việc công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định; các bên cũng có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng để ghi nhận thỏa thuận và giao dịch đã thực hiện.
Thủ tục mua nhà vi bằng được thực hiện theo trình tự sau:
Người yêu cầu lập vi bằng đến Văn phòng Thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng về việc mua bán nhà. Tại Văn phòng, người yêu cầu lập vi bằng trình bày với người tiếp nhận các yêu cầu của mình và; yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng đối với hành vi, sự kiện nhất định.
Người yêu cầu sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng Thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu này. Nếu hành vi sự kiện là trái pháp luật thì phải từ chối lập vi bằng. Trường hợp yêu cầu lập vi bằng là hành vi sự kiện hợp pháp; thì hai bên có thể tiếp tục đến bước thứ hai là thỏa thuận cụ thể về việc lập vi bằng.
Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung chủ yếu sau đây:
Thỏa thuận lập vi bằng được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Thực tế hiện nay, các Văn phòng Thừa phát lại thường áp dụng dưới hình thức ký kết Hợp đồng dịch vụ lập vi bằng với Người yêu cầu lập vi bằng.
Thừa phát lại mô tả trung thực, khách quan và cụ thể sự kiện hành vi cần ghi nhận; nếu cần thiết có thể tiến hành đo đạc, chụp ảnh, quay phim… đính kèm trong vi bằng để thể hiện tính khách quan, trung thực trong vi bằng mua bán nhà đất.
Khi lập vi bằng, Thừa phát sẽ giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và; ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Thông thường vi bằng được lập thành 03 bản: 01 bản đăng ký trại Sở tư pháp; 01 bản cấp cho Người yêu cầu lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại Văn phòng thừa phát lại. Trường hợp muốn lập nhiều bản hơn; khách hàng và Thừa phát lại có thể cùng nhau thỏa thuận thêm.
Theo Điều 20 Luật Cư trú 2020 thì Điều kiện đăng ký thường trú được quy định như sau:
– Đăng ký thường trú tại nơi có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình.
– Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
– Đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ khi:
– Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng; cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 20 Luật này.
– Người được chăm sóc; nuôi dưỡng; trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý; hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc; nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.
– Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện đó khi đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 6 Điều 20 Luật này.
Theo quy định tại Điều 122 Luật Nhà ở 2014; không phải mọi trường hợp mua nhà đều bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Cụ thể:
Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định những trường hợp mua bán nhà không bắt buộc công chứng, chứng thực bao gồm:
Trường hợp này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận; thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm ký kết hợp đồng. Khi giao dịch mua bán nhà hoàn tất, nhà ở thuộc sở hữu hợp pháp của bên mua thì bên mua có thể làm hộ khẩu tại nhà mua vi bằng này.
Trường hợp mua bán nhà bắt buộc phải công chứng, chứng thực; thì hợp đồng mua bán chỉ có hiệu lực khi các bên công chứng, chứng thực theo quy định. Sau đó phải làm thủ tục kê khai nộp thuế, lệ phí trước bạ và; đăng ký sang tên (đăng ký biến động) cho bên mua tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi mà Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến được dùng làm chứng cứ trong xét xử và; để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực.
Như vậy, đối với trường hợp pháp luật quy định hợp đồng mua bán nhà phải được công chứng, chứng thực; thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng, chứng thực hợp đồng. Nếu hợp đồng mua bán không có công chứng, chứng thực sẽ không đủ điều kiện hồ sơ để làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận. Do vậy, nếu muốn làm hộ khẩu tại nhà mua vi bằng phải được sự đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu hợp pháp.
Tham khảo bài viết: Nhà công chứng vi bằng có làm sổ được không?
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, vi bằng không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, không phải là cơ sở để sang tên cho bên mua.
Vi bằng không phải do Thừa phát lại công chứng mà chỉ là văn bản xác nhận có sự chứng kiến của Thừa phát lại; vì bản chất Thừa phát lại không có quyền công chứng, chứng thực. Để việc mua bán chuyển nhượng tuân thủ đúng quy định thì hợp đồng mua bán phải được công chứng, chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Vi bằng phải được gửi đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc; kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng. Trường hợp phát hiện vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm quy định; thì Sở Tư pháp có quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước người yêu cầu lập vi bằng, trước pháp luật về nội dung, hình thức vi bằng đã lập.
Trung tâm vi bằng Việt Nam với đội ngũ Thừa phát lại có nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lập vi bằng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ Thừa phát lại lập vi bằng nhanh chóng; chi phí trọn gói hợp lý trên phạm vi cả nước. Chúng tôi cam kết đáp ứng tất cả mọi yêu cầu của khách hàng từ tư vấn về các vấn để liên quan khi thực hiện giao dịch mua nhà vi bằng đến trực tiếp hỗ trợ thủ tục lập vi bằng tại nhà.
Trên đây là bài viết của Trung tâm vi bằng Việt Nam liên quan đến vấn đề “Mua nhà vi bằng cần những giấy tờ gì?”. Nếu bạn có vướng mắc khi thực hiện thủ tục mua nhà vi bằng và muốn được Thừa phát lại tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ lập vi có thể liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam theo một trong các phương thức sau:
Trân trọng!
Cloud.
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…
View Comments