LUẬT THỪA PHÁT LẠI HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?


Ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở các thành phố lớn thuật ngữ Thừa phát lại được sử dụng ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, khi tìm hiểu thì không phải ai cũng nắm rõ những quy định liên quan đến hoạt động của tổ chức này. Vậy Luật Thừa phát lại được quy định tại những văn bản nào? Tiêu chuẩn về Thừa phát lại được quy định ra sao? Thẩm quyền của Thừa phát lại là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về Luật Thừa phát lại hoặc liên hệ Trung tâm Vi bằng Việt Nam qua số điện thoại 0975.686.065 để được tư vấn, hỗ trợ.

Luật Thừa phát lại được quy định tại văn bản nào?

Theo yêu cầu của công cuộc cải cách tư pháp, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây được xem là văn bản pháp lý đầu tiên quy định Luật về Thừa phát lại.

Trên cơ sở kết quả thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm Thừa phát lại. Giao Chính phủ tiếp tục thực hiện thí điểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Thời gian thực hiện đến hết năm 2015.

Từ kết quả triển khai thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Nghị quyết số 107/2015/QH13 về thực hiện chế định Thừa phát lại. Theo đó, Nghị quyết cho phép chế định này được thực hiện chính thức trong phạm vi cả nước. Thời gian thực hiện chính thức kể từ ngày 01/01/2016.

Ngày 08/01/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại. Thay thế Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và Nghị định số 135/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 05/2020/TT-BTP ngày 28/8/2020 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 của Chính phủ.

Như vậy, Luật Thừa phát lại hiện nay được thực hiện theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP và Thông tư 05/2020/TT-BTP.

LUẬT THỪA PHÁT LẠI HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?
LUẬT THỪA PHÁT LẠI HIỆN NAY NHƯ THẾ NÀO?

Quy định về tiêu chuẩn của Thừa phát lại.

Căn cứ điều 6, Nghị định 08/2020/NĐ-CP (còn được gọi là Nghị định 08 Thừa phát lại) quy định về Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại. Cụ thể như sau:

  • Là công dân Việt Nam không quá 65 tuổi, thường trú tại Việt Nam. Chấp hành tốt Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật.
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo. Hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại quy định tại Điều 7 của Nghị định này.
  • Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề Thừa phát lại.

So với quy định tại Điều 10 Nghị định 61 Thừa phát lại thì Điều 6 Nghị định 08 Thừa phát lại quy định nhiều điểm mới về tiêu chuẩn bổ nhiệm Thừa phát lại. Cụ thể:

Theo đó, Nghị định 08/2020/NĐ-CP giới hạn độ tuổi bổ nhiệm Thừa phát lại là “không quá 65 tuổi”. Giảm tiêu chuẩn về thời gian công tác pháp luật từ 05 năm xuống còn 03 năm. Và quy định cụ thể: “Có thời gian công tác pháp luật từ 03 năm trở lên tại các cơ quan, tổ chức sau khi đã có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật”.

Đồng thời, không còn quy định về bổ nhiệm thừa phát lại đối với người “đã từng là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư; Chấp hành viên, Công chứng viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên”.

Ngoài ra, thay vì tiêu chuẩn “có chứng chỉ hoàn thành lớp tập huấn về nghề Thừa phát lại” theo Nghị định 61 thừa phát lại. Nghị định số 08 thừa phát lại quy định tiêu chuẩn “tốt nghiệp khóa đào tạo, được công nhận tương đương đào tạo hoặc hoàn thành khóa bồi dưỡng nghề Thừa phát lại” và “đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề”. Như vậy, Nghị định 08 Thừa phát lại nâng cao hơn tiêu chuẩn của Thừa phát lại.

TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065

Quy định về thẩm quyền của Thừa phát lại.

Thẩm quyền của Thừa phát lại được thực hiện dựa trên những công việc mà Thừa phát lại được làm. Do đó, căn cứ điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ – CP. Những công việc Thừa phát lại được làm bao gồm:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu theo quy định của Nghị định này.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu.
  • Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu.

Thẩm quyền của Thừa phát lại cụ thể như sau:

Thứ nhất, Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.

Theo quy định tại điều 32 Nghị định 08 Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của các cơ quan sau đây:

  • Toà án nhân dân.
  • Viện Kiểm sát nhân dân.
  • Cơ quan Thi hành án dân sự.

Thừa phát lại hực hiên chức năng tống đạt văn bản trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở. Trong một số trường hợp, Văn phòng Thừa phát lại và các cơ quan nêu trên có quyền thỏa thuận để tống đạt ngoài địa bàn nơi đặt trụ sở.

Ngoài ra, Bộ Tư pháp lựa chọn một hoặc một số Văn phòng Thừa phát lại để thực hiện việc tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài. Trường hợp này, Thừa phát lại thực hiện trên phạm vi toàn quốc.

Nghị định 08 Thừa phát lại có một số điểm mới so với Nghị định 61 Thừa phát lại. Cụ thể:

  • Mở rộng thẩm quyền tống đạt văn bản của Viện Kiểm sát.
  • Quy định chi tiết hơn về thực hiện tống đạt các văn bản ở ngoài địa bàn cấp tỉnh.
  • Mở rộng thêm các loại giấy tờ, hồ sơ, tài liệu có liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.

Thứ hai, Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu. Trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định 08 Thừa phát lại.

Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Nghị định 08 Thừa phát lại đã mở rộng phạm vi lập vi bằng hơn so với Nghị định 61 Thừa phát. Mở rộng thêm và quy định rõ các trường hợp không được lập vi bằng. Quy định thêm về việc cấp bản sao vi bằng.

Thứ ba, xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu

Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn cấp tỉnh nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở. Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh nơi Văn phòng đặt trụ sở.

Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án. Kể cả trường hợp vụ việc đang do cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành.

Khi đã tiếp nhận yêu cầu và các tài liệu của khách hàng Trưởng Văn phòng ra quyết định xác minh điều kiện thi hành. Việc xác minh điều kiện thi hành án được tiến hành bằng văn bản yêu cầu hoặc trực tiếp.

Thứ tư, Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự

Thừa phát lại chỉ thực hiện thi hành án trong các trường hợp: Bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện và bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.

Đối với bản án, quyết định phúc thẩm, có thể thi hành án với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi Văn phòng thừa phát lại đặt trụ sở đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện; bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định sơ thẩm, chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.

Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở.

TRUNG TÂM VI BẰNG – 0975.686.065

Quy định về Văn phòng Thừa phát lại.

Căn cứ điều 17 Nghị định 08 Thừa phát lại, quy định về Văn phòng thừa phát lại như sau:

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng thừa phát lại được tổ chức theo 2 loại hình sau:

  • Trường hợp do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình Doanh nghiệp tư nhân.
  • Trường hợp do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình Công tư hợp danh.

Chức năng của Văn phòng Thừa phát lại

Chức năng của Văn phòng thừa phát lại dựa trên những công việc mà Thừa phát lại được làm. Do đó, căn cứ điều 3 Nghị định 08 Thừa phát lại. Chức năng của Văn phòng thừa phát lại bao gồm:

  • Tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu theo quy định của Nghị định này.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu.
  • Tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu.

Điều kiện để thành lập Văn phòng Thừa phát lại

Căn cứ điều 21 Nghị định 08 Thừa phát lại, để được thành lập thì Văn phòng Thừa phát lại phải đáp ứng các tiêu chí sau:

  • Điều kiện kinh tế – xã hội địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập.
  • Số lượng vụ việc thụ lý của Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập.
  • Mật độ dân cư và nhu cầu của người dân ở địa bàn cấp huyện nơi dự kiến thành lập.
  • Không quá 02 Văn phòng tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã. Không quá 01 Văn phòng  tại 01 đơn vị hành chính huyện.

Quy định pháp luật về lập vi bằng.

Vi bằng là gì?

Căn cứ khoản 3 điều 2 Nghị định 08 Thừa phát lại, Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Thẩm quyền lập vi bằng được quy định tại khoản 1 điều 36 Nghị định 08 thừa phát lại, Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp không lặp vi bằng.

Giá trị pháp lý của vi bằng

  • Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng. Nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được triệu tập.

Những trường hợp thừa phát lại không được làm

Căn cứ điều 37, Nghị định 08 Thừa phát lại, những trường hợp thừa phát lại không được làm bao gồm:

  • Các trường hợp liên quan đến quyền; lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình.
  • Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng.
  • Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại điều 38 của Bộ luật ân sự; trái đạo đức xã hội.
  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng; giao dịch thuộc phạm vi công chứng viên.
  • Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng; giao dịch thuộc phạm vi công chứng viên.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi của cá nhân làm việc trong ngành nghề đặc thù.
  • Ghi nhận sự kiện, hành vi không do thừa phát lại trực tiếp chứng kiến.
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Thủ tục lập vi bằng

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu làm vi bằng.

Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp. Nếu đủ điều kiện cần thiết, Thừa phát lại sẽ hướng dẫn bạn điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận nội dung lập vi bằng.

Sau khi xem xét, bạn sẽ thỏa thuận với văn phòng thừa phát lại các nội dung:

  • Nội dung lập vi bằng bao gồm cả sự kiện và hành vi.
  • Thời gian – Địa điểm làm vi bằng.
  • Chi phí làm vi bằng, bao gồm phần kinh phí mà người lập cần phải nộp.
  • Một số thỏa thuận khác.

Bước 3: Lập vi bằng.

Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

 Vi bằng sẽ chia làm 3 bản lần lượt cho các cá nhân đơn vị sau:

  • 01 bản gốc giao cho người yêu cầu.
  • 01 bản gốc bàn giao lại Sở Tư pháp địa phương để lưu trữ theo quy định pháp luật.
  • 01 bản gốc lưu trự tại văn phòng thừa phát lại.

Bước 4: Đăng ký vi bằng.

Sau khi hoàn thiện thủ tục lập vi bằng, văn phòng Thừa phát lại cần gửi vi bằng đến Sở tư pháp đăng ký. Điều này đảm bảo cho vi bằng được thừa nhận, có giá trị pháp luật.

Trường hợp bạn có thắc mắc, cần tư vấn hỗ trợ vấn đề liên quan đến vi bằng. Vui lòng liên hệ Trung tâm Vi bằng qua số điện thoại 0975 686 065 để được tư vấn.

Dịch vụ Lập vi bằng Thừa phát lại.

Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng tận nơi, theo yêu cầu đối với nhiều sự kiện, hành vi pháp lý. Ví dụ như:

Khi cần thực hiện thủ tục lập vi bằng tận nơi theo yêu cầu bạn có thể gửi yêu cầu theo các phương thức sau:

  • Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975 686 065
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Tầng 5, số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16. quận Gò Vấp. Tp. Hồ Chí Minh.
  • Website: https://trungtamvibang.vn/
  • Email: trungtamvibang@gmail.com

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *