Bạn đang tiến hành các thủ tục giao dịch nhà đất? Bạn muốn tạo chứng cứ, cơ sở vững để phòng ngừa các rủi ro pháp lý sau này? Hãy liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên nghiệp uy tín. Trung tâm hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, giá rẻ lĩnh vực nhà đất trên toàn quốc. Hãy liên hệ 0975 686 065 (zalo) để được tư vấn.
MỤC LỤC
Lập vi bằng trong giao dịch nhà đất là một hoạt động diễn ra phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy nhiên vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về lập vi bằng, sau đây mời các bạn tìm hiểu bài đọc của chúng tôi để hiểu rõ hơn về lập vi bằng trong giao dịch nhà đất.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định rõ về vi bằng như sau:
“3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.”
Lập vi bằng trong giao dịch nhà đất là hoạt động của Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến giao dịch nhà đất trên thực tế đã xảy ra và ghi nhận lại giao dịch, sự kiện pháp lý đó dưới hình thức vi bằng. Vi bằng trong giao dịch nhà đất thể hiện giao dịch đã diễn ra trên thực tế dưới sự chứng kiến trực tiếp của Thừa phát lại. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết trong trường hợp phát sinh tranh chấp liên quan đến giao dịch nhà đất. Nội dung này được quy định tại khoản 3 điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Vi bằng giao dịch nhà đất cần được lập trong những giao dịch nhà đất phức tạp. Khác với công chứng chỉ xác mình tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng thì vi bằng ghi toàn bộ những sự kiện pháp lý, thỏa thuận giữa các bên. Vi bằng có phạm vi rộng hơn so với công chứng nhưng về tính pháp lý thì vi bằng không có có tính pháp lý cao như công chứng. Vi bằng chỉ có tác dụng làm chứng cứ cụ thể để giải quyết tranh chấp sau này.
Vi bằng có giúp bảo về tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bên giao tiên và nhận tiền. Việc lập vi bằng xác nhận một các khách quan, trung thực các sự kiện, hành vi xảy ra trên thực tế. Tạo chứng cứ hợp pháp để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong giao dịch, tạo chứng cứ vững chắc để Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp phát sinh.
Khi xảy ra tranh chấp thì để các cơ quan chức năng như: Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Quản lý thị trường, Cơ quan thuế vào cuộc thì rất cần có vi bằng để làm căn cứ, cơ sở. Đặc biệt trong những thỏa thuận giao nhận tiền và tài sản, nếu có các hành vi gian dối làm trái với những nội dung thể hiện trong vi bằng nhằm chiếm đoạt tiền và tài sản thì có thể bị xử lý hình sự.
Trên thực tế có một số vi bằng trong giao dịch nhà đất thường bắt gặp (một số trường hợp nên lập vi bằng), cụ thể Trung tâm vi bằng Việt Nam xin cung cấp một số loại vi bằng như sau:
Trên thực tế vi bằng có thể được thành lập với nội dung rất đa dạng. Hầu như tất cả các vấn đề, nếu muốn, bạn đều có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng với sự kiện đó. Nhà đất là một loại tài sản quan trọng nên cần hết sức cẩn thận trong việc tiến hành giao dịch mua bán. Nếu bạn cảm thấy rủi ro trong giao dịch và cần có chứng cứ, bằng chứng để sử dụng cho sau này hãy liên hệ Trung tâm vi bằng để được hỗ trợ tốt nhất.
Mẫu vi bằng được Bộ Tư pháp ban hành mẫu chung và được áp dụng với tất cả các loại vi bằng. Căn cứ thông tư 05/2020/TT-BTP, vi bằng có hình thức phải tuân theo mẫu sau:
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ………………………………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ……/(năm)/VB-TPL |
Vào hồi……….. giờ…………. ngày…….. tháng…… năm…….., tại……………………………….
Chúng tôi gồm: (1)……………………………………………………………………………………..
Ông (bà):…………………………………………………………………… chức vụ: Thừa phát lại
Người yêu cầu lập vi bằng:…………………………………………………………………..………
Ông (bà)/cơ quan/tổ chức:……………………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………….………………………………………………………………
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:…………………………….
Người tham gia lập vi bằng (nếu có):………………………………………………………………
Ông (bà)/cơ quan/tổ chức: …………………………………..………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:……………………………
Người chứng kiến (nếu có):…………………….…………………………………………………..
Ông (bà):………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………….. cấp ngày: ………………. bởi:…………………………
Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây: (nêu tên sự kiện, hành vi lập vi bằng)
Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)
Sự kiện, hành vi lập vi bằng kết thúc vào lúc… giờ… phút, ngày… tháng… năm…
Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.
Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, giấy tờ sau (nếu có):
1)……………………………………………………………………………………………….……..
2)………………………………………………………………………………………………………
Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng và những người tham gia (nếu có) về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.
Vi bằng này được lập thành…. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào lúc……. giờ…… phút, ngày… tháng… năm…, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên.
THƯ KÝ NGHIỆP VỤ (nếu có) | THỪA PHÁT LẠI |
NGƯỜI THAM GIA | NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) |
(1) Tùy từng trường hợp cụ thể, Thừa phát lại có thể bổ sung thành phần tham gia vào vi bằng, bổ sung nội dung ghi nhận phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.
Tùy từng trường hợp cụ thể mà vi bằng đối với từng nội dung sẽ được thành lập một cách khác nhau. Nhưng về hình thức thì vi bằng giao dịch nhà đất cần được tuân theo mẫu này.
Nội dung của vi bằng được quy định cụ thể theo quy định của pháp luật, cụ thể vi bằng phải chứa những nội dung dưới đây:
Tùy từng loại vi bằng mà nội dung sẽ có sự khác nhau. Đối với vi bằng giao dịch nhà đất, thì nội dung có thể là: Thỏa thuận mua bán nhà đất, thỏa thuận thanh toán, hiện trạng nhà đất bàn giao, tình trạng công trình trên đất, thỏa thuận lối đi chung, thỏa thuận giáp ranh thửa đất… Theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức, Thừa phát lại có thể lập vi bằng đối với bất kỳ nội dung nào liên quan đến giao dịch nhà đất.
Một vi bằng muốn có hiệu lực pháp luật không những phải đáp ứng yêu cầu về nội dung mà còn phải tuân thủ về thủ tục lập. Hơn nữa, để có thể phối hợp với các Thừa phát lại trong quá trình lập vi bằng các bạn cũng nên nắm rõ quy trình một vi bằng được lập từ khi bắt đầu yêu cầu Thừa phát lại đến khi vi bằng được đăng ký. Thủ tục lập vi bằng của văn phòng Thức phát lại sẽ được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
Như chúng tôi đã phân tích ở phân trên bài viết thì không phải chủ thể nào cũng có thẩm quyền lập vi bằng hợp pháp. Pháp luật nước ta hiện nay quy định việc lập vi bằng phải được thực hiện do người được bổ nhiệm theo đúng tiêu chuẩn là Thừa phát lại. Do đó, khi bạn muốn lập vi bằng thì đầu tiên cần tìm đến một văn phòng Thừa phát lại đáng tin cậy. Bạn sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng cho thư kí nghiệp vụ. Dựa trên các yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn các vấn đề liên quan đến vụ việc và nếu yêu cầu của bạn là hợp pháp thì bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng.
Khi hai bên đã đồng ý thực hiện thủ tục lập vi bằng thì một văn bản nên được lập ra để ghi lại cam kết kết của các bên là hợp đồng. Văn bản này sẽ là cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như tránh được các vi phạm của bên còn lại. Nội dung hợp đồng sẽ được xác lập phụ thuộc vào thỏa thuận nhưng nên có một số nội dung cơ bản như:
Tùy thuộc theo thỏa thuận của các bên và tính chất vụ việc mà vi bằng có thể được lập tại trụ sở của thừa phát lại hoặc tại nơi xảy ra sự việc được lập vi bằng. Tuy nhiên, có một yếu tố không thay đổi đó là Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến sự việc đó phục vụ cho quá trình lập vi bằng một cách chính xác, khách quan.
Tại địa điểm lập vi bằng Thừa phát lại và thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép; đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim….. Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho vi bằng thì các bên cần phải ký xác nhận và vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu. Bên cạnh đó, để đảm bảo giá trị pháp lý của vi bằng thì một bản của vi bằng sẽ được gửi đến Sở tư pháp để đăng ký trong thời hạn 03 ngày.
Như vậy, khi thực hiện thủ tục này các bạn nên chú ý vi bằng phải được tiến hành lập theo các bước như trên để đảm bảo giá trị pháp lý trước tòa án và các bên liên quan.
Hiện nay vi bằng được áp dụng trong mua bán nhà đất rất nhiều, có những nơi vi bằng còn được sử dụng nhiều hơn công chứng. Nhiều trường hợp mua bán nhà vi bằng dẫn đến tranh chấp rất đáng tiếc, tiền mất tật mang. Nếu có nhu cầu lập vi bằng giao dịch nhà đất bạn cần hiểu rõ bản chất vi bằng để sử dụng vi bằng một cách đúng đắn, tránh việc bị kẻ xấu lừa gạt. Trung tâm vi bằng Việt Nam xin lưu ý một số điều cần biết về vi bằng trong giao dịch nhà đất như sau:
Theo điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì “2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác..”. Như vậy khi thực hiện giao dịch nhà đất chúng ta vẫn cần phải có hợp đồng công chứng. Hợp đồng công chứng là cơ sở sang tên quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 3 điều 167 Luật Đất đai 2013. Chỉ lập vi bằng để mua bán, thực hiện giao dịch nhà ở sẽ không đủ căn cứ để sang tên quyền sử dụng đất cho bên mua. Chúng ta lập vi bằng để xác định hiện trạng nhà đất, tình trạng xung quanh. Những thỏa thuận, sự kiện, hành vi pháp lý mà hợp đồng mua bán không thể hiện hết được.
Thao khảo thêm bài viết: Nhà vi bằng có làm sổ đỏ được không?
Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp không được lập vi bằng như sau:
“…
4. Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực; xác nhận tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt; xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.
5. Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.”.
Việc lập vi bằng đối với nhà đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng là không được phép. Việc lập vi băng chỉ có giá trị làm chứng cứ chứng minh trong trường hợp xảy ra tranh chấp. Đối với nhà đất không có giấy tờ chứng mình, không sử dụng vi bằng để làm căn cứ bàn giao tài sản. Vi bằng chỉ có giá trị làm chứng cứ, trong trường hợp giao dịch là trái với quy định của pháp luật do không có hợp đồng công chứng thì vi bằng cũng không có giá trị. Đối với nhà đất không có giấy tờ chứng mình, chỉ có thể sử dụng vi bằng đề thỏa thuận các điều kiện chuyển nhượng, hiện trạng nhà đất chứng không được lập vi bằng chuyển nhượng nhà đất không có giấy tờ chứng minh.
Để được giải đáp thắc mắc cụ thể, liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam qua số 0975 686 065 (zalo) để được tư vấn.
Trung tâm vi bằng có chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng tại Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi bạn có thể yên tâm bởi:
Trung tâm vi bằng sẽ luôn giải thích rõ trường hợp nào nên lập vi bằng. Trường hợp nào không được lập vi bằng và các vấn đề pháp lý có liên quan. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0975 686 065 (zalo) để được tư vấn pháp luật miễn phí, hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, giá rẻ, trực tiếp tận nơi trên phạm vi toàn quốc.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
PT.
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…
View Comments