Mặc dù ngày nay thuật ngữ “vi bằng” ngày càng phổ biến với người dân. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về vi bằng và giá trị của vi bằng. Hơn nữa, nhiều người còn nhầm lẫn lập vi bằng và hoạt động công chứng. Do đó, Trung tâm vi bằng Việt Nam mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ vi bằng là gì? thẩm quyền lập vi bằng? giá trị pháp lý của vi bằng là gì?. Vui lòng liên hệ 0975.686.065 để được lập vi bằng nhanh chóng, chi phí hợp lý.
MỤC LỤC
Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, cụ thể: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.“
Từ quy định trên, ta rút ra được một số đặc điểm như sau:
Hơn nữa, để được xem là vi bằng hợp pháp thì việc lập vi bằng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung của vi bằng; Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.
Về thẩm quyền, được tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể: “Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.“
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, về định nghĩa: “Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.“
Như vậy, thẩm quyền lập vi bằng thuộc về Thừa phát lại, người có đủ tiêu chuẩn theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP và được Nhà nước bổ nhiệm.
Công chứng vi bằng là văn bản do Thừa phát lập và được công chứng viên chứng nhận. Công chứng vi bằng là chứng cứ hợp pháp, bởi nó sẽ ghi nhận sự kiện hành vi để làm chứng trong xét xử và được pháp luật công nhận.
Do vậy công chứng vi bằng không có giá trị xác nhận tính hợp pháp của giao dịch mà chỉ có giá trị chứng cứ.
Pháp luật hiện hành đã có quy định cụ thể về khái niệm, chức năng của “Công chứng” và “Vi bằng”. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thường nhầm lẫn chức năng, giá trị pháp lý của nó. Do đó, mời bạn tham khảo nội dung sau để hiểu rõ hơn về từng loại giấy tờ này.
Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật Công chứng.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định 08 về Thừa phát lại.
Hoạt động công chứng do Công chứng viên tiến hành (Là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật này, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng).
Vi bằng do Thừa phát lại tiến hành lập. Bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết: Thẩm quyền lập vi bằng.
Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố là vô hiệu.
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định.
Trên đây là những trường hợp được khuyến nghị là nên tiến hành lập vi bằng để ghi nhận.
Theo khoản 1, 2 Điều 64 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể:
Qua định trên, thì chi phí lập vi bằng sẽ được Văn phòng Thừa phát lại niêm yết công khai, trong đó xác định rõ mức tối đa, mức tối thiểu, nguyên tắc tính.
Trên cơ sở chi phí đã niêm yết, Văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu có thể thoả thuận chi phí cụ thể dựa trên nội dung công việc, thời gian tiến hành, địa điểm lập vi bằng, ngoài ra còn có các phí khác như phí cho người làm chứng,… Hiện nay, chi phí lập vi bằng thông thường từ 3.000.000 đồng.
Thủ tục lập vi bằng gồm các bước sau:
Khi có nhu cầu, người yêu cầu liên hệ Văn phòng Thừa phát lại thông qua Số điện thoại hoặc đến trực tiếp. Người muốn lập vi bằng sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng.
Người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại sẽ thống nhất về chi phí thực hiện. Sau đó, khách hàng sẽ ký vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng, bao gồm các nội dung sau:
Tiếp theo, người yêu cầu sẽ tiến hành đóng phí đã thoả thuận cho Văn phòng Thừa phát lại.
Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 02 bản; người có yêu cầu lập vi bằng sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản.
Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực.
Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:
Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác. Trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.
Sau khi hoàn thành việc lập vi bằng, thừa phát lại phải giao cho người yêu cầu 01 bản chính. Khi giao vi bằng, thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
Tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Thư ký nghiệp vụ, Thừa phát lại giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tiếp nhận, tư vấn và tiến hành lập vi bằng nhanh chóng, uy tín, chi phí hợp lý theo yêu cầu của khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
TC.
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…
View Comments