Hiện nay, dịch vụ thừa phát lại, lập vi bằng ngày càng được sử dụng phổ biến nhưng có ít người nắm rõ khái niệm các dịch vụ pháp lý này. Hoạt động này có gì khác biệt so với các công việc trong ngành luật như công chứng; luật sư,…? Quy định pháp luật về lĩnh vực này như thế nào? Bài viết dưới đây Trung tâm vi bằng sẽ cung cấp nhưng thông tin cơ bản liên quan đến hoạt động thừa phát lại; Phân biệt ngành nghề này với một số nghề luật khác.
MỤC LỤC
Căn cứ quy định của pháp luật hiện hành, Thừa phát lại là chức danh chỉ người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt; lập vi bằng; xác minh điều kiện thi hành án dân sự; tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật. Hiện nay, Thừa phát lại chủ yếu thực hiện tống đạt và lập vi bằng. Cụ thể,
Vai trò nổi bật của Thừa phát lại được nhiều người biết đến là lập vi bằng; đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai như vi bằng giao nhận tiền mua bán đất; vi bằng ghi nhận hiện trạng tranh chấp đất đai;… Hoạt động này giúp cho người sử dụng dịch vụ lập vi bằng đó để chủ động tạo lập chứng cứ bảo vệ các quyền; lợi ích hợp pháp của mình phù hợp quy định pháp luật. Điều này giúp tăng sự chủ động của người dân trong việc bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
Căn cứ tại Điều 6 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Thừa phát lại như sau:
Như vậy, để trở thành Thừa phát lại phải đáp ứng được điều kiện về độ tuổi, bằng cấp và kinh nghiệm thực tế. Có thể thấy, đây là nghề đòi hỏi không chỉ cần kiến thức mà kỹ năng áp dụng pháp luật vào thực tiễn phải thành thạo. Điều này thể hiện qua việc phải công tác pháp luật từ 03 năm trở lên và đạt yêu cầu kiểm tra tập sự hành nghề Thừa phát lại.
Như đã phân tích ở trên, Thừa phát lại thực hiện các công việc theo quy định pháp luật như sau:
Tuy các hoạt động của Công chứng viên và Thừa phát lại đều nhằm hỗ trợ hạn chế các tranh chấp trong hợp đồng, thỏa thuận; giúp tổ chức và cá nhân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp một cách tốt nhất. Nhưng vẫn có khác biệt nổi bật đó là:
Đây là người thay mặt Nhà nước để chứng kiến và công nhận tính xác thực của các thỏa thuận, văn kiện, giấy tờ, hợp đồng dân sự theo yêu cầu của khách hàng. Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch, nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
Hoạt động của Thừa phát lại chủ yếu lập vi bằng về những sự kiện xảy ra theo yêu cầu của khách hàng. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng; văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Ngoài ra, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, phạm vi hoạt động Thừa phát lại có nhiều vai trò bổ trợ cho hoạt động tố tụng như tống đạt văn bản, tài liệu mà công chứng viên không có chức năng thực hiện.
Luật sư là người hành nghề liên quan đến lĩnh vực pháp luật khi có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật luật sư. Luật sư thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Các dịch vụ pháp lý như: Tư vấn pháp luật; Soạn thảo văn bản, tổ chức đàm phán, thương lượng về các vấn đề pháp luật; và tham gia quá trình tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại toà án.
Thừa phát lại được nhà nước giao cho làm một số công việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan nhà nước như đã trình bày ở các phần trên. Khi thực hiện các công việc này, Thừa phát lại được sử dụng quyền lực nhà nước. Trong hoạt động tố tụng các vi bằng do Thừa phát lại lập với tư cách là chứng cứ mang giá trị chứng minh nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ của các Luật sư.
Trung tâm vi bằng là đơn vị tư vấn pháp luật chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng, thừa phát lại tại Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi bạn có thể yên tâm bởi:
Trung tâm vi bằng sẽ luôn giải thích rõ trường hợp nào nên lập vi bằng. Trường hợp nào không được lập vi bằng và các vấn đề pháp lý có liên quan. Liên hệ ngay với chúng tôi theo số 0975 686 065 để được tư vấn pháp luật miễn phí, hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, giá rẻ, trực tiếp tận nơi trên phạm vi toàn quốc.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
LB
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…
View Comments