Thực tế hiện nay việc mua bán thông qua hình thức lập vi bằng diễn ra ngày càng phổ biến; thay vì xác lập Hợp đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ các quy định về mua bán vi bằng. Vậy, mua bán vi bằng như thế nào cho an toàn? Bài viết dưới đây của Trung tâm vi bằng Việt Nam sẽ đưa ra góc nhìn và kinh nghiệm mua bán vi bằng an toàn. Trường hợp cần hỗ trợ thêm; liên hệ trực tiếp đến số 0975.686.065 để được Trung tâm vi bằng tư vấn.
MỤC LỤC
Mua bán vi bằng là gì?
Mua bán là gì? Mua bán là hoạt động được thực hiện giữa Bên mua và Bên bán. Theo đó; Bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và nhận thanh toán. Bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán; nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. Theo các tiền lệ về thương mại; việc mua bán giữa hai Bên sẽ được giao kết bằng Thoả thuận, biên bản hoặc Hợp đồng.
Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 08/2020/ND-CP thì vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Vi bằng là do Văn phòng thừa phát lại lập.
Như vậy, có thể hiểu mua bán vi bằng là: việc mà bên mua và bên bán thực hiện hoạt động lập hợp đồng mua bán trước sự chứng kiến của Thừa phát lại.
Cách hiểu đúng về mua bán vi bằng.
Đối với các trường hợp mua bán không cần công chứng, chứng thực; việc mua bán vi bằng có thể không tồn tại nhiều rủi ro.
Tuy nhiên, khi mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản (hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất) có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sau đó; đăng ký trước bạ, sang tên (đăng ký biến động) cho bên mua tại văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện…
Trong khi đó; vi bằng chỉ ghi nhận những sự kiện, hành vi mà thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Cụ thể là ghi nhận có việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất giữa các bên nên vi bằng không có giá trị thay thế văn bản (hợp đồng) công chứng, chứng thực.
Vi bằng dùng để chứng minh việc các bên đã giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, nhà đất… làm cơ sở để các bên tiếp tục thực hiện hợp đồng; hoàn thiện hợp đồng theo quy định của pháp luật, hoặc là cơ sở để giải quyết khi có tranh chấp xảy ra. Do đó; vi bằng không phải là cơ sở để thực hiện sang tên đổi chủ cho bên mua. Vi bằng có giá trị chứng cứ trước tòa án và các quan hệ pháp lý khác.
Bài viết tham khảo: Thẩm quyền lập vi bằng mới nhất.
Tư vấn mua bán vi bằng ở đâu?
Mua bán vi bằng hiện nay sẽ được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại; đối với những trường hợp khác công chứng thuộc thẩm quyền của văn phòng công chứng do các cá nhân, tổ chức đứng ra thành lập thì công chứng vi bằng do Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm theo quy định của pháp luật thực hiện.
Hiện nay, Trung tâm vi bằng Việt Nam – 0975.686.065 cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Vi bằng và Thừa phát lại như:
- Tư vấn pháp luật, giải đáp mọi vướng mắc phát sinh có liên quan;
- Hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng nhanh trên toàn quốc;
- Tư vấn, giải quyết tranh chấp liên quan đến vi bằng.
- Dịch vụ khác có liên quan: Công chứng, Luật sư, Giám định,…
Với đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ cho khách hàng giải quyết các yêu cầu pháp lý một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật.
Mua bán vi bằng được thực hiện như thế nào?
Hình thức và nội dung của vi bằng
Về hình thức:
Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt theo đúng mẫu vi bằng.
Về nội dung:
Vi bằng phải có nội dung sau:
- Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
- Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
- Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
- Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
- Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
- Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
(Điều 40 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP Tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại)
Thủ tục thực hiện
Bước 1: Người có nhu cầu lập vi bằng đến Văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng mua nhà;
Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng.
Bước 3: Tiến hành thủ tục lập vi bằng.
Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với Trưởng Văn phòng Thừa phát lại về việc lập vi bằng với các nội dung được quy định tại Điều 40 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP.
Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Các trường hợp mua bán vi bằng phổ biến.
Trường hợp mua bán vi bằng phổ biến nhất hiện nay là mua bán nhà đất. Bởi lẽ điều kiện đối với việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà thì cần phải tuân thủ quy định của pháp luật cần nhiều yếu tố như sau:
- Một là, người chuyển nhượng đất phải có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai năm 2013.
- Hai là, đất không có tranh chấp.
- Ba là, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.
- Bốn là, trong thời hạn sử dụng đất.
Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều người không đáp ứng đủ các điều kiện trên.
Mua bán vi bằng như thế nào cho an toàn.
Vi bằng sẽ được lập thành 03 bản chính:
- Bản giao người yêu cầu.
- Bản đăng ký và lưu giữ tại Sở Tư pháp tỉnh.
- Bản lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản.
Một trong những bằng chứng vững chắc để bảo vệ chủ thể mua bán trong việc phòng tránh những rủi ro pháp lý đó chính là vi bằng. Vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa án; khi các bên có phát sinh tranh chấp liên quan đến sự kiện, hành vi lập vi bằng. Tuy nhiên; vi bằng chỉ được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
Kinh nghiệm mua nhà vi bằng.
Việc mua bán nhà vi bằng tồn tại rất nhiều rủi ro và không an toàn. Để nắm bắt được những kinh nghiệm mua nhà vi bằng; hãy tham khảo bài viết sau: Lưu ý khi mua nhà vi bằng.
Dịch vụ lập vi bằng Thừa phát lại trọn gói.
Trung tâm vi bằng là đơn vị chuyên tư vấn, giải quyết tranh chấp vi bằng tại Việt Nam. Với đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu, giàu kinh nghiệm thực tiễn chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc như:
- Tư vấn các lĩnh vực pháp luật có liên quan đến việc lập vi bằng như: Hình sự; Dân sự; Đất đai; Hôn nhân gia đình; Kinh doanh thương mại;…
- Tư vấn chuyên sâu về vi bằng: Trình tự thủ tục lập vi bằng; Giá trị pháp lý của từng loại vi bằng.
- Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến vi bằng.
- Cử Luật sư, chuyên gia pháp lý trực tiếp tham gia giải quyết các tranh chấp liên quan đến vi bằng, thừa phát lại.
Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn, giải đáp mọi vướng mắc. Giải quyết các tranh chấp có phát sinh liên quan đến vi bằng, thừa phát lại.
Liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
- Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975 686 065
- Website: https://trungtamvibang.vn/
- Email: trungtamvibang@gmail.com
Trân trọng!
Brt.