Nhu cầu sở hữu nhà ở của người dân đang ngày càng tăng cao. Nhiều người muốn lập vi bằng mua nhà sổ hồng chung nhưng vẫn đang băn khoăn về giá trị pháp lý của vi bằng. Số ít khác lại chưa nắm rõ trình tự thủ tục Lập vi bằng như thế nào? Nếu bạn cũng đang có nhu cầu mua nhà sổ hồng có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Trung tâm vi bằng. Để được tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình bạn có thể liên hệ tới Hotline 0975.686.065.
MỤC LỤC
Mua nhà công chứng vi bằng là gì?
Sổ hồng hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là một văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam cấp cho chủ sở hữu nhà. Đây được như chứng cứ hợp pháp và duy nhất xác định chủ quyền đối với nhà của một cá nhân, tổ chức đối cụ thể. Đây cũng là một trong những điều kiện cần thiết để các bên thực hiện các giao dịch liên quan đến nhà ở.
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập. Vi bằng được lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Hoạt động Lập vi bằng được thực hiện theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020.
Mua nhà vi bằng được hiểu là giao dịch mua bán nhà giữa các bên sẽ có sự chứng kiến của Thừa phát lại và được lập thành vi bằng. Vi bằng mua bán nhà cũng được coi là một trong những căn cứ chứng minh có thỏa thuận chuyển giao nhà ở giữa các bên. Trong một số trường hợp, vi bằng sẽ có giá trị chứng cứ rất lớn.
Tại sao cần lập vi bằng mua nhà sổ hồng chung?
Sổ hồng chung là gì?
Sổ hồng chung được hiểu là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở được cấp cho 2 người trở lên. Những người này có thể không có quan hệ vợ chồng hay huyết thống với nhau. Trong đó mỗi cá nhân đều có chung quyền quyền sở hữu nhà ở. Trường hợp các chủ sở hữu có yêu cầu thì sổ hồng có thể do một người đại diện đứng tên. Nếu không có yêu cầu thì sổ hồng phải có họ tên đầy đủ của những người có chung quyền sử dụng đất.
Vì là sổ hồng chung nên khi thực hiện các giao dịch liên quan như: làm phát sinh; thay đổi; chấm dứt quyền sử dụng, quyền sở hữu của các chủ thể;… thì cần có sự đồng ý của tất cả các đồng sở hữu. Nếu chỉ một trong số những chủ sở hữu quyết định thì giao dịch đó sẽ không có hiệu lực. Do đó, việc nhận biết sổ hồng nào là sổ hồng riêng, sổ hồng nào là sổ hồng chung rất quan trọng và cần thiết.
Lý do cần lập vi bằng mua bán sổ hồng.
Với những đặc điểm riêng biệt như vậy nên khi thực hiện các giao dịch liên quan đến sổ hồng người dân nên lập vi bằng.
Thể hiện rõ ràng ý kiến của những đồng sở hữu: Tại thời điểm diễn ra việc mua bán. Các đồng sở hữu có thể chỉ thỏa thuận với nhau bằng miệng. Thông thường khi ký hợp đồng mua bán chỉ một trong số các đồng sở hữu đứng ra ký kết hợp đồng. Việc để một người đứng ra làm đại diện thường không được lập thành văn bản. Do đó, nếu có vi bằng ghi nhận nội dung này sẽ đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các đồng sở hữu.
Là văn bản có giá trị chứng cứ: Trong một số trường hợp diễn ra tranh chấp. Vi bằng có giá trị chứng cứ cao. Nội dung trong vi bằng không phải chứng minh. Nếu có yêu cầu chứng minh cũng sẽ rất dễ dàng do có Thừa phát lại chứng kiến. Vậy nên, so với việc chỉ có các bên mua bán thỏa thuận với nhau. Lập vi bằng mua bán nhà có sổ hồng là việc làm có giá trị hơn rất nhiều.
Đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia giao dịch: Hợp đồng mua bán nhà ở sẽ có những nội dung về quyền và nghĩa vụ giữa các bên. Khi có sự tham gia của Thừa phát lại, mọi thỏa thuận sẽ được ghi nhận lại. Các bên sẽ có ý thức thực hiện theo đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận. Điều này góp phần giảm tránh tranh chấp xảy ra.
Các trường hợp mua nhà vi bằng.
Theo quy định của pháp luật hiện này. Việc mua bán, chuyển nhượng nhà đất phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Việc công chứng chứng thực này có sự khác biệt so với thủ tục Lập vi bằng. Việc mua bán nhà được coi là hoàn tất khi các bên thực hiện thủ tục sang tên đổi chủ mua tại cơ quan nhà nước thẩm quyền.
Tuy nhiên, vì nhiều lý do, các bên tham gia giao dịch không thể lập văn bản công chứng, chứng thực. Thay vào đó là thực hiện mua bán chuyển nhượng nhà đất bằng giấy viết tay. Cách này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho các bên tham gia giao dịch. Để hạn chế vấn đề này các bên có thể yêu cầu lập vi bằng trong quá trình mua bán nhà đất. Khi đó, quyền lợi của các bên sẽ có cơ sở đảm bảo hơn.
Vậy vi bằng mua nhà sổ hồng chung được lập trong những trường hợp nào?
Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tiền, giấy tờ nhà ở.
Một nội dung rất quan trọng khi các bên mua nhà sổ hồng chung là giao nhận tiền mua và bàn giao nhà. Theo đó, bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán một khoản tiền hoặc tài sản có giá trị. Giá trị nhà được tính thế nào sẽ do các bên thỏa thuận. Việc giao tiền hay tài sản có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như: chuyển khoản; đưa tiền mặt; do bên thứ 3 chi trả;… Cùng với đó, nghĩa vụ của bên bán là bàn giao nhà.
Căn cứ cho việc đã giao tiền và bàn giao nhà cũng được thực hiện theo thỏa thuận. Có khi các bên sẽ lập văn bản ghi nhận lại sự việc này. Cũng có khi các bên chỉ thỏa thuận miệng với nhau mà không ghi lại gì. Với kinh nghiệm của chúng tôi trong lĩnh vực nhà đất. Nếu có điều kiện khách hàng nên lập vi bằng ghi nhận những nội dung này.
Việc giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ đất trước sự chứng kiến của Thừa phát lại. Hay nói cách khách là lập vi bằng giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ là một trong những hoạt động cần thiết. Đây là nguồn chứng cứ quan trọng để chứng minh các bên đã thực hiện: giao dịch mua bán nhà có sổ hồng; giao nhận tiền mua nhà; giao nhận giấy tờ nhà đất;… nếu không may xảy ra tranh chấp. Từ đó, sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà.
Không ít trường hợp hiện nay khách hàng mua nhà gặp phải những trường hợp giở khóc giở cười. Khi được giới thiệu mua nhà là một mẫu, nhưng khi nhận nhà sử dụng lại là một mẫu khác. Do không có sự cẩn thận, xem xét kỹ lưỡng khi mua bán mà để xảy ra trường hợp đáng tiếc. Vì vậy, lập vi bằng ghi nhận hiện trạng nhà tại thời điểm mua bán là rất cần thiết.
Với dịch vụ này, Thừa phát lại sẽ ghi nhận toàn bộ hiện trạng nhà đất theo yêu cầu của khách hàng. Không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận nội dung. Yêu cầu của khách hàng còn được thể hiện bằng hình ảnh, video. Do đó, người mua không cần phải lo lắng về việc mua nhà không đúng với hiện trạng đã được giới thiệu.
Ở một phương diện khác, người bán cũng được bảo đảm quyền lợi của mình. Có những trường hợp khi mua bán nhà sổ hồng chung. Bên bán cho bên mua vào sử dụng nhà trước cả khi hai bên hoàn tất thủ tục mua bán. Để tránh việc người mua sử dụng nhà không đúng mục đích, làm hư hỏng một phần nào đó. Việc lập vi bằng ghi nhận hiện trạng khi bàn giao nhà ở cũng rất cần thiết.
Nội dung của vi bằng mua bán nhà.
Nội dung của vi bằng được quy định cụ thể tại khoản 1 và khoản 2 Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Đối với vi bằng mua bán nhà sổ hồng chung, nội dung vi bằng gồm những nội dung sau:
- Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
- Địa điểm, thời gian lập vi bằng mua bán nhà sổ hồng chung
- Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng mua nhà sổ hồng chung;
- Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
- Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
- Xác nhận của các bên gồm: chữ ký của Thừa phát lại; dấu Văn phòng Thừa phát lại; chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
Khách hàng cần lưu ý những điểm nhỏ sau khi lập vi bằng mua nhà sổ hồng.
- Vi bằng phải được lập bằng tiếng Việt: Đây là ngôn ngữ chung và duy nhất trong Vi bằng.
- Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự. Vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ. Số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.
- Kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh. Trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Thủ tục lập vi bằng mua nhà sổ hồng chung.
Tình huống lập vi bằng mua nhà sổ hồng chung.
Xin chào! Tôi có thắc mắc mong được Trung tâm vi bằng tư vấn. Tôi hiện đang muốn mua một căn chung cư nằm trên đường Đê La Thành. Căn chung cư đó đã có sổ hồng, nhưng là của hai người cùng đứng tên. Một người hiện đang làm việc TP. Hồ Chí Minh, không tiện đi lại làm việc để ký kết hợp đồng. Chúng tôi đã hẹn nhau đặt cọc và bàn giao giấy tờ trước. 04 tháng sau người kia về sẽ ký nốt Hợp đồng mua bán nhà sổ hồng với nhau.
Do đó, tôi muốn lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận đặt cọc và giao nhận giấy tờ nhà đất. Tuy nhiên vì không am hiểu pháp luật nên tôi không biết thủ tục Lập vi bằng mua nhà sổ hồng chung thực hiện như thế nào? Các bước lập vi bằng của Thừa phát thế nào? Tôi cần phải chuẩn bị những gì để được lập vi bằng mua nhà? Mong được Trung tâm tư vấn. Xin cảm ơn!
Tư vấn thủ tục lập vi bằng mua nhà sổ hồng chung.
Bước 1: Tư vấn ban đầu về nội dung muốn lập vi bằng.
Theo quy định của pháp luật, một số trường hợp không được lập vi bằng như:
- Vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng gồm: làm lộ bí mật nhà nước; phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước;…
- Vi phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự, trái đạo đức xã hội;
- Xác nhận nội dung, việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực;
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định;
- Ghi nhận sự kiện, hành vi để thực hiện các giao dịch trái pháp luật của người yêu cầu lập vi bằng;
- Ghi nhận sự kiện, hành vi của: cán bộ; công chức; viên chức;… đang thi hành công vụ.
Như vậy, nội dung bạn muốn lập vi bằng là hoàn toàn có thể thực hiện được. Thừa phát lại khi tiếp nhận yêu cầu của bạn cũng sẽ có sự đánh giá ban đầu. Nếu xác định nội dung muốn lập vi bằng có thể thực hiện thì mới đi đến thỏa thuận những nội dung tiếp theo.
Bước 2: Thỏa thuận việc lập vi bằng mua nhà sổ hồng chung.
Nội dung cần thỏa thuận khi lập vi bằng là những vấn đề cần thiết mà các bên phải thống nhất được. Những nội dung chủ yếu cần thống nhất trước khi lập vi bằng mua bán nhà sổ hồng chung gồm có:
- Nội dung vi bằng cần lập;
- Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
- Chi phí lập vi bằng;
- Các thỏa thuận khác (nếu có).
Đây là bước quan trọng để quyết định xem khách hàng có sử dụng dịch vụ lập vi bằng hay không? Nhiều trường hợp do không có sự rõ ràng về nội dung liên quan đến việc lập vi bằng mà khách hàng và Văn phòng thừa phát lại phát sinh tranh chấp sau này.
Bước 3: Thừa phát lại lập vi bằng mua nhà.
Thừa phát lại sẽ trực tiếp chứng kiến nội dung khách hàng muốn lập vi bằng. Sau đó ghi nhận nội dung đó lại theo đúng chuẩn mẫu quy định của pháp luật. Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Nếu cảm thấy cần thiết, Thừa phát lại có thể mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Thừa phát lại khi thực hiện việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực.
Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng. Đồng thời, cũng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu mình cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng. Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
Bước 4: Trả kết quả lập vi bằng cho người yêu cầu.
Sau khi việc đóng dấu và xác nhận vào vi bằng hoàn tất. Vi bằng đã lập phải được gửi cho người yêu cầu. Ngoài ra, vi bằng đó còn được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.
Bước 5: Đăng ký vi bằng đã lập tại Sở tư pháp.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng. Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Mẫu vi bằng mua nhà sổ hồng chung.
Mẫu vi bằng là Mẫu TP-TPL-N-05 được ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP.
VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI ………………………………….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: ……/(năm)/VB-TPL |
VI BẰNG
Vào hồi……….. giờ…………. ngày…….. tháng…… năm…….., tại……………………………….
Chúng tôi gồm: (1)……………………………………………………………………………………..
Ông (bà):…………………………………………………………………… chức vụ: Thừa phát lại
Người yêu cầu lập vi bằng:…………………………………………………………………..………
Ông (bà)/cơ quan/tổ chức:……………………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………….………………………………………………………………
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:…………………………….
Người tham gia lập vi bằng (nếu có):………………………………………………………………
Ông (bà)/cơ quan/tổ chức: …………………………………..………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:……………………………
Người chứng kiến (nếu có):…………………….…………………………………………………..
Ông (bà):………………………………………………………………………………………………
Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………
Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………….. cấp ngày: ………………. bởi:…………………………
Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây: (nêu tên sự kiện, hành vi lập vi bằng)
Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)
Sự kiện, hành vi lập vi bằng kết thúc vào lúc… giờ… phút, ngày… tháng… năm…
Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.
Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, giấy tờ sau (nếu có):
1)……………………………………………………………………………………………….……..
2)………………………………………………………………………………………………………
Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng và những người tham gia (nếu có) về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.
Vi bằng này được lập thành…. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào lúc……. giờ…… phút, ngày… tháng… năm…, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên.
THƯ KÝ NGHIỆP VỤ (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) | THỪA PHÁT LẠI (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
NGƯỜI THAM GIA (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) | NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG (Ký, ghi rõ họ tên) |
NGƯỜI CHỨNG KIẾN (nếu có) (Ký, ghi rõ họ tên) |
Dịch vụ tư vấn, lập vi bằng mua nhà sổ hồng chung.
Trung tâm vi bằng luôn sẵn sàng cung cấp dịch vụ lập vi bằng liên quan đến mua bán nhà sổ hồng chung. Các dịch vụ Lập vi bằng chúng tôi thường xuyên hỗ trợ như:
- Vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi :
- Lập vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội;
- Lập vi bằng ghi nhận việc giao nhận tài sản, giao nhận tiền;
- Lập vi bằng ghi nhận việc thỏa thuận mua bán tài sản;
- Lập vi bằng ghi nhận họp của công ty;
- Lập vi bằng ghi nhận việc đặt cọc;
- Lập vi bằng ghi nhận việc gửi giữ tài sản;
- Lập vi bằng ghi nhận việc báo chí đưa tin sai sự thật;
- Lập vi bằng ghi nhận việc sử dụng thông tin hình ảnh người khác trái pháp luật;
- Vi bằng ghi nhận hiện trạng:
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng công trình thi công;
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị thu hồi đất;
- Lập vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản trước khi bị cưỡng chế thi hành án;
Liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam.
Trung tâm vi bằng là đơn vị tư vấn pháp luật trong lĩnh vực vi bằng, thừa phát lại. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
- Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975.686.065 (zalo).
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở/chi nhánh: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nha Trang…;
- Email: trungtamvibang@gmail.com.
- Fanpage: Trung tâm vi bằng Việt Nam.
- Website: https://trungtamvibang.vn/
Trân trọng!