Chế định về Thừa phát lại ra đời như một “công cụ” để người dân chủ động trong việc bảo vệ quyền lợi của mình. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa nhìn nhận đúng để sử dụng hiệu quả chức năng này. Nhiều người dân chưa hiểu thế nào là Thừa phát lại và chức năng của thừa phát lại là gì? Trung tâm vi bằng sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây. Trường hợp bạn đọc còn thắc mắc xin hãy liên hệ theo số liên hệ 0975.686.065 (zalo) để được giải đáp và hỗ trợ.
MỤC LỤC
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Thông thường khi làm việc với Thừa phát lại; người dân chỉ lập vi bằng ghi nhận hành vi, sự kiện, để làm bằng chứng trước cơ quan có thẩm quyền khi có tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên, trên thực tế ngoài chức năng lập vi bằng Thừa phát lại còn được thực hiện các công việc sau:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020, các công việc thừa phát lại được thực hiện như sau:
Chức năng này được quy định cụ thể tại Mục 1 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, việc tống đạt của Thừa phát lại có một số đặc điểm cơ bản sau:
Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận để tống đạt văn bản của Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự các cấp trên địa bàn cấp tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại, bao gồm: Giấy báo, giấy triệu tập, giấy mời, quyết định đưa vụ án ra xét xử, bản án, quyết định trong trường hợp xét xử vắng mặt đương sự của Tòa án; các quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập của Cơ quan thi hành án dân sự. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án dân sự có thể thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại để tống đạt các loại văn bản, giấy tờ khác.
+ Thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện theo quy định của pháp luật tố tụng;
+ Thủ tục tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của cơ quan thi hành án dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;
Khi thực hiện việc tống đạt, Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do chính Thừa phát lại thực hiện.
Theo quy định; vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật; do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức; theo quy định của Nghị định này. Văn bản này sẽ có giá trị làm chứng cứ trước Tòa; nếu các quan có phát sinh bất cứ tranh chấp nào liên quan đến sự kiện, hành vi đã được lập vi bằng đó.
Hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại là một trong những chức năng quan trọng; được nhiều người dân sử dụng trong việc chủ động tạo lập chứng cứ nhằm bảo vệ quyền lợi của bản thân khi có tranh chấp xảy ra.
Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án; có quyền thỏa thuận với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
Thông thường, đương sự gửi yêu cầu việc xác minh điều kiện thi hành án đến thừa phát lại; chủ yếu là các đối tượng liên quan đến tài sản như: Nhà, đất, ô tô, xe máy, các loại giấy tờ có giá như cổ phiếu, trái phiếu….
Pháp luật quy định Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành án theo yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau đây:
Do thuật ngữ Thừa phát lại khá mới mẻ nên nhiều người thường nhầm lẫn chức năng giữa Thừa phát lại và Công chứng viên. Từ đó, dẫn đến việc nhiều người đến văn phòng công chứng để yêu cầu công chứng viên lập vi bằng, yêu cầu Thừa phát lại có được công chứng văn bản không? …
Chức năng của Công chứng viên được điều chỉnh bởi Luật Công chứng 2014. Công chứng viên có vai trò xem xét tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài; hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng; hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Chức năng của Thừa phát lại được điều chỉnh bởi Nghị Định 08/2020/NĐ-CP; Theo đó, được Nhà nước trao cho 4 nhóm chức năng: Tống đạt giấy tờ; Lập vi bằng; Xác minh điều kiện thi hành án; Tổ chức thi hành án theo yêu cầu.
Trên thực tế hoạt động của Thừa phát lại chủ yếu là lập vi bằng về những sự kiện xảy ra theo yêu cầu của khách hàng. Ngoài ra, vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự; hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên; phạm vi hoạt động Thừa phát lại có nhiều vai trò bổ trợ cho hoạt động tố tụng như tống đạt văn bản, tài liệu mà công chứng viên không có chức năng thực hiện.
So sánh chức năng của Thừa phát lại và Luật sư.
Luật sư có lập vi bằng được không? Vừa làm Luật sư vừa làm Thừa phát lại có vi phạm pháp luật không? Đến văn phòng Luật sư để lập vi bằng được không? …. là những câu hỏi mà Trung tâm vi bằng thường nhận được. Xuất phát từ việc khách hàng chưa hiểu rõ chức năng của Thừa phát lại và Luật sư nên dễ nhầm lẫn. Vì vậy; chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt như sau:
Điều 22 Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 quy rất rõ chức năng của Luật sư:
Được Nhà nước trao cho 4 nhóm chức năng: Tống đạt giấy tờ; Lập vi bằng; Xác minh điều kiện thi hành án; Tổ chức thi hành án theo yêu cầu. Hoạt động của Thửa phát lại không chỉ giúp giảm tải gánh nặng đối với cơ quan nhà nước; hỗ trợ người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của bản thân; mà các vi bằng do Thừa phát lại lập là chứng cứ mang giá trị chứng minh; nhằm làm sáng tỏ các tình tiết khách quan của vụ án; có ý nghĩa hết sức to lớn đối với hoạt động bảo vệ pháp chế; bảo vệ quyền lợi cho các thân chủ của các Luật sư.
Tự tin là một trong những đơn vị hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Thư ký nghiệp vụ, Thừa phát lại giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tiếp nhận, tư vấn và tiến hành lập vi bằng nhanh chóng, uy tín, chi phí hợp lý theo yêu cầu của khách hàng.
Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng tận nơi, theo yêu cầu đối với nhiều sự kiện, hành vi pháp lý. Ví dụ như:
AV.
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…
View Comments