CÁC TRƯỜNG HỢP NÊN LẬP VI BẰNG


Hiện nay nhu cầu lập vi bằng rất nhiều. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ thế nào là vi bằng? Giá trị của vi bằng là gì? Những trường hợp nên lập vi bằng và ngược lại; những trường hợp nào không thể lập vi bằng. Vì vậy; chúng tôi xin cung cấp một số thông tin cho bạn đọc biết và hiểu rõ hơn về vi bằng. Trong trường hợp bạn đọc còn có thắc mắc xin hãy liên hệ với Trung tâm vi bằng Việt Nam theo số liên hệ 0975.686.065 (zalo) để được giải đáp và hỗ trợ.

Vi bằng là gì? Vi bằng có tác dụng gì?

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020 quy định:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Từ quy định trên chúng ta có thể hiểu rằng vi bằng có những đặc điểm sau:

  • Về hình thức: Vi bằng được lập thành văn bản;
  • Về nội dung: Ghi nhận lại những sự kiện, hành vi có thật;
  • Chủ thể có thẩm quyền lập vi bằng: Thừa phát lại.

Vi bằng có tác dụng gì?

Đối với giá trị pháp lý của vi bằng thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020 thì vi bằng có tác dụng nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính giữa các bên. Ngoài ra, vi bằng còn là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 3 Điều 36 Nghi Định 08/2020 thì vi bằng không phải là văn bản công chứng, chứng thực và không có giá trị thay thế văn bản công chứng, chứng thực.

Các trường hợp nên lập vi bằng.

Như phân tích ở trên nội dung của vi bằng rất rộng; ghi nhận lại tất cả những sự kiện và hành vi có thật để làm chứng cứ giải quyết. Tuy nhiên pháp luật không có những quy định bắt buộc nào về các trường hợp nên lập vi bằng. Việc lập vi bằng hoàn toàn dựa trên nhu cầu của mỗi người. Nên sau đây Trung tâm vi bằng Việt Nam xin đề xuất những trường hợp nên lập vi bằng như sau:

Các giao dịch liên quan đến nhà đất:

  • Vi bằng ghi nhận hiện trạng của nhà liền kề trước khi xây dựng;
  • Ghi nhận tình trạng nhà đất trước khi thuê, mua;
  • Xác nhận tình trạng nhà đất bị lấn chiếm;
  • Vi bằng đặt cọc;
  • Xác nhận hiện trạng tài sản trước khi thu hồi, cưỡng chế thi hành án…

Các hành vi vi phạm thỏa thuận, vi phạm pháp luật:

  • Xác nhận hành vi giao hàng kém chất lượng;
  • Xác nhận hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
  • Xác nhận các thông tin không đúng sự thực;
  • Xác nhận việc chiếm giữ nhà, tài sản khác trái pháp luật;
  • Đưa thông tin khi chưa được phép người có quyền; vi bằng ghi nhận hành vi vu khống; nói xấu trên mạng

Các giao dịch liên quan đến tài sản:

  • Xác nhận mức độ thiệt hại của tài sản;
  • Xác nhận việc giao nhận tiền, tài sản.
  • Xác nhận việc giao, nhận tiền và các giấy tờ liên quan đến tài sản;
  • Xác nhận sự kiện phân chia tài sản;…

Các giao dịch liên quan đến lĩnh vực kinh doanh:

Các trường hợp nên lập vi bằng
Các trường hợp nên lập vi bằng

Các trường hợp không được lập vi bằng.

Ngoài những trường hợp được khuyến khích nên lập vi bằng để làm căn cứ giải quyết các vụ việc. Thì theo Điều 37 Nghị định 08/2020 cũng có quy định 09 trường hợp không được lập vi bằng nhằm đảm bảo tính khách quan của vi bằng; không gây ảnh hưởng đến quyền lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác; sau đây Trung tâm vi bằng Việt Nam xin khái quát như sau:

Những trường hợp không đảm tính khách quan.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Nghị định 08 về Thừa phát lại; thì đối với những việc có liên quan đến quyền; lợi ích của bản thân Thừa phát lại và những người thân thích của mình (bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại; của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì) Thừa phát lại không được phép lập vi bằng.

Ngoài ra để đảm bảo tính khách quan khi lập vi bằng. Thừa phát lại không được lập vi bằng ghi nhận sự kiện; hành vi không do chính mình trực tiếp chứng kiến.

Những trường hợp không đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Trong một sổ trường hợp việc lập vi bằng có thể gây ảnh hưởng đến an ninh của khu vực; an toàn của chính Thừa phát lại khi lập vi bằng. Nghiệm trọng hơn còn có thể ảnh hưởng anh ninh quốc phòng; bí mật quân sự. Do đó, tại Khoản 2 Điều 37 Nghị định 08/2020 quy định Thừa phát lại không được lập vi bằng nếu vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng như:

  • Xâm phạm mục tiêu v an ninh, quc phòng;
  • Làm lộ bí mật nhà nước, phát tán tin tức, tài liệu, vật phẩm thuộc bí mật nhà nước;
  • Vi phạm quy định ra, vào, đi lai trong khu vực câm, khu vực bảo vệ, vành đai an toàn của công trình an ninh, quốc phòng và khu quân sự;
  • Vi phạm quy định về bảo vệ bí mật, bảo v công trình an ninh, quc phòng và khu quân sự.

Ngoài ra việc ghi nhận sự kiện, hành vi của cán bộ; công chức; viên chức; sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; công nhân; viên chức quốc phòng trong cơ quan; đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan; hạ sĩ quan; chiến sĩ trong cơ quan; đơn vị thuộc Công an nhân dân đang thi hành công vụ cũng ảnh hưởng đến tính an ninh, quốc phòng của quốc gia.

Những trường hợp vi phạm đời sống riêng tư; bí mật cá nhân.

Pháp luật Viêt Nam bảo vệ đời sống riêng tư; bí mật cá nhân của mỗi người. Được quy định tại khoản 1 Điều 21 Hiến pháp năm 2013 và được cụ thể hóa tại Điều 38 Bộ luật dân sự 2015:

1. Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2. Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.

3. Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.

4. Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Do đó, những trường hợp lập vi bằng nhưng xâm phạm đến đời sống riêng tư; bí mật cá nhân thì không được cá bộ Thừa phát lại không được phép tiến hành lập vi bằng.

Những trường hợp thuộc chức năng của Công chứng viên.

 Theo quy định của pháp luật; Công chứng viên và Thừa phát lại có những chức năng quyền hạn riêng. Vì vậy, nhằm tránh sự chồng chéo thẩm quyền giữa các chức danh này. Nghị định 08/2020 cũng đã quy định rõ; những trường hợp thuộc thẩm quyền của công chứng viên thì Thừa phát lại không có thẩm quyền thực hiện. Cụ thể:

  • Xác nhận nội dung; việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực;
  • Xác nhận tính chính xác; hợp pháp; không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ; văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt;
  • Xác nhận chữ ký, bản sao đúng với bản chính.

Những trường hợp chuyển quyền sử dụng bất động sản không có giấy tờ chứng minh.

Qua thực tế thực hiện hoạt động lập vi bằng của Thừa phát lại; có rất nhiều trường hợp muốn chuyển nhượng quyền sử dụng; quyền sở hữu đất đai; tài sản nhưng không có giấy tờ chứng minh theo quy định của pháp luật. Đại bộ phận những trường hợp này; điều muốn lập vi bằng để đảm giá trị cho hợp đồng chuyển nhượng. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng này tiền ẩn rất nhiều hệ lụy và tranh chấp. Vì vậy theo khoản 5 Điều 37 Nghị định 08/2020 quy định:

Ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy đnh của pháp luật.” 

Như vậy, Thừa phát lại không được lập vi bằng đối với các giao dịch không đúng quy định pháp luật, ghi nhận nội dung chuyển quyền tài sản không có giấy tờ chứng minh. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình trong trường hợp chuyển quyền sử dụng bất động sản không có giấy tờ chứng minh. Bạn đọc có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng về việc giao nhận tiền; nhằm đảm bảo được một phần tính an toàn đối với việc giao nhận tiền.

Những trường hợp lập vi bằng để thực hiện các giao dịch trái pháp luật.

Những giao dịch trái pháp luật là những giao dịch mà pháp luật cấm không được phép thực hiện. Tuy nhiên, nhiều trường hợp lợi dụng việc Thừa phát lại lập vi ghi nhận sự kiện, hành vi. Từ đó, tạo cơ sở thực hiện những thỏa thuận; giao dịch mà pháp luật cấm không được phép thực hiện.

Trong trường hợp bạn đọc vẫn còn phân vân chưa biết trường hợp của mình có thể lập vi bằng hay không? Bạn có thể liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam Hotline 0975 686 065 để được tư vấn và hỗ trợ.

Lập vi bằng trái quy định pháp luật gây nên hệ quả gì?

Như chúng ta đã; biết mục đích của việc lập vi bằng nhằm tạo nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính có phát sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp lập vi bằng trái quy định pháp luật sẽ dẫn đến việc vi bằng không được công nhận và không còn có giá trị theo quy định pháp luật, và một số hệ quả khác tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Ngoài ra, tại Điều 69 Nghị định 08/2020 quy định về xử lý vi phạm. Trong trường hợp Thừa phát lại có hành vi lập vi bằng trái pháp luật thì ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại, thì còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.

Thủ tục lập vi bằng Thừa phát lại.

Hiện này rất nhiều người có nhu cầu lập vi bằng. Tuy nhiên, không biết liên hệ đến cơ quan nào để được lập và trình tự lập như thế nào? Có cần chuẩn bị những giấy tờ gì không?

Để giải đáp thắc mắc này; chúng tôi xin cung cấp một số thông tin về thủ tục lập vi bằng.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để lập vi bằng.

Trước khi yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng về sự kiện, hành vi. Cần xem xét những sự kiện hành vi đó có thuộc trường hợp không được lập vi bằng không. Trong trường hợp có thể lập vi bằng; thì người yêu cầu cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ có liên quan đến vụ việc và các giấy tờ nhân thân.

Bước 2: Liên hệ văn phòng Thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng.

Theo quy định thì chỉ có Thừa phát lại mới có thẩm quyền lập vi bằng. Vì vây, bạn cần đến Văn phòng Thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có tiếp nhận thông tin của người có yêu cầu thông qua Hotline 0975 686 065. Thừa phát lại có thể hỗ trợ người yêu cầu lập vi bằng tận nơi.

Bước 3: Thỏa thuận lập vi bằng:

Sau khi Thừa phát lại liên hệ, tư vấn. Nếu hai bên đã đồng ý thực hiện thủ tục lập vi bằng thì người yêu cầu sẽ ký vào văn bản thỏa thuận làm vi bằng, văn bản thỏa thuận đảm bảo cho các nội dung sau:

  • Thông tin về nội dung cần làm vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Chi phí thực hiện;
  • Các thỏa thuận khác, nếu có.

Bước 4: Tiến hành lập vi bằng:

Thừa phát lại tiến hành ghi lại những sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan và trung thực. Nội dung chính của vi bằng bao gồm:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.

Dịch vụ lập vi bằng an toàn pháp lý, trực tiếp tận nơi.

Chúng tôi cung cấp dịch vụ lập vi bằng đối với nhiều sự kiện, hành vi pháp lý an toàn. Ngoài ra, trong trường hợp người có yêu cầu lập vi bằng không thể đến văn phòng Thừa phát lại để lập vi bằng. Đối với các trường hợp nên lập vi bằng; chúng tôi còn cung cấp dịch vụ lập vi bằng trực tiếp, tận nơi.

  • Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận phân chia tài sản;
  • Lập vi bằng ghi nhận các hành vi vi phạm pháp luật như: Sử dụng hình ảnh trái phép trên báo chí, mạng xã hội; Vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác trên mạng xã hội.
  • Lập vi bằng hiện trạng đất, lối đi, công trình xây dựng;
  • Lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận giao nhận tài sản;
  • Các loại vi bằng khác…..

Trung tâm vi bằng Việt Nam hỗ trợ lập tận nơi theo yêu cầu của khách hàng. Liên hệ Hotline 0975 686 065 để được lập vi bằng nhanh chóng với chi phí hợp lý nhất.

Liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

NN.

5/5 - (1 bình chọn)