Khi mua bán nhà đất, vì một số lý do mà việc công chứng hợp đồng không thể thực hiện được. Do vậy, thực tế có rất nhiều người đã lựa chọn phương án thay thế là công chứng vi bằng mua bán đất. Vậy giá trị của vi bằng mua bán nhà đất như thế nào? Nhà đất mua bán vi bằng có làm sổ đỏ được hay không? Cần lưu ý gì khi mua bán nhà vi bằng? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Trung Tâm Vi Bằng hoặc liên hệ Hotline: 0975.686.065 để được tư vấn, giải đáp các vấn đề liên quan đến mua bán nhà đất vi bằng.
MỤC LỤC
Vi bằng là văn bản có thể kèm theo hình ảnh, video nhằm ghi nhận các hành vi, sự kiện có thật. Vi bằng được lập bởi Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn và được nhà nước bổ nhiệm theo quy định. Theo quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến các hành vi, sự kiện có thật và lập thành vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Các hành vi, sự kiện liên quan đến nhà đất thường được lập vi bằng trên thực tế như: ghi nhận hành vi lấn chiếm, xâm phạm quyền sử dụng đất; ghi nhận thỏa thuận lối đi chung; ghi nhận hiện trạng nhà đất; …. Ngoài ra, cũng có rất nhiều trường hợp lập vi bằng về việc mua bán nhà đất.
Việc lập vi bằng của Thừa phát lại được thực hiện một cách trung thực, khách quan. Trình tự, thủ tục, nội dung lập vi bằng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Do vậy, theo Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, hiện nay vi bằng được sử dụng với các giá trị sau:
Ngoài ra, vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, chứng thực; hoặc các văn bản hành chính khác.
Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định các trường hợp không được lập vi bằng như sau:
Theo quy định trên, thừa phát lại không được phép ghi nhận sự kiện, hành vi giao dịch mua bán nhà đất để chuyển quyền sở hữu đất đai, tài sản gắn liền với đất. Vi bằng lập sai quy định thì không có giá trị làm chứng cứ để Tòa án xem xét khi có tranh chấp.
Việc ghi nhận các sự kiện, hành vi trên trong quá trình thực hiện thủ tục mua bán nhà đất nhằm đảm bảo việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của các bên. Khi một bên vi phạm nghĩa vụ đã được thỏa thuận theo quy định, vi bằng là chứng cứ chứng minh để xem xét trách nhiệm của bên vi phạm nghĩa vụ.
Điều kiện cấp sổ đỏ được quy định tại các Điều 100; Điều 101; Điều 102 Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Theo đó, các trường hợp được cấp sổ đỏ gồm:
Các giấy tờ về quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai bao gồm:
Trong trường hợp này, việc cấp sổ đỏ chỉ được thực hiện đối với đất có đủ điều kiện sau:
Việc lập vi bằng mua bán nhà đất thường xuất phát từ lý do như:
Theo quy định của Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng. Ngoài ra, việc lập vi bằng ghi nhận giao dịch mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là vi phạm pháp luật. Đồng thời, các giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 không bao gồm vi bằng mua bán nhà đất.
Do vậy, kể cả trường hợp đất đã có giấy tờ về quyền sử dụng đất; hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất nêu trên, vi bằng mua bán nhà đất đều không có giá trị. Khi bạn mua bán nhà đất có giấy tờ vi bằng thì không thể thực hiện thủ tục xin cấp sổ đỏ được.
Câu hỏi: Xin chào. Tôi có câu hỏi cần Trung Tâm Vi Bằng giải đáp. Tôi có mua một căn nhà ở Tp. Hồ Chí Minh. Do không đủ điều kiện tách thửa nên tôi và chủ nhà đã làm vi bằng mua bán nhà. Khi có vi bằng mua bán nhà, tôi có lên địa chính xin cấp sổ đỏ nhưng không được. Đến nay, tôi muốn làm hộ khẩu cho con đi học nhưng không biết có cách nào để làm được không. Mong được cán bộ hướng dẫn. Tôi xin cảm ơn!
Khác với việc làm sổ đỏ, người yêu cầu xin cấp hộ khẩu không nhất thiết phải có chỗ ở đứng tên mình. Ngoài ra, không phải mọi trường hợp mua bán nhà đều phải ký hợp đồng công chứng. Việc mua bán nhà vẫn có thể được lập vi bằng trong những trường hợp nhất định.
Trường hợp nhà ở bạn mua bắt buộc phải lập thành văn bản công chứng, bạn có thể liên hệ chủ nhà đất để ký thêm giấy tờ mua bán nhà và xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà theo quy định. Việc sang tên, mua bán nhà có thể tách rời với việc mua bán đất. Sau khi có giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp, bạn có thể xin cấp sổ đỏ.
Ngoài cách làm trên, bạn cũng có thể liên hệ chủ hộ và địa phương để xin cấp sổ hộ khẩu. Các giấy tờ cần chuẩn bị gồm:
Mời bạn tham khảo thêm bài viết: MUA NHÀ VI BẰNG CÓ LÀM SỔ HỘ KHẨU ĐƯỢC KHÔNG? hoặc liên hệ Trung Tâm Vi Bằng theo Hotline: 0975.686.065 để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục lập vi bằng; xin cấp sổ hộ khẩu khi mua bán nhà đất vi bằng
Thừa phát lại lập vi bằng dựa theo yêu cầu của người lập vi bằng. Chi phí, nội dung, thời gian, địa điểm và các vấn đề liên quan đến việc lập vi bằng do người yêu cầu và Thừa phát lại thỏa thuận. Tuy nhiên, việc lập vi bằng trước hết phải tuân thủ đúng theo quy định pháp luật. Thừa phát lại không được phép lập vi bằng đối với các nội dung không được phép.
Thủ tục lập vi bằng nhà đất tuân thủ theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Cụ thể, việc lập vi bằng nhà đất gồm các bước sau:
Yêu cầu lập vi bằng được tiếp nhận bởi Thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ. Bạn có thể gửi yêu cầu trực tiếp tại văn phòng hoặc thông qua Hotline: 0975.686.065. Nội dung yêu cầu lập vi bằng của cá nhân, cơ quan, tổ chức được ghi nhận trong Phiếu yêu cầu lập vi bằng.
Khi tiếp nhận nội dung yêu cầu, thư ký nghiệp vụ của Trung Tâm Vi Bằng sẽ tư vấn cho bạn phương án; quy định của pháp luật liên quan đến nội dung cần lập vi bằng; các hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị để lập vi bằng.
Người yêu cầu lập vi bằng có quyền thỏa thuận vời Thừa phát lại, văn phòng thừa phát lại các vấn đề lập vi bằng. Theo Điều 38 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, thỏa thuận vi bằng gồm các nội dung sau:
Nếu có thắc mắc về chi phí lập vi bằng, mời bạn tham khảo bài viết: CHI PHÍ LẬP VI BẰNG HẾT BAO NHIÊU TIỀN?
Việc lập vi bằng có thể được lập tại văn phòng thừa phát lại; hoặc lập tại địa điểm được yêu cầu nếu không trái quy định pháp luật. Người yêu cầu lập vi bằng có thể yêu cầu thêm người làm chứng, người phiên dịch, …
Khi trực tiếp chứng kiến sự kiện, hành vi được yêu cầu lập vi bằng, thừa phát lại tiến hành lập vi bằng. Nội dung của vi bằng nhà đất gồm các thông tin sau:
Vi bằng được lập thành 03 bản. 01 bản được giao cho người yêu cầu lập vi bằng; 01 bản lưu tại văn phòng thừa phát lại; và 01 bản được lưu tại Sở tư pháp. Sau khi bàn giao vi bằng cho người yêu cầu, người yêu cầu và thư ký nghiệp vụ của văn phòng tiến hành thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Vi bằng khi này được sử dụng như nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét, giải quyết tranh chấp; hoặc là căn cứ để các bên thực hiện thỏa thuận.
Trung Tâm Vi Bằng có đội ngũ thư ký nghiệp vụ chuyên sâu trong lĩnh vực lập vi bằng. Chúng tôi liên tục cập nhật danh bạ các thừa phát lại và văn phòng thừa phát lại trên toàn quốc. Trung Tâm Vi Bằng luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ bạn dịch vụ lập vi bằng và giải quyết tranh chấp phát sinh. Các dịch vụ tại Trung Tâm Vi Bằng như sau:
Trên đây là nội dung tư vấn của Trung Tâm Vi Bằng về “Nhà vi bằng có làm sổ đỏ được không?“. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ lập vi bằng hoặc cần báo phí dịch vụ, vui lòng liên hệ Trung Tâm Vi Bằng qua các cách sau:
Trân trọng!
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…