MUA BÁN CÔNG CHỨNG VI BẰNG CÓ HỢP PHÁP KHÔNG?


Trong bối cảnh nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về giao dịch mua bán, chuyển nhượng trong xã hội ngày càng tăng. Bên cạnh việc đem đến tác động tích cực là nâng cao chất lượng cuộc sống thì điều này cũng tồn tại những rủi ro nhất định. Từ đó, vi bằng và công chứng vi bằng được mọi người tiếp cận nhiều hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu đúng, đủ, rõ ràng những vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này. Vậy, công chứng vi bằng là gì? Mua bán công chứng vi bằng có hợp pháp không? Hãy tham khảo bài viết dưới đấy của Trung tâm vi bằng và liên hệ 0975.686.065 (Zalo) để được hỗ trợ.

Công chứng vi bằng là gì?

Vi bằng là gì?

Khái niệm vi bằng được ghi nhận tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Có thể nói, vi bằng là một tài liệu ghi nhận sự kiện, hành vi bằng văn bản hoặc có thể có kèm theo các hình ảnh, âm thanh, video,… (Trường hợp Thừa phát lại xét thấy cần thiết). Thừa phát lại lập vi bằng dựa trên việc chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Khi có phát sinh tranh chấp, tài liệu này có giá trị là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét giải quyết; là căn cứ để chứng minh giao dịch giữa các bên có tồn tại; và không có giá trị thay thế cho văn bản công chứng, chứng thực.

Mua bán công chứng vi bằng có hợp pháp không?
Mua bán công chứng vi bằng có hợp pháp không?

Công chứng là gì?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014 Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận:

  • Tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản;
  • Tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại.

Tóm lại, công chứng chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch,… bằng văn bản. Mặt khác, lập vi bằng là việc Thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận các sự kiện, hành vi được dùng làm nguồn chứng cứ trong hoạt động xét xử hoặc các quan hệ khác. Thuật ngữ “công chứng vi bằng” không được quy định trong văn bản pháp lý. Nói một cách đơn giản “công chứng vi bằng” chính là việc lập vi bằng do Thừa phát lại thực hiện, vi bằng có giá trị là bằng chứng ghi nhận sự kiện, hoạt động đó xảy ra nhưng không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hoạt động đó.

XEM THÊM: PHÂN BIỆT CÔNG CHỨNG VÀ VI BẰNG

Một số trường hợp mua bán công chứng vi bằng phổ biến.

Những trường hợp mua bán vi bằng thường gặp.

Khi có nhu cầu mua bán nhưng nhà đất đó chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng, các bên thường lựa hình thức mua bán vi bằng. Nói cụ thể, một số trường hợp mua bán công chứng vi bằng phổ biến hiện nay như:

  • Nhà đất – đối tượng giao dịch đang được thế chấp tại ngân hàng. Tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng sẽ không đủ điều kiện để lập hợp đồng chuyển nhượng và sang tên. Lúc này, nếu bên bán (bên thế chấp) không có khả năng thanh toán thì ngân hàng sẽ xiết nợ.
  • Nhà đất – đối tượng giao dịch nằm trong “sổ chung”. Nhà đất sổ chung thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người. Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra giữa bạn với bên bán thì những người còn lại được xác định không liên quan đến giao dịch này. Khi đó, vi bằng không thể trở thành căn cứ để bạn đòi đất.
  • Nhà đất – đối tượng giao dịch chưa có sổ và không đủ điều kiện cấp sổ. Thực tế trường hợp này hay xảy ra khi loại đất chuyển nhượng không được cấp sổ hoặc bên chuyển nhượng không đủ điều kiện để cấp sổ. Lúc này, bạn không được chứng nhận sở hữu về mặt giấy tờ. Và trong quá trình sử dụng xảy ra tranh chấp cũng rất khó để giải quyết.

Không phải ai cũng tỉnh táo và nắm được các quy định liên quan đến vấn đề này. Vậy nên, nhiều kẻ gian đã lợi dụng điều này để tiến hành những hoạt động như:

  • Sổ đang thế chấp nhưng mua bán vi bằng đồng thời cho nhiều người;
  • Mua bán vi bằng đối với nhà đất không thuộc sở hữu của mình;
  • Tiến hành giao dịch nhà đất thuộc diện thu hồi, sở hữu chung;
  • ….

Có thể công chứng vi bằng trong một số trường hợp.

Khi có nhu cầu thuê, nhận chuyển nhượng nhà đất, bạn có thể lựa chọn lập vi bằng để:

  • Xác nhận ranh giới, tình trạng đất và tài sản gắn liền trên đất;
  • Xác nhận tài sản bên trong và bên ngoài;
  • Vi bằng ghi nhận việc đặt cọc tiền, tài sản để thuê hoặc nhận chuyển nhượng;

Hoạt động lập vi bằng ghi nhận những sự kiện trên khi mua bán nhà đất giúp bạn giảm thiểu được rủi ro. Nếu hiện tại hồ sơ chuyển nhượng chưa đẩy đủ, các bên có thể lập vi bằng trước; hoặc nếu đủ điều kiện rồi vẫn có thể lập vi bằng rồi giao kết hợp đồng có công chứng để bảo vệ tốt hơn quyền lợi của mình.

XEM THÊM: MUA ĐẤT VI BẰNG CÓ AN TOÀN KHÔNG?

Mua bán công chứng vi bằng có hợp pháp không?

Câu hỏi: Hiện nay, vợ chồng tôi sắp cưới nên có nhu cầu nhà tại quận Hải Châu, Đà Nẵng. Tuy nhiên, sổ hồng của căn nhà đang được thế chấp tại ngân hàng. Bên bán đề nghị chúng tôi thanh toán trước 1/2 giá trị nhà để họ lấy sổ về. Vì giá nhà tương đối thấp nên nếu không đồng ý vợ chồng tôi sợ người ta sẽ đổi ý. Vậy, trường hợp này có thể mua bán bằng vi bằng được không? Xin cảm ơn.

Trung tâm vi bằng giải đáp cho bạn như sau:

Giá trị pháp lý của vi bằng.

Khoản 1 Điều 502 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng về quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản theo hình thức phù hợp với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đồng thời, điểm a khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực.

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc UBND thì mới đảm bảo điều kiện về hình thức. Tuy nhiên, vi bằng chỉ có giá trị làm nguồn chứng cứ chứng minh sự tồn tại của giao dịch. Vì thế, các bên không thể dùng vi bằng để thay thế cho hợp đồng mua bán công chứng được.

Mua bán công chứng vi bằng có hợp pháp không?

Mặt khác, theo quy định tại Điều 122 Luật nhà ở 2014 thì không phải mọi hợp đồng mua bán nhà ở đều phải công chứng. Trong một số trường hợp, các bên có thể lựa chọn lập vi bằng mua bán nhà nhưng vẫn phù hợp với quy định.

Trường hợp mua bán nhà phải công chứng hợp đồng.

Để đủ điều kiện mua bán, trước tiên nhà ở phải đáp ứng điều kiện chuyển nhượng; đồng thời có đầy đủ các giấy tờ pháp lý liên quan. Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng khi:

  • Mua bán nhà ở;
  • Chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở thương mại.

Lúc này, giao dịch sẽ phát sinh hiệu lực từ thời điểm hợp đồng được công chứng.

Các trường hợp được phép lập vi bằng ghi nhận mua bán nhà.

Những trường hợp không bắt buộc công chứng hợp đồng mua bán nhà gồm:

  • Tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương;
  • Mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
  • Mua bán nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư;

XEM THÊM: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC LẬP VI BẰNG

Vi bằng mua bán nhà đất dùng để làm gì?

Giá trị pháp lý của vi bằng được ghi nhận tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP:

3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Chính vì thế, đối với trường hợp mua bán nhà không cần công chứng; hoặc bắt buộc công chứng nhưng chưa đảm bảo điều kiện thì lựa chọn lập vi bằng là phù hợp nhất. Mặc dù không có vai trò như hợp đồng công chứng nhưng vi bằng sẽ là căn cứ để xác minh sự tồn tại của giao dịch. Vi Bằng sẽ thể hiện các nội dung liên quan đến:

  • Thông tin của các chủ thể trong giao dịch;
  • Ghi nhận thỏa thuận của các bên về giá trị, thời điểm bán, thời điểm chuyển giao nhà đất;
  • Ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Hành vi đặt cọc, giao nhận tiền, tài sản trên thực tế;
  • Các thỏa thuận khác.

Các bên sẽ căn cứ vào đó thể thực hiện theo đúng thỏa thuận. Mặt khác, vi bằng giúp hạn chế rủi ro khi là nguồn chứng cứ trong trường hợp xảy ra tranh chấp.

DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG UY TÍN, NHANH CHÓNG – TRUNG TÂM VI BẰNG0975.686.065

Thủ tục mua bán công chứng vi bằng.

Hồ sơ công chứng vi bằng.

Sau khi người có yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại đã thỏa thuận xong các vấn đề về: Nội dung, chi phí lập vi bằng, thời gian, địa điểm,…thì Thừa phát lại sẽ tiến hành lập vi bằng. Hồ sơ bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu lập vi bằng (theo mẫu). Trong này sẽ thể hiện rõ các vấn đề đã thỏa thuận trước đó;
  • Giấy tờ tùy thân (CCCD/CMND,Hộ chiếu,…) của người yêu cầu;
  • Các tài liệu, giấy tờ, hình ảnh, âm thanh, video,…có liên quan đến nội dung vi bằng.

Thủ tục công chứng vi bằng.

Bước 1: Thừa phát lại sẽ xem xét tính hợp pháp của nội dung yêu cầu lập vi bằng; đồng thời thu thập hồ sơ, tài liệu mà khách hàng cung cấp.

Bước 2: Tiến hành lập vi bằng.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng đảm bảo quy định tại Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP bao gồm như sau:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Bước 3: Sau khi hoàn thành vi bằng, văn phòng Thừa phát lại sẽ giữ lại 01 bản, khách hàng giữ 01 và 01 bản sẽ được gửi đến Sở tư pháp nơi văn phòng đặt trụ sở.

Một số lưu ý khi mua bán công chứng vi bằng.

Mặc dù mua bán công chứng vi bằng không phù hợp với quy định nhưng nhiều người vẫn lựa chọn. Bạn cần lưu ý những điểm sau trước khi quyết định mua nhà đất thông qua hình thức này:

  • Thứ nhất, vi bằng mua nhà không có giá trị thể thay thế văn bản công chứng, chứng thực. Bởi vì, công chứng và Thừa phát lại có chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
  • Thứ hai, Thừa phát lại chỉ lập vi bằng để ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến. Đối tượng lập vi bằng có hợp pháp không thì người có yêu cầu phải tự kiểm tra.
  • Thứ ba, vi bằng mua nhà đất không đủ điều kiện thực hiện sang tên. Các bên có thể lập vi bằng để ghi nhận các hành vi, sự kiện diễn ra khi tiến hành thủ tục mua bán đồng thời vẫn phải công chứng, chứng thực hợp đồng để có cơ sở pháp lý vững chắc cho việc cấp, đổi giấy chứng nhận.
  • Thứ tư, mua nhà vi bằng không đảm bảo điều kiện về hình thức.

Dịch vụ lập vi bằng Thừa phát lại tận nơi, nhanh chóng.

Đối diện với nhu cầu lập vi bằng ngày càng cao hiện nay, Trung tâm vi bằng không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Với tiêu chí luôn đảm bảo quyền lợi cho khách hàng dựa trên quy định của pháp luật, chúng tôi tự tin cung cấp dịch vụ lập vi bằng:

Khi có nhu cầu, quý khách hàng có thể liên hệ với Trung tâm vi bằng Việt Nam bằng một trong các phương thức sau:

  • Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975.686.065
  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Văn phòng Tp. Hồ Chí Minh: Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16. quận Gò Vấp. Tp. Hồ Chí Minh.
  • Website: https://trungtamvibang.vn/
  • Email: trungtamvibang@gmail.com

Trân trọng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *