Lập vi bằng

LẬP VI BẰNG LÀM CHỨNG CỨ

Khi bắt đầu tìm hiểu về vi bằng, sẽ có nhiều thắc mắc liên quan đến các vấn đề như: Lập vi bằng để làm gì? Lập vi bằng làm chứng cứ có được không? Hay giá trị của vi bằng mang lại là gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp thắc mắc. Khi cần lập vi bằng làm chứng cứ nhanh chóng, chi phí rẻ, hãy liên hệ cho chúng tôi theo Số điện thoại/Zalo 0975 686 065.

Vi bằng là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Tổ chức và hoạt động của thừa phát lại, cụ thể: “Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.

Quy định trên đã thể hiện rõ khái niệm của vi bằng. Từ khái niệm đó, ta rút ra được một số đặc điểm như sau:

  • Về hình thức: Vi bằng bắt buộc là văn bản;
  • Về chủ thể lập vi bằng: Thẩm quyền lập vi bằng thuộc về Thừa phát lại. Họ phải trực tiếp chứng kiến, lập, họ không được ủy quyền hay nhờ người khác lập và ký tên thay mình trên vi bằng;
  • Về nội dung: Vi bằng là một dạng tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu xét thấy cần thiết). Trong tài liệu này sẽ mô tả cụ thể, chi tiết lại sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại chứng kiến.

Hơn nữa, để được xem là vi bằng hợp pháp thì việc lập vi bằng phải tuân thủ các quy định của pháp luật về mẫu vi bằng và nội dung của vi bằng; Vi bằng do thừa phát lại lập theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật.

Thẩm quyền lập vi bằng

Về thẩm quyền, được tại khoản 1 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể: “Thừa phát lại được lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi toàn quốc, trừ các trường hợp quy định tại Điều 37 của Nghị định này.

Đồng thời, theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, về định nghĩa: “Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Như vậy, thẩm quyền lập vi bằng thuộc về Thừa phát lại, người có đủ tiêu chuẩn theo Nghị định 08/2020/NĐ-CP và được Nhà nước bổ nhiệm.

Lập vi bằng làm chứng cứ có hợp pháp không?

Câu hỏi: “Chào Văn phòng Thừa phát lại! Hiện nay tôi đang bị một đối tượng trên mạng đăng bài nói xấu, vu khống tôi. Tôi muốn ghi nhận lại sự việc này để tố giác hành vi trên đến cơ quan có thẩm quyền. Văn phòng cho tôi hỏi là tôi lập vi bằng ghi nhận hành vi trên làm chứng cứ có được không?”.

Trả lời: Chào bạn! Hiện nay có nhiều người có cùng thắc mắc với bạn. Chúng tôi mời bạn tham khảo tiếp bài viết dưới đây để hiểu thêm nhé.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng, cụ thể:

“3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.?

Từ quy định trên, ta rút ra được vi bằng là nguồn chứng cứ hợp pháp để Toà án xem xét khi tiến hành giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi lựa chọn lập vi bằng ghi nhận thông tin trên mạng internet, vi bằng làm chứng cứ, phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp sau này.

Lập vi bằng làm chứng cứ – Trung tâm vi bằng.

Vi bằng có thể dùng làm chứng cứ tại Tòa án không?

Như đã phân tích trên, vi bằng là chứng cứ hợp pháp và được Toà án xem xét sử dụng khi giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, theo quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể:

“4.Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.”

Ngoài ra, để đảm bảo tính hợp pháp của vi bằng. Cơ quan có thẩm quyền có thể triệu tập Thừa pháp lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Do đó, khi đã được lập vi bằng hợp pháp thì bạn hoàn toàn yên tâm về giá trị làm chứng cứ của vi bằng.

Mẫu vi bằng làm chứng cứ chuẩn

Về hình thức, vi bằng là văn bản được sử dụng theo mẫu vi bằng số B 02/VB.TPL; Được ban hành theo TT số: 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC-BTC ngày 28/2/2014.

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

…………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ……/(năm)/VB-TPL

VI BẰNG

Vào hồi……….. giờ…………. ngày…….. tháng…… năm…….., tại……………………………….

Chúng tôi gồm: (1)……………………………………………………………………………………..

Ông (bà):…………………………………………………………………… chức vụ: Thừa phát lại

Người yêu cầu lập vi bằng:…………………………………………………………………..………

Ông (bà)/cơ quan/tổ chức:……………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………….………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:…………………………….

Người tham gia lập vi bằng (nếu có):………………………………………………………………

Ông (bà)/cơ quan/tổ chức: …………………………………..………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:……………………………

Người chứng kiến (nếu có):…………………….…………………………………………………..

Ông (bà):………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………….. cấp ngày: ………………. bởi:…………………………

Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây: (nêu tên sự kiện, hành vi lập vi bằng)

Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)

Sự kiện, hành vi lập vi bằng kết thúc vào lúc… giờ… phút, ngày… tháng… năm…

Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.

Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, giấy tờ sau (nếu có):

1)……………………………………………………………………………………………….……..

2)………………………………………………………………………………………………………

Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng và những người tham gia (nếu có) về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng này được lập thành…. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào lúc……. giờ…… phút, ngày… tháng… năm…, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên.

THƯ KÝ NGHIỆP VỤ (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỪA PHÁT LẠI
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
NGƯỜI THAM GIA
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Cách cung cấp vi bằng làm chứng cứ cho Tòa án

Theo quy định của pháp luật, khi yêu cầu Toà án giải quyết một vụ việc dân sự hay hành chính, người yêu cầu phải cung cấp tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình. Việc giao nộp chứng cứ sẽ diễn ra cả trước và trong quá trình tố tụng.

Được quy định là chứng cứ, vi bằng hợp lệ được người yêu cầu cung cấp cho Toà án khi yêu cầu Toà án giải quyết vụ việc tranh chấp.

Thông thường, khi muốn giao nộp vi bằng làm chứng cứ cho Toà án sẽ theo 02 cách sau:

Cách 1: Giao nộp trực tiếp tại Toà án

Đây là cách thức an toàn và nhanh chóng. Bởi vì, khi nhận trực tiếp chứng cứ, Toà án sẽ lập biên bản giao nhận, xác nhận là bạn đã cung cấp vi bằng cho Toà án.

Cách 2: Giao nộp thông qua đường bưu điện

Nếu bạn không có thời gian đi lại hoặc bạn cách xa Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ việc, bạn có thể gửi chứng cứ kèm đơn khởi kiện thông qua dịch vụ bưu chính.

Thủ tục lập vi bằng làm chứng

Thủ tục lập vi bằng gồm các bước sau:

Bước 1: Liên hệ văn phòng thừa phát lại để yêu cầu lập vi bằng

Khi có nhu cầu, người yêu cầu liên hệ Văn phòng Thừa phát lại thông qua Số điện thoại hoặc đến trực tiếp. Người muốn lập vi bằng sẽ điền vào Phiếu yêu cầu lập vi bằng. Văn phòng thừa phát lại sẽ kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu lập vi bằng.

Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng

Người yêu cầu và Văn phòng Thừa phát lại sẽ thống nhất về chi phí thực hiện. Sau đó, khách hàng sẽ ký vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng, bao gồm các nội dung sau:

  • Nội dung cần lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Chi phí lập vi bằng;
  • Các thỏa thuận khác, nếu có.

Tiếp theo, người yêu cầu sẽ tiến hành đóng phí đã thoả thuận cho Văn phòng Thừa phát lại.

Việc thỏa thuận lập vi bằng sẽ được lập thành 02 bản; người có yêu cầu lập vi bằng sẽ giữ 01 bản, văn phòng thừa phát lại sẽ giữ 01 bản.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại có quyền yêu cầu người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết. Thừa phát lại sẽ ghi nhận sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan, trung thực.

Hình thức và nội dung chủ yếu của vi bằng:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác. Trường hợp tài liệu chứng minh do Thừa phát lại lập thì phải phù hợp với thẩm quyền, phạm vi theo quy định tại khoản 1 Điều 36 của Nghị định này.

Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng

Sau khi hoàn thành việc lập vi bằng, thừa phát lại phải giao cho người yêu cầu 01 bản chính. Khi giao vi bằng, thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.

Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.

Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.

Bảng phí dịch vụ lập vi bằng làm chứng cứ

Chúng tôi đưa ra bảng phí được niêm yết dưới đây để bạn tham khảo:

Đối với vi bằng giao nhận tiền

STT Mức giá trị hợp đồng Mức phí dịch vụ
1 Dưới 200 triệu 2.500.000
2 Từ 200 triệu – dưới 500 triệu 3.000.000
3 Từ 500 triệu – dưới 1 tỷ 3.500.000
4 Từ 1 tỷ – dưới 2 tỷ 4.000.000
5 Từ 2 tỷ – dưới 3.5 tỷ 4.500.000
6 Từ 3.5 tỷ – dưới 7 tỷ 5.000.000
7 Từ 7 tỷ – dưới 10 tỷ 6.000.000
8 Từ 10 tỷ – dưới 20 tỷ 8.000.000
9 Từ 20 tỷ trở lên 10.000.000

Đối với các dạng vi bằng khác

STT Các dạng vi bằng khác Mức phí dịch vụ
1 Ghi nhận hiện trạng 4.000.000
2 Buổi làm việc 3.500.000
3 Kiểm kê tài sản – NH 6.000.000
4 Các dạng vi bằng khác 3.500.000

Bảng phí trên là phí niêm yết khi tiến hành lập tại Văn phòng Thừa phát lại. Tuỳ từng vụ việc mà mức phí trên có thể thay đổi. Ngoài ra, phí này còn thay đổi dựa vào địa điểm, thời gian tiến hành lập vi bằng. Vui lòng liên hệ 0975 686 065 để được tư vấn và thông báo chi phí chính xác nhất.

Dịch vụ lập vi bằng Thừa phát lại

Tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Với đội ngũ Thư ký nghiệp vụ, Thừa phát lại giỏi, dày dặn kinh nghiệm. Chúng tôi tiếp nhận, tư vấn và tiến hành lập vi bằng nhanh chóng, uy tín, chi phí hợp lý theo yêu cầu của khách hàng. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Trung tâm có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

TC.

5/5 - (2 bình chọn)
Trung Tâm Vi Bằng

View Comments

Recent Posts

DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG DU HỌC TRỌN GÓI

Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…

6 tháng ago

PHÂN BIỆT VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÀ VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…

2 năm ago

XỬ PHẠT VI PHẠM KHI LẬP VI BẰNG

Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…

2 năm ago

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI

Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…

2 năm ago

LẬP VI BẰNG GHI NHẬN VIỆC HỨA THƯỞNG

Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…

2 năm ago

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỪA PHÁT LẠI TỐNG ĐẠT HỒ SƠ, GIẤY TỜ?

Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…

2 năm ago