Với ưu thế về giá cả; rất nhiều người dân lựa chọn thực hiện chuyển nhượng nhà sổ chung công chứng vi bằng. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về nhà sổ chung công chứng vi bằng là gì? Những rủi ro mà các bên có thể gặp phải? cũng như những bất cập, khó khăn khi sử dụng; giao dịch chuyển nhượng về sau. Bài viết “Có nên mua nhà sổ chung công chứng vi bằng?” dưới đây sẽ làm rõ những vấn đề trên. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc cần tư vấn, hỗ trợ lập vi bằng. Vui lòng liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam theo số điện thoại 0975.686.065 (Zalo).
MỤC LỤC
Theo quy định pháp luật hiện hành thì không có quy định nào về nhà sổ chung; nhà sổ riêng mà đây là các gọi ngắn gọn của người dân. Nhằm chỉ nhà được cấp chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Có thể hiểu nhà sổ chung là trường hợp có nhiều hơn hai người (không có mối quan hệ vợ chồng; cha mẹ con) cùng được ghi nhận vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Theo Khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 thì:
“Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Từ quy định trên nhà sổ chung xuất hiện trong trường hợp; nhiều người cùng góp tài sản vào để mua một căn nhà; có đủ điều kiện để được được cấp sổ đồng sở hữu nhà ở.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 79 Nghị định 43/2014 thì:
“Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.”
Theo quy định trên thì đối với người sử dụng đất muốn chuyển nhượng một phần thửa đất của mình thì phải tiến hành tủ tục tách thửa. Tuy nhiên, diện tích cần chuyển nhượng không đủ diện tích tối thiểu theo quy định của từng địa phương. Thì không thể tiến hành chuyển nhượng theo đúng quy định; Trường hợp này trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà vẫn thể hiện tên chủ cũ. Lúc đó sẽ xuất hiện trường hợp sở hữu chung trên thực tế.
Ví dụ: theo Quyết định 60/2017/QĐ-UBND quy định diện tích tối thiểu được tách thửa của UBND TP Hồ Chí Minh đối với khu vực 1 là 36 m2, với chiều rộng không nhỏ hơn 3m. Do vậy đối với các căn nhà không đáp ứng điều kiện tách thửa; nhưng vẫn muốn chuyển nhượng thì theo trường hợp này sẽ xuất hiện nhà sổ chung.
Để hiểu được thế nào là công chứng vi bằng chúng ta cần hiểu rõ thế nào là công chứng và vi bằng là gì.
Theo Khoản 1 Điều 2 Luật Công chứng 2014; chúng ta có thể hiểu công chứng là việc công chứng viên chứng nhận về:
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020 quy định:
“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Từ quy định trên; chúng ta có thể hiểu rằng vi bằng có những đặc điểm sau:
Hiện nay pháp luật không có quy định như thế nào là công chứng vi bằng. Thuật ngữ công chứng vi bằng tồn tại trên thực tế giữa người dân với nhau. Công chứng vi bằng thực chất là vi bằng được lập bởi Thừa phát lại ghi lại toàn bộ sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của người lập vi bằng. Nó được sử dụng để làm chứng cứ giải quyết tại tòa án.
Từ những phân tích trên chúng ta có thể thấy được công chứng và vi bằng là hai hoạt động hoàn toàn khác biệt nhau; thuộc thẩm quyền của hai tổ chức khác nhau.
Xem thêm: VI BẰNG LÀ GÌ?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 207 BLDS 2015 thì: “Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.”. Do đó đối với nhà có sổ chung sẽ thuộc sở hữu của ít nhất 2 người trở lên. Cho nên, dễ phát sinh các rủi ro như sau:
Trường hợp người mua nhà sổ chung thuộc trường hợp chưa đủ điều kiện tách thửa; không thể tiến hành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhà ở theo quy định. Do đó, những chuyển nhượng này khi mua nhà sổ chung sẽ không được pháp luật công nhận. Trường hợp này người mua nhà sổ chung dễ phát sinh các tranh chấp với người chuyển nhượng và những chủ sở hữu chung khác.
Ngoài ra, khi các chủ sở hữu chung khai thác quyền của mình đối với căn nhà chung. Trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được với nhau; thì sẽ có thể phát sinh tranh chấp giữa các chủ sở hữu về quyền khai thác, sử dụng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 218 BLDS 2015 quy định khi thực hiện việc định đoạt tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Do đó, khi một trong các chủ sở hữu có nhu cầu cần chuyển nhượng đối với nhà chung cần có sự thỏa thuận đồng ý của tất cả những người đồng sở hữu. Từ đó khiến người mua cảm thấy e dè; việc chuyển nhượng sẽ khó khăn hơn.
Ngoài ra, việc định đoạt cần sự thỏa thuận đồng ý của các đồng sở hữu cũng gây khó khăn hơn trong việc thế chấp ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay.
Theo quy định của pháp luật; đối với các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở. Thì hợp đồng chuyển nhượng bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc mua nhà sổ chung công chứng vi bằng sẽ gặp nhiều rủi ro như chúng tôi đã phân tích ở trên. Nên chúng tôi không khuyến khích việc mua nhà sổ chung công chứng vi bằng.
Tuy nhiên, trong trường hợp vì điều kiện; hoàn cảnh bắt buộc phải tiến hành mua nhà sổ chung công chứng vi bằng. Để hạn chế rủi ro khi mua nhà sổ chung công chứng vi bằng; người mua nên thực hiện những việc sau:
Vi bằng chỉ là nguồn chứng cứ khi các bên xảy ra tranh chấp tại Tòa.
Xác định tính pháp lý, giấy tờ, nguồn gốc của nhà sổ chung;
Khi tiến hành chuyển nhượng nhà sổ chung; sẽ có rất nhiều hoạt động được diễn ra để chuyển quyền sở hữu nhà như:
Do đó, tất cả các công việc trên nên yêu cầu Thừa phát lại lập thành vi bằng. Nhằm làm chứng cứ; chứng minh việc chuyển nhượng khi có phát sinh tranh chấp. Đây là những chứng cứ không cần phải chứng minh được Tòa án xem xét để giải quyết tranh chấp.
Việc lập vi bằng chuyển nhượng nhà sổ chung tương đối khó và phức tạp. Vì vậy, trong trường hợp bạn đọc vẫn còn phân vân chưa tìm được đơn vị Thừa phát lại nào uy tín để lập vi bằng; có thể liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam theo số 0975.686.065 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ lập vi bằng.
Xem thêm: MUA BÁN VI BẰNG NHƯ THẾ NÀO CHO AN TOÀN?
Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thủ tục mua nhà công chứng vi bằng. Sau đây; Trung tâm vi bằng Việt Nam xin khái quát thủ tục lập công chứng vi bằng như sau:
Trước khi yêu cầu Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng về những sự kiện được diễn ra để chuyển quyền sở hữu nhà sổ chung như: Thỏa thuận ký kết hợp đồng; Thỏa thuận đặt cọc; Giao nhận tiền;… Sau đó, người yêu cầu cần chuẩn bị những hồ sơ giấy tờ có liên quan và các giấy tờ nhân thân.
Sau khi đã chuẩn bị hồ sơ tài liệu có liên quan. Bạn có thể liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam theo số 0975.686.065 (Zalo) để được hỗ trợ lập vi bằng. Sau khi đã thuận thuận về việc lập vi bằng. Người yêu cầu sẽ ký vào văn bản thỏa thuận làm vi bằng.
Trước khi tiến hành lậ vi bằng Thừa phát lại sẽ giải thích rõ cho các bên về giá trị pháp lý của vi bằng.
Sau đó, Thừa phát lại tiến hành ghi lại những sự kiện mà mình chứng kiến một cách khách quan và trung thực. Nếu cần thiết có thể tiến hành đo đạc, chụp ảnh, quay phim… đính kèm trong công chứng vi bằng nhà sổ chung. Nội dung chính của vi bằng bao gồm:
Vi bằng lập thành 03 bản chính: 01 bản giao người yêu cầu; 01 bản gửi Sở Tư pháp trực thuộc để đăng ký trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về chế độ lưu trữ đối với văn bản công chứng.
Trung Tâm Vi Bằng là đơn vị chuyên tư vấn, hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng. Hiện nay, chúng tôi có đội ngũ cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực vi bằng. Đồng thời, cung cấp các dịch vụ pháp lý liên quan đến lĩnh vực Vi bằng và Thừa phát lại như:
Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975 686 065
Website: https://trungtamvibang.vn/
Email: trungtamvibang@gmail.com
NN.
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…