Lập vi bằng

LẬP VI BẰNG GHI NHẬN THỎA THUẬN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH

Vi bằng là được xem là bằng chứng ghi nhận lại những hành vi, sự kiện có thật. Nhiều người chọn cách lập vi bằng để tăng sự đảm bảo cho các thỏa thuận. Trong đó, có vi bằng ghi nhận thỏa thuận hôn nhân gia đình. Vậy, vi bằng ghi nhận hôn nhân gia đình có những vấn đề nào cần lưu ý; sẽ được chúng tôi làm rõ trong bài viết dưới đây. Nếu còn bất kỳ thắc mắc hay cần sự hỗ trợ về vi bằng; xin vui lòng liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam0975.686.065 (có zalo)

Vi bằng ghi nhận thỏa thuận hôn nhân gia đình là gì?

Theo khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020-NĐ-CP; vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật xảy ra do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định cụ thể thế nào là vi bằng ghi nhận thỏa thuận hôn nhân gia đình. Nhưng từ khái niệm vi bằng; có thể hiểu vi bằng thỏa thuận hôn nhân gia đình là văn bản ghi nhận những vấn đề liên quan đến hôn nhân gia đình như phân chia tài sản chung, riêng; nuôi dưỡng, cấp dưỡng cho con; thỏa thuận thực hiện các nghĩa vụ;…

Vi bằng thỏa thuận hôn nhân gia đình có hợp pháp không?

Tình huống

Tôi và chồng có một chiếc xe hơi trị giá 800 triệu đồng. Chúng tôi muốn thỏa thuận đem chiếc xe này là tài sản riêng của tôi. Để đảm bảo, tôi muốn lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng; làm bằng chứng nếu có tranh chấp sau này. Vậy, việc lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng này có hợp pháp không? Xin cảm ơn.

Trả lời

Vi bằng là văn bản ghi nhận lại những hành vi, sự kiện có thật; được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến và lập theo yêu cầu. Theo khoản 3 Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án dân sự và hành chính.

Do đó, việc lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng là được xem là nguồn chứng cứ hợp pháp; được Tòa án xem xét khi giải quyết tranh chấp sau này.

LẬP VI BẰNG GHI NHẬN THỎA THUẬN HÔN NHÂN GIA ĐÌNH – TRUNG TÂM VI BẰNG.

Những trường hợp nên lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận hôn nhân gia đình.

Pháp luật không có quy định những trường hợp nào nên lập vi bằng thỏa thuận hôn nhân gia đình. Nhưng từ thực tiễn giải quyết các vụ việc, chúng tôi nhận thấy những trường hợp nên lập vi bằng bao gồm:

  • Ghi nhận thỏa thuận về tài sản có trước khi kết hôn và sau khi kết hôn;
  • Ghi nhận nguồn gốc tiền, tài sản; hoa lợi, lợi tức trong thời kỳ hôn nhân;
  • Ghi nhận việc kiểm kê tài sản trước khi kết hôn; hoặc khi ly hôn để làm căn cứ xác định tài sản chung, riêng;
  • Ghi nhận sự thỏa thuận về phân chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và sau khi ly hôn;
  • Ghi nhận sự thỏa thuận về việc nuôi dưỡng , trợ cấp cho con cái sau khi ly hôn;
  • Ghi nhận thỏa thuận về tài sản mà thỏa thuận đó không bắt buộc phải công chứng;
  • Ghi nhận thỏa thuận tặng cho tài sản cho con;
  • Ghi nhận thỏa thuận và cam kết chuyển nhượng cổ phần, cổ phiếu giữa vợ chồng theo quy định.
  • Ghi nhận thỏa thuận về thực hiện nghĩa vụ trả nợ chung.

Lập vi bằng thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng.

Vi bằng thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng là văn bản ghi lại sự thỏa thuận giữa vợ và chồng về chế độ tài sản; mà không xác nhận tính chính xác cũng như hợp pháp của thỏa thuận.

Trước khi bước chân vào hôn nhân, vợ chồng có thể thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng. Vợ chồng có thể lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận; hoặc theo luật định.

Tuy nhiên, theo Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; vợ chồng để được áp dụng chế độ tài sản theo thỏa thuận; thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn; bằng hình thức văn bản, có công chứng, chứng thực. Căn cứ theo Điều 50 Luật Hôn nhân và gia đình 2014; nếu không tuân thủ quy định về hình thức; thỏa thuận về chế độ tài sản vợ chồng có thể bị vô hiệu.

Vì vậy, trong trường hợp này, vợ chồng không được lập vi bằng thỏa thuận chế độ tài sản vợ chồng. Vì nếu không tuân thủ quy định về hình thức thì thỏa thuận chế độ tài sản của vợ chồng có thể vô hiệu.

Xem thêm: NHỮNG TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐƯỢC LẬP VI BẰNG

Lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Tình huống

Tôi và chồng có tài sản chung là một căn nhà; một chiếc xe ô tô; và hai chiếc xe máy. Nay tôi và chồng thỏa thuận căn nhà vẫn là tài sản chung; nhưng chiếc ô tô là tài sản riêng của tôi; hai chiếc xe máy là tài sản riêng của chồng. Tôi muốn lập vi bằng để xác nhận sự thỏa thuận này được không? Xin cảm ơn.

Trả lời

Trong thời kỳ hôn nhân, không ít trường hợp vợ chồng cần phân định tài sản chung, riêng. Việc phân chia này được vợ chồng cùng thống nhất. Tuy nhiên, để tăng tính đảm bảo thì vợ chồng có thể lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng để xác nhận. Do đó, việc lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng là hoàn toàn phù hợp theo quy định pháp luật; và vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng cũng sẽ là bằng chứng để Tòa án giải quyết tranh chấp sau này. (Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP)

Ngoài ra, việc lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng là căn cứ để Tòa án giải quyết vấn đề tài sản khi ly hôn. Vì khi ly hôn, Tòa án phải giải quyết 3 vấn đề là tài sản chung, con chung và nợ chung. Trong đó, vấn đề về tài sản thường rất phức tạp; tốn kém thời gian; công sức để xác minh. Do đó, việc lập vi bằng thỏa thuận tài sản vợ chồng sẽ cung cấp bằng chứng cho Tòa án xét xử; rút ngắn thời gian; tiết kiệm công sức và tiền bạc.

Tham khảo thêm: Lập vi bằng làm chứng cứ

Lập vi bằng thỏa thuận con chung.

Vợ chồng sau khi ly hôn; nếu có con chung thì vợ chồng có thể thỏa thuận ai sẽ là người nuôi con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định người nuôi con. Người không trực tiếp nuôi dưỡng vẫn có quyền thăm nom; nghĩa vụ cấp dưỡng. Để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của vợ chồng; vợ chồng có thể lập vi bằng thỏa thuận nuôi con chung. Vi bằng thỏa thuận con chung sẽ ghi nhận những thỏa thuận về thời gian thăm nom; số tiền cấp dưỡng; thời gian cấp dưỡng;…để đảm bảo quyền và lợi ích của đôi bên.

Trong một số trường hợp, quyền và nghĩa vụ có thể không được thực hiện. Ví dụ: Bên nuôi con không cho bên kia thăm nom; bên cấp dưỡng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; con cái không được nuôi dưỡng tốt;…Thì các bên có thể lập vi bằng để làm bằng chứng yêu cầu Tòa án xem xét thay đổi người nuôi con (nếu có).

Nếu còn bất kỳ thắc mắc hoặc có nhu cầu được hỗ trợ về lập vi bằng, xin vui lòng liên hệ Trung tâm vi bằng – 0975 686 065.

Hình thức của vi bằng thỏa thuận hôn nhân gia đình.

Vi bằng thỏa thuận hôn nhân gia đình phải tuân thủ quy định về hình thức của vi bằng theo quy định tại Điều 40 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

  • Vi bằng được lập bằng văn bản, đúng mẫu vi bằng và bằng tiếng Việt.
  • Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

Nội dung của vi bằng thỏa thuận hôn nhân gia đình.

Vi bằng thỏa thuận hôn nhân gia đình bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
  • Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Thủ tục lập vi bằng thỏa thuận hôn nhân gia đình.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ yêu cầu lập vi bằng

Trước khi tiến hành lập vi bằng tại văn phòng Thừa phát lại; người yêu cầu cần chuẩn bị:

  • Giấy tờ cá nhân như: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu…..
  • Thông tin, tài liệu về tài sản; về yêu cầu lập vi bằng,…

Người yêu cầu lập vi bằng phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.

Đối với những yêu cầu về vi bằng khác nhau; khách hàng cũng cần cung cấp những thông tin, tài liệu khác nhau; để việc lập vi bằng được tiến hành thuận lợi. Do đó, nếu có thắc mắc về việc chuẩn bị hồ sơ khi lập vi bằng hôn nhân gia đình; xin vui lòng liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam qua số điện thoại 0975.686.065 (có zalo).

Bước 2: Yêu cầu lập vi bằng và thỏa thuận về dịch vụ lập vi bằng

Khách hàng đến văn phòng Thừa phát lại trình bày về yêu cầu lập vi bằng ghi nhận thỏa thuận trong quan hệ hôn nhân gia đình. Sau khi tiếp nhận yêu cầu thì người yêu cầu lập vi bằng và Trưởng Văn phòng Thừa phát lại thỏa thuận về việc lập vi bằng một số nội dung như:

  • Nội dung sự việc cần lập vi bằng.
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng.
  • Chi phí lập vi bằng.
  • Thời gian giao, nhận vi bằng.
  • Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên như quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm hợp đồng.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Sau khi các bên đã thỏa thuận được các nội dung để tiến hành lập vi bằng; Thừa phát lại sẽ trực tiếp đến địa điểm các bên thỏa thuận và trực tiếp chứng kiến và ghi nhận vụ việc, sự thỏa thuận của vợ chồng.

Nội dung và hình thức của vi bằng phải tuân thủ quy định của pháp luật đã nêu trên.

Kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

Bước 4: Thanh lý hợp đồng

Khi đã kết thúc việc lập vi bằng; vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại.

Trong vòng 3 ngày làm việc, văn phòng Thừa phát lại gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) về Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở hoặc cập nhật vào cơ sở dữ liệu về vi bằng.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu hỗ trợ về thủ tục lập vi bằng; xin vui lòng liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam – 0975.686.065 (có zalo).

Dịch vụ lập vi bằng nhanh, trọn gói.

Quý khách hàng có nhu cầu lập vi bằng nhanh, trọn gói có thể liên hệ với Trung tâm vi bằng Việt Nam bằng một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

Voi.

5/5 - (1 bình chọn)
Trung Tâm Vi Bằng

View Comments

Recent Posts

PHÂN BIỆT VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÀ VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…

1 năm ago

XỬ PHẠT VI PHẠM KHI LẬP VI BẰNG

Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…

1 năm ago

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI

Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…

1 năm ago

LẬP VI BẰNG GHI NHẬN VIỆC HỨA THƯỞNG

Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…

1 năm ago

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỪA PHÁT LẠI TỐNG ĐẠT HỒ SƠ, GIẤY TỜ?

Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…

1 năm ago

KHI NÀO ĐƯỢC CẤP BẢN SAO VI BẰNG?

Hiện nay, nhiều người lựa chọn cách thức lập vi bằng như là văn bản…

1 năm ago