Thực tế cho thấy nhu cầu sử dụng dịch vụ tại Văn phòng thừa phát lại ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ thế nào là Văn phòng thừa phát lại? Chức năng của Văn phòng thừa phát lại là gì? Từ đó, dễ nhầm lẫn với văn phòng Luật sư và văn phòng công chứng gây tốn thời gian, công sức và tiền bạc? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này. Trường hợp cần hỗ trợ vấn đề trên bạn có thể liên hệ đến Trung tâm vi bằng số điện thoại 0975.686.065 để được tư vấn.
MỤC LỤC
Đây là một thuật ngữ mới và được luật hóa tại Điều 17 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, cụ thể quy định như sau:
“Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.”
Văn phòng thừa phát lại được tổ chức theo 2 loại hình sau:
Là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Do đó, văn phòng sẽ hoạt động dựa trên những công việc Thừa phát lại được thực hiện:
Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau đây:
Lưu ý: Không phải tất cả các trường hợp tống đạt đều do Thừa phát lại thực hiện. Việc tống đạt này Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao cho thư ký nghiệp vụ thực hiện; trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt do Thừa phát lại thực hiện.
Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập ghi nhận các sự kiện; hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trừ trường hợp quy định tại Điều 37 Nghị định định 08/2020/NĐ-CP.
Người yêu cầu lập vi bằng phải thỏa thuận bằng văn bản với các nội dung chủ yếu sau:
Vi bằng được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự; hành chính theo quy định của pháp luật. Do đó, để chủ động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình người dân thường chọn giải pháp lập vi bằng.
Thứ ba: Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu.
Đương sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc thi hành án có quyền thỏa thuận dưới hình thức hợp đồng dịch vụ với Văn phòng Thừa phát lại về việc xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án kể cả trong trường hợp vụ việc đó đang do cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành.
Ngoài cơ quan thi hành án, Nhà nước còn trao cho Thừa phát lại chức năng tổ chức thi hành án theo yêu cầu. Theo đó, các bản án, quyết định mà Thừa phát lại được quyền tổ chức thi hành theo yêu cầu được quy định tại Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.
Từ các chức năng nêu trên, có thể thấy văn phòng Thừa phát lại được lập ra bên cạnh việc giúp đỡ người dân chủ động tạo lập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích của bản thân; Còn hỗ trợ cơ quan nhà nước giảm bớt “gánh nặng” trong việc tống đạt hồ sơ giấy tờ cũng như tổ chức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Với chức năng như vậy việc thành lập này có khó không? Phải đáp ứng các tiêu chuẩn nào? Sau đây Trung tâm vi bằng sẽ giải đáp giúp bạn:
Sở Tư pháp phối hợp với các sở, ban, ngành xây dựng Đề án phát triển Văn phòng Thừa phát lại ở địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; Trên cơ sở đề án này Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo về việc thành lập nêu trên tại địa phương;Trên cơ sở thông báo nêu trên của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Thừa phát lại có nhu cầu thành lập nộp hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp nơi đề nghị thành lập.
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị thành lập.
– Bản thuyết minh về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở. Các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện.
– Bản sao có chứng thực hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
Dựa trên hồ sơ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ xem xét, thẩm định và quyết định cho phép thành lập nếu phù hợp và đáp ứng đủ điều kiện trên.
Hiện nay, số lượng các văn phòng Thừa phát lại ở Việt Nam đang tăng cao. Nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và các tỉnh thành khác. Trung tâm vi bằng Việt Nam luôn cập nhật và phân tích về địa chỉ các Văn phòng thừa phát lại chính xác nhất. Bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại 0975.686.065(Zalo)để được hướng dẫn văn phòng thừa phát lại gần nhất nếu có mong muốn thực hiện thủ tục lập vi bằng.
Tiêu chí | Văn phòng Luật sư | Văn phòng Thừa phát lại |
Văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động | Luật Luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 | Nghị định 08/2020/NĐ-CP |
Khái niệm | Là tổ chức hành nghề luật sư; Và được thành lập theo trình tự thủ tục; và điều kiện thành lập theo quy định tại Điều 32 Luật Luật sư | Là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao; theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. |
Dịch vụ pháp lý | Tham gia tố tụng Tư vấn pháp luật Đại diện ngoài tố tụng cho khách hàng Các dịch vụ pháp lý khác. | Tống đạt văn bản Lập vi bằng Xác minh điều kiện thi hành án dân sự. Tổ chức thi hành án |
Thành lập
| Do một luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân.
| Do một thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Do hai thành viên thừa phát lại trở lên thành lập; được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh
|
Giá trị pháp lý của văn bản. | Các văn bản của Luật sư như: Văn bản tư vấn pháp lý cho khách hàng, bản luận cứ bảo vệ tại phiên tòa,… các văn bản này có giá trị bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trước tòa và trước đối tác. | Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án; Và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật. |
Không phải ai cũng phân biệt được văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại. Điều này thể hiện ở việc nhiều người dân vẫn đến văn phòng công chứng để yêu cầu lập vi bằng; Hoặc yêu cầu Thừa phát lại thực hiện công chứng giấy tờ. Thực tế chúng có sự khác nhau ở một số tiêu chí như: cơ cấu tổ chức; văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động; thành viên của từng văn phòng; điều kiện của thành viên, phạm vi hoạt động, tính chất, giá trị của văn bản,…Cụ thể như sau:
Văn phòng công chứng không thực hiện: Tống đạt văn bản; Lập vi bằng; Xác minh điều kiện thi hành án dân sự; Tổ chức thi hành án mà thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng; giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo nhu cầu của người dân, kết quả của hoạt động này là hợp đồng, giao dịch công chứng, chứng thực.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh.
Còn Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Dịch vụ Thừa phát lại lập vi bằng.
Trung tâm vi bằng Việt Nam tự tin là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ lập vi bằng nhanh chóng, uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Liên hệ với chúng tôi bạn có thể yên tâm bởi:
Khi cần thực hiện thủ tục lập vi bằng tận nơi theo yêu cầu; bạn có thể gửi yêu cầu theo các phương thức sau:
Trân trọng!
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…
View Comments