Thực tế hiện nay, Vi bằng đã được sử dụng phổ biến, rộng rãi trong các giao dịch đất đai. Và đa số trong đó là Vi bằng liên quan tới đất đai chưa có sổ hồng, sổ đỏ. Trong nội dung bài viết sau đây, Trung tâm Vi bằng Việt Nam sẽ giải đáp câu hỏi “Vi bằng có làm sổ hồng được không?” – nội dung nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc trong thời gian vừa qua. Bạn đọc cần tư vấn, hỗ trợ về vi bằng có thể liên hệ trực tiếp Trung tâm vi bằng Việt Nam theo hotline: 0975.686.065 (có zalo).
MỤC LỤC
Vi bằng nhà đất là gì?
Vi bằng nhà đất là văn bản ghi nhận sự kiện, giao dịch về nhà đất có thật do đơn vị Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, căn cứ theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Ví dụ: Vi bằng ghi nhận việc hàng xóm hủy hoại, phá hoại tài sản; Vi bằng ghi nhận giao dịch đất đai chưa có sổ đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất);…
Theo đó, khác với văn bản công chứng, Vi bằng ghi nhận lại sự việc, hành vi có thật nhưng chưa xem xét tới tính hợp pháp của sự kiện giao dịch nhà đất. Vì vậy, vi bằng là chứng cứ để xem xét giải quyết vụ việc khi có tranh chấp nhà đất. Đồng thời có thể là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các bên.
Câu hỏi bạn đọc:
Kính chào Trung tâm vi bằng Việt Nam. Tôi tên Trần Văn Nam, năm nay 56 tuổi, quê Nam Định. Hiện nay, tôi đã mua thửa đất của nhà hàng xóm, nhưng thửa đất này chưa có sổ hồng, sổ đỏ. Tôi có tham khảo và biết đến việc lập sổ vi bằng. Tuy nhiên, tôi cũng chưa hiểu rõ về tính pháp lý của sổ vi bằng và vi bằng lên sổ hồng được không?. Vậy tôi xin hỏi, trong trường hợp của tôi, sau khi lập vi bằng có làm sổ hồng được không? Làm cách nào để từ vi bằng lên sổ hồng? Kính mong Trung tâm giải đáp giúp tôi.
Trung tâm vi bằng giải đáp:
Chào anh. Câu hỏi “Vi bằng có làm sổ hồng được không” Trung tâm vi bằng Việt nam sẽ giải đáp như sau:
Theo quy định pháp luật hiện hành, đối với bất động sản là đất đai, nhà ở khi giao dịch bắt buộc phải được công chứng, chứng thực theo quy định và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
Tuy nhiên trên thực tế, đã có rất nhiều người mua bán, chuyển nhượng đất đai, nhà ở khi chưa có sổ hồng, sổ đỏ và giao dịch không được công chứng, chứng thực – đây cũng là trường hợp anh Nam đang gặp phải.
Như anh cũng đã tìm hiểu, tham khảo về sổ Vi bằng. Trong trường hợp này, vi bằng là giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong trường hợp đã xác lập giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa có sổ đỏ, sổ hổng (giấy chứng nhận quyền sử dụng).
Ý nghĩa, giá trị của vi bằng trong giao dịch đất đai, nhà ở:
- Vi bằng không phải là căn cứ trực tiếp để làm sổ hồng, sổ đỏ;
- Khi có tranh chấp xảy ra, vi bằng được xem xét là tài liệu, chứng cứ để Tòa án nhận định tính chất, bản chất sự việc giữa các bên. Ví dụ: Chứng minh thực tế có giao nhận tiền, giao nhận đất hay không?
Vi bằng không là cơ sở trực tiếp để được cấp sổ hồng. Giá trị của loại vi bằng này chỉ giúp hạn chế các rủi ro bên cạnh việc công chứng hợp đồng chuyển nhượng. Hoặc bảo vệ phần nào quyền lợi trong các trường hợp không đủ điều kiện chuyển nhượng: Chưa có sổ đỏ, không đủ điều kiện tách thửa,…
Đây là nội dung Trung tâm vi bằng giải đáp cho câu hỏi “Vi bằng có làm sổ hồng được không?” và “làm cách nào chuyển đổi từ vi bằng lên sổ hồng?”. Anh Nam và bạn đọc có thắc mắc, câu hỏi liên quan có thể liên lạc hotline Trung tâm vi bằng theo số máy: 0975.686.065 (có zalo).
Tham khảo thêm bài viết: Lập vi bằng làm chứng cứ.
Tại sao phải lập vi bằng?
Khi nào cần lập vi bằng?
Khi phát sinh một giao dịch, đa số mọi người đều nghĩ ngay đến việc công chứng, chứng thực để đảm bảo tính an toàn pháp lý cho giao dịch đó. Tuy nhiên, thực tế có rất nhiều giao dịch chưa đủ điều kiện để được công chứng, chứng thực. Khi đó, Vi bằng là giải pháp phù hợp nhất để ghi nhận lại sự kiện, hành vi theo mong muốn của người có yêu cầu.
Ví dụ: Vi bằng ghi nhận giao dịch mua bán căn hộ dự án; Vi bằng ghi nhận đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai, …
Ngoài ra, đối với các sự kiện pháp lý không thể công chứng, chứng thực thì Vi bằng đều có thể xử lý được.
Ví dụ: Vi bằng ghi nhận sự việc hàng xóm xây nhà làm nứt nhà mình; Vi bằng ghi nhận các thiệt hại ngoài hợp đồng.
Như vậy, với mọi yêu cầu ghi nhận lại sự việc, hiện tượng, hành vi của công dân thì đều có thể lập Vi bằng làm cơ sở tài liệu, chứng cứ.
Tại sao cần lập vi bằng?
Như đã phân tích tại mục 1, Vi bằng là một trong những nguồn chứng cứ để xem xét giải quyết vụ việc khi có tranh chấp. Đồng thời có thể là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các bên.
Thực tiễn cho thấy, vi bằng ra đời là cũng để khỏa lấp những khó khăn trong việc xác minh, công nhận chứng cứ do đương sự cung cấp trong các vụ án, khắc phục điểm yếu của các dạng chứng cứ khác như:
- Chứng cứ bằng miệng, bằng lời nói: Dễ bị thay đổi, không thống nhất.
- Chứng cứ bằng văn bản: Có thể bị giả mạo chữ ký, bị thất lạc, bị mờ, lỗi gây khó xác nhận nội dung.
- Chứng cứ File ghi âm, ghi hình: Khó thu thập, khó lưu giữ, phải thực hiện thêm thủ tục Giám định rất phức tạp và tốn kém chi phí khi đương sự không thừa nhận.
Vì vậy, Vi bằng có ý nghĩa là 1 giải pháp gây dựng nguồn tài liệu, chứng cứ khi sự việc, hành vi không thể ghi nhận bằng công chứng, chứng thực khi phát sinh tranh chấp dân sự, đất đai, …
Mua bán đất vi bằng có được không?
Đất đai là loại tài sản có tính chất phức tạp, trị giá lớn. Do vậy, đối với các giao dịch đất đai được pháp luật quy định chặt chẽ về hình thức, nội dung. Theo quy định Luật đất đai hiện hành, giao dịch đất đai hợp pháp phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, thực tế có nhiều giao dịch chuyển nhượng, mua bán thửa đất chưa được cấp sổ hồng, sổ đỏ (giấy chứng nhận). Vì vậy, các giao dịch này đều không có công chứng, chứng thực theo quy định.
Trong trường hợp này, Vi bằng là giải pháp duy nhất được pháp luật cho phép ghi nhận nội dung liên quan tới giao dịch chuyển nhượng, mua bán quyền sử dụng đất chưa có sổ hồng, sổ đỏ.
Như vậy, khi cần mua bán đất đai; bạn có thể cân nhắc lập Vi bằng để ghi nhận nội dung giao dịch. Vi bằng có giá trị làm bằng chứng bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp liên quan tới giao dịch.
Câu hỏi 1:
Xin hỏi Trung tâm Vi Bằng Việt Nam, tôi có câu hỏi về giao dịch Mua bán nhà đất vi bằng. Cách đây vài bữa, tôi có ký giao dịch mua bán nhà đất với ông Nguyễn Văn X. Nhà đất nhà ông X mặc dù đã sử dụng lâu dài tuy nhiên chưa có sổ hồng. Giá cả hợp lý nên tôi quyết định mua lại. Trong trường hợp này hai bên có giấy tờ mua bán viết tay với nhau. Giờ tôi cần tư vấn lập Vi bằng. Xin hỏi việc mua bán đất vi bằng như thế có giá trị pháp lý không?
Trả lời:
Theo quy định Luật đất đai, Luật nhà ở hiện hành, đối với các giao dịch liên quan tới đất đai, nhà ở đều yêu cầu có công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, đối với các giao dịch không đáp ứng điều kiện để công chứng hoặc chứng thực thì biện pháp an toàn nhất là lập Vi bằng ghi nhận giao dịch nhà, đất. Khi đó, Vi bằng giao dịch nhà đất là bằng chứng, chứng cứ để chứng minh giao dịch có thực và làm cơ sở bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp liên quan.
Như vậy, khi mua bán nhà đất Vi bằng có giá trị chứng cứ; chứng minh khi phát sinh tranh chấp. Tòa án và các cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào Vi bằng mua bán nhà đất để làm rõ bản chất sự việc; từ đó có quyết định phân định phù hợp bảo vệ quyền, lợi ích của bên ngay tình.
Câu hỏi 2:
Tôi có mua 1 căn nhà cũng chưa có quyền sử dụng đất. Tôi và bên bán có lập 1 văn bản Vi Bằng. Nhưng tôi không rõ mua Nhà vi bằng có làm sổ được không? Nên nay tôi lên đây hỏi Trung tâm vi bằng Việt Nam rằng Mua nhà vi bằng có làm sổ được không? Mong Quý Trung tâm tư vấn, giải thích giúp tôi.
Trả lời:
Trong trường hợp của anh mua nhà vi bằng là một biện pháp chưa bảo đảm tính tuyệt đối của giao dịch. Bởi lẽ, pháp luật yêu cầu các giao dịch liên quan tới đất đai; nhà ở đều cần được công chứng, chứng thực. Tuy nhiên, trong trường hợp nhà chưa có sổ hồng như trên mà vẫn muốn mua bán thì Vi bằng là hình thức tối thiểu, bắt buộc cần phải có. Khi đó, vi bằng sẽ ghi nhận lại thực tế giao dịch làm cơ sở khi có tranh chấp phát sinh.
Các trường hợp mua bán đất vi bằng thường gặp.
Hiện nay, các giao dịch mua bán đất vi bằng diễn ra phổ biến. Điều này được thống kê qua số lượng các vụ án tranh chấp đất đai có vi bằng. Cụ thể, các trường hợp Vi bằng đất đai thường gặp trên thực tế là:
- Vi bằng mua bán đất chưa có sổ hồng;
- Vi bằng đặt cọc mua đất chưa có sổ hồng;
- Vi bằng đặt cọc bán đất;
- Vi bằng bán đất chưa có sổ hồng;
- Vi bằng bán đất chưa có sổ đỏ;
- Vi bằng mua đất của Hộ gia đình;
- Vi bằng mua đất nông nghiệp;
- Vi bằng mua đất 50 năm;
- Vi bằng mua đất phi nông nghiệp;
- Vi bằng mua đất thừa kế;
- Vi bằng mua đất dịch vụ;
- Vi bằng thuê đất dài hạn;
- Vi bằng ghi nhận hiện trạng đất;
- Vi bằng hiện trạng đất tranh chấp.
- Vi bằng nhà đất.
Cần lưu ý rằng, với mỗi loại giao dịch sẽ có nội dung Vi bằng khác nhau. Bên cạnh đó, Vi bằng không phải căn cứ trực tiếp để thực hiện các quyền liên quan tới đất đai. Vì vậy, để an toàn về mặt pháp lý; khi bạn có mong muốn lập Vi bằng, hãy liên hệ ngay qua hotline: 0975.686.065(có zalo) để được Trung tâm Vi bằng Việt Nam tư vấn hỗ trợ hình thức, nội dung Vi bằng phù hợp tính chất giao dịch của mình.
Thủ tục lập vi bằng trong lĩnh vực nhà đất.
Thủ tục lập vi bằng nhà đất được coi như bắt đầu từ thời điểm Thừa phát lại chính thức tiếp nhận, chấp nhận yêu cầu lập vi bằng về nhà đất.
Thủ tục lập vi bằng nhà đất gồm những bước cơ bản như sau:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin, yêu cầu lập vi bằng nhà đất.
Vi bằng là một hình thức chứng cứ có giá trị và không phải chứng minh lại. Nó có thể được sử dụng làm căn cứ cho các bên thực hiện giao dịch nhà đất; hoặc làm bằng chứng trong các tranh chấp về nhà đất tại Tòa án. Do đó, trong một vụ việc cụ thể nội dung vi bằng hoàn toàn có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi về nhà đất của các bên.
Cũng vì lý do này mà thủ tục lập vi bằng cần được thực hiện bởi những người có chuyên môn, có thẩm quyền. Cụ thể trong trường hợp này là Thừa phát lại nên khi có nhu cầu lập vi bằng thì đầu tiên cần tìm đến một văn phòng Thừa phát lại uy tín. Dịch vụ Thừa phát lại lập vi bằng nhanh, trực tiếp tận nơi, đảm bảo an toàn.
Tại văn phòng Thừa phát lại bạn sẽ trình bày nội dung các yêu cầu của mình khi muốn lập vi bằng cho thư kí nghiệp vụ. Dựa trên các yêu cầu đó thì thư ký nghiệp vụ hoặc Thừa phát lại sẽ tư vấn cụ thể. Sau đó bạn sẽ được điền vào phiếu yêu cầu lập vi bằng.
Bước 2: Thỏa thuận về việc thực thủ tục lập vi bằng nhà đất.
Trước khi thực hiện thủ tục lập vi bằng; giữa người yêu cầu cần thống nhất một số vấn đề để tránh tranh chấp phát sinh về sau. Các vấn đề cơ bản sẽ gồm:
- Nội dung sự việc cần lập vi bằng nhà đất;
- Thời gian, địa điểm lập vi bằng nhà đất;
- Chi phí lập vi bằng nhà đất;
- Thỏa thuận khác nếu có giữa các bên về quyền và nghĩa vụ hoặc thỏa thuận phạt vi phạm.
- Các nội dung nêu trên sẽ được ghi nhận tại hợp đồng dịch vụ giữa các bên.
Bước 3: Tiến hành lập vi bằng nhà đất.
Vào đúng thời gian, địa diểm các bên thống nhất ban đầu; Thừa phát lại sẽ tiến hành các công việc cần thiết để thực hiện thủ tục lập vi bằng. Việc lập có thể thực hiện tại trụ sở của Thừa phát lại hoặc tại nơi các bên thỏa thuận lập vi bằng nhà đất, nơi có nhà đất.
Khi đó, Thừa phát lại và thư ký bắt đầu thực hiện việc ghi chép; đo đạc và một số biện pháp nghiệp vụ khác như chụp ảnh, quay phim… Khi đã thu thập đủ thông tin liên quan cho vi bằng thì các bên cần phải ký xác nhận và vi bằng sẽ được trao cho người yêu cầu.
Bước 4: Đăng ký vi bằng nhà đất.
Sau khi hoàn thiện thủ tục lập Vi bằng; văn phòng Thừa phát lại cần gửi vi bằng đến Sở tư pháp đăng ký. Điều này đảm bảo cho vi bằng được lập được thừa nhận, có giá trị pháp luật.
Với các nội dung khái quát về thủ tục lập vi bằng; Trung tâm vi bằng Việt Nam Hy vọng sẽ giải đáp được cho Quý bạn đọc câu hỏi lập vi bằng được thực hiện như thế nào.
Vi bằng có làm sổ hồng được không?
Để giải đáp câu hỏi “Vi bằng có làm sổ hồng được không?”; bạn đọc vui lòng tham khảo câu hỏi tình huống sau đây của 1 bạn đọc gửi về Trung tâm Vi bằng Việt Nam:
Câu hỏi bạn đọc:
Hiện tại đất em mua chưa có sổ đỏ, nhưng có vi bằng xác nhận giao dịch. Em xin hỏi vậy sổ Vi bằng có làm sổ hồng được không? Từ sổ Vi bằng lên sổ hồng cần thực hiện như thế nào?
Giải đáp:
Theo quy định Luật Đất đai hiện hành và các quy định hướng dẫn; Vi bằng không được coi là loại giấy tờ để Cơ quan nhà nước xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử đụng đất.
Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn; Vi bằng có giá trị chứng minh các hoạt động liên quan đến mua bán, chuyển nhượng đất đai là có thật. Nếu bên bán (bên chuyển nhượng) không muốn bàn giao đất; bạn có thể căn cứ vào Vi bằng để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Khi đó, Tòa án xem xét, phân định quyền; lợi ích hợp pháp của bạn trong giao dịch thửa đất nêu trên.
Nếu bạn đọc có thắc mắc liên quan tới câu hỏi “Vi bằng có làm sổ hồng được không?”. Bạn có thể liên hệ trực tiếp tới Trung tâm Vi bằng Việt Nam để được hỗ trợ giải quyết.
Dịch vụ lập vi bằng Thừa phát lại.
Với đội ngũ cán bộ có kiến thức pháp luật, kinh nghiệm chuyên môn cao chúng tôi tự tin có thể hỗ trợ cho khách hàng giải quyết các yêu cầu pháp lý một cách tốt nhất theo đúng quy định của pháp luật. Trung tâm vi bằng hỗ trợ:
- Giải thích rõ trường hợp nào nên lập vi bằng; Trường hợp nào không được lập vi bằng;
- Tư vấn các vấn đề pháp lý có liên quan tới vi bằng;
- Hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng nhanh, giá rẻ, trực tiếp tận nơi trên phạm vi toàn quốc;
- Tư vấn giải quyết tranh chấp vi bằng.
Liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vi bằng, hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
- Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975.686.065 (zalo).
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở/chi nhánh: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nha Trang…;
- Email: trungtamvibang@gmail.com.
- Fanpage: Trung tâm vi bằng Việt Nam.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về chủ đề: “Vi bằng có làm sổ hồng được không?”. Nếu bạn đọc có vướng mắc khi thực hiện thủ tục mua đất vi bằng và muốn được Thừa phát lại tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ lập vi bằng có thể liên hệ trực tiếp đến số 0975.686.065 (có zalo) để được hỗ trợ.
Trân trọng!
LP.