Hiện nay, nhu cầu vay vốn ngân hàng của người dân ngày càng nhiều. Do đó, những người nắm trong tay những tài sản thường sử dụng để thế chấp vay ngân hàng. Liên quan đến vấn đề này; Trung tâm vi bằng Việt Nam nhận được câu hỏi về việc “Nhà vi bằng có vay ngân hàng được không?”. Trong bài viết này, Trung tâm vi bằng sẽ giải đáp các vấn đề liên quan đến câu hỏi nêu trên. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn, hỗ trợ; vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại 0975.686.065.
MỤC LỤC
Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ/CP đưa ra định nghĩa về vi bằng như sau:
“Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.
Qua đó có thể hiểu, vi bằng nhà đất là văn bản ghi nhận hành vi giao, nhận khi thực hiện giao dịch mua bán nhà đất. Việc ghi nhận do chính Thừa phát lại chứng kiến, lập theo yêu cầu của các bên.
Căn cứ Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP quy định vi bằng nhà đất không được xác nhận nội dung; việc ký tên trong hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định thuộc phạm vi hoạt động công chứng, chứng thực.
Điểm a khoản 3 điều 167 Luật Đất Đai 2013 quy định:
“a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;”.
Do vậy, vi bằng nhà đất là văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các bên trong giao dịch mua bán nhà đất. Tuy nhiên với chức năng ghi nhận hành vi, sự kiện; thì vi bằng nhà đất chỉ được ghi nhận nội dung là hành vi, sự kiện liên quan tới giao dịch mua bán nhà đất. Vi bằng nhà đất không được ghi nhận hành vi, sự kiện liên quan đến việc chuyển quyền sử dụng, sở hữu bao gồm: Đất đai, nhà ở, tài sản không có giấy tờ chúng minh quyền sử dụng; hoặc không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu theo quy định pháp luật.
Hiện nay, pháp luật chưa quy định về trường hợp bắt buộc lập vi bằng mà tùy thuộc vào yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Căn cứ quy định của Luật Đất đai 2013; Luật Nhà ở 2014, sửa đổi, bổ sung 2020; thì hợp đồng mua bán nhà ở, chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm hợp đồng được công chứng, chứng thực.
Vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực. Do vậy, các bên trong dịch mua bán nhà đất có thể yêu cầu lập vi bằng để ghi nhận hành vi, sự kiện như: Vi bằng đặt cọc; giao nhận tiền, giao nhận giấy tờ, tài sản,… để làm cơ sở ký kết hợp đồng mua bán. Qua đó, người yêu cầu có thể sử dụng vi bằng nhà đất như một bằng chứng, chứng cứ chứng minh việc đặt cọc; đã giao hoặc nhận tài sản. Về mặt pháp lý, đây là một nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết tranh chấp.
Hiện nay, phần lớn vi bằng mua bán nhà thường được lập khi đối tượng giao dịch là nhà chưa đáp ứng đủ điều kiện về giấy tờ chứng minh quyền sở hữu theo quy định. Trường hợp chưa đủ điều kiện cấp sổ; không thể công chứng, chứng thực hợp đồng mua bán; thì các bên có thể yêu cầu lập vi bằng để ghi nhận thỏa thuận và giao dịch đã thực hiện.
Thực tế cho thấy, các tranh chấp về hợp đồng, giao dịch mua bán nhà xảy ra khá phổ biến hiện nay. Ngoài việc ghi nhận lại hành vi giao dịch của các bên, còn một số loại vi bằng như:
Vi bằng được lập theo đúng thủ tục, trình tự quy định của pháp luật được xem là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết tranh chấp.
Câu hỏi: Xin chào Trung tâm vi bằng. Tôi tên là T.T.H, tôi đang sinh sống và làm việc ở HCM. Hiện nay tôi có nhu cầu mua nhà, qua tìm hiểu thì tôi tìm được căn nhà ở Long Thành, Đồng Nai. Tôi được hướng dẫn mua nhà vi bằng; nhưng tôi không biết mua nhà vi bằng là thế nào? Mua nhà vi bằng có làm sổ đỏ được không? Xin giải đáp giúp tôi. Tôi cảm ơn.
Như chúng tôi đã phân tích ở phần trên; vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Mua bán nhà là sự thoả thuận bằng văn bản giữa bên mua và bên bán. Theo đó bên bán có nghĩa vụ chuyển giao nhà ở và quyền sở hữu nhà ở cho bên mua. Bên mua có nghĩa vụ trả tiền cho bên bán đúng thời hạn, địa điểm theo phương thức mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng mua bán nhà.
Mua nhà vi bằng là việc Thừa phát lại theo yêu cầu của một hoặc các bên trong giao dịch mua bán nhà thực hiện việc lập vi bằng ghi nhận giao dịch mua bán nhà.
Pháp luật đất đai quy định hợp đồng chuyển nhượng nhà đất phải công chứng hoặc chứng thực; và hồ sơ để cấp sổ đỏ phải có hợp đồng chuyển nhượng được công chứng hoặc chứng thực.
Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực mà chỉ ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Do vậy, nếu chỉ mua bán đất đai bằng vi bằng sẽ không đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ. Để thực hiện việc cấp sổ đỏ; bạn cần phải thực hiện thủ tục mua bán theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, có hai hình thức vay vốn phổ biến ở các ngân hàng là tín chấp và thế chấp.
Với ưu điểm có thể vay số tiền lớn cùng với lãi xuất thấp thì vay thế chấp đang là ưu tiên hàng đầu khi bạn đang vốn. Tuy nhiên, đi kèm với việc đưa tài sản ra thế chấp thì việc bảo đảm tính hợp pháp của tài sản cũng cần thiết. Cụ thể người vay cần có các giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, sở hữu của mình đối với tài sản thể chấp. Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo việc thu hồi vốn khi người vay không đủ khả năng thanh toán.
Nhà vi bằng là giao dịch mua bán bằng hình thức vi bằng do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của một; hoặc các bên trong giao dịch mua bán. Về bản chất, vi bằng không được công nhận như một giấy tờ thể hiện quyền sử dụng, sở hữu nhà, đất. Về mặt pháp lý, vi bằng mang tính hợp lệ khi được sử dụng trong các tranh chấp được cơ quan chức năng giải quyết.
Những tài sản có giá trị cầm cố, thế chấp tại ngân hàng phải là những tài sản; giá trị có sự đảm bảo về mặt pháp lý. Do đó, nhà vi bằng không thể được xem là một loại tài sản đảm bảo để cá nhân thực hiện vay tại ngân hàng.
Người vay muốn vay hình thức tín chấp cần đáp ứng các điều kiện sau:
Căn cứ vào các điều kiện về vay tín chấp; người vay có thể vay tín chấp không cần dùng vi bằng nhà đất. Tuy nhiên, một hạn chế của hình thức này đó là hạn mức vay không cao bằng vay thế chấp.
Như vậy, nhà vi bằng không được vay Ngân hàng với hình thức vay thế chấp. Đối với hình thức vay tín chấp; thì có thể vay mà không cần sử dụng công chứng vi bằng nếu đáp ứng đủ các điều kiện.
Với đội ngũ Thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực lập vi bằng. Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn lập vi bằng đảm bảo pháp lý hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề như:
Trên đây là bài viết của Trung tâm vi bằng liên quan đến vấn đề “Nhà vi bằng có vay ngân hàng được không?”. Nếu bạn có vướng mắc khi thực hiện thủ tục mua nhà đất vi bằng và muốn được Thừa phát lại tư vấn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ lập vi có thể liên hệ Trung tâm vi bằng theo một trong các phương thức sau:
Trân trọng!
QB.
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…