Câu hỏi: Tôi có nhu cầu mua một căn nhà nên vừa qua có đến Văn phòng Thừa phát lại để lập vi bằng đặt cọc số tiền là 800.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận được vi bằng thì tôi phát hiện ra vi bằng có sai một vài lỗi chính tả. Vì đây là văn bản ghi nhận việc đặt cọc nên tôi muốn phải thật chuẩn xác, tránh rắc rối về sau. Vậy, trong trường hợp này tôi có được sửa lỗi vi bằng không? Xin cảm ơn.
Trung tâm vi bằng xin giải đáp thắc mắc của bạn về vấn đề “có được sửa lỗi vi bằng không?” như sau:
MỤC LỤC
Giá trị pháp lý của vi bằng.
Vi bằng là gì?
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì vi bằng được định nghĩa là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này.
Nói một cách dễ hiểu, vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, chính Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện cần lập vi bằng. Điều này đảm bảo việc ghi nhận đầy đủ, trung thực, khách quan. Đồng thời, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng nếu thấy cần thiết.
Giá trị pháp lý của vi bằng.
Pháp luật quy định không phải trường hợp nào cũng có thể lập vi bằng; đồng thời vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác. Tuy nhiên, vi bằng cũng có tầm quan trọng nhất định khi:
- Là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật;
- Là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
XEM THÊM: THẨM QUYỀN LẬP VI BẰNG
Nội dung và hình thức của vi bằng.
Nội dung của vi bằng.
Những nội dung chủ yếu của vi bằng được ghi nhận tại Điều 40 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại gồm:
- Tên và địa chỉ của Văn phòng Thừa phát lại;
- Họ và tên của Thừa phát lại lập vi bằng;
- Địa điểm và thời gian lập vi bằng;
- Họ tên và địa chỉ của người yêu cầu lập vi bằng;
- Họ và tên của người tham gia khác (nếu có);
- Nội dung yêu cầu lập vi bằng về việc đặt cọc mua bán tài sản;
- Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận về việc đặt cọc;
- Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
- Chữ ký của Thừa phát lại và dấu của Văn phòng Thừa phát lại
- Chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu và người tham gia khác (nếu có);
- Chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).
Hình thức của vi bằng.
Vì đây là tài liệu có vai trò là nguồn chứng cứ nên hình thức của vi bằng cũng được quy định cụ thể như:
- Vi bằng phải được lập bằng văn bản và ngôn ngữ được sử dụng là tiếng Việt;
- Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự;
- Vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ;
- Vi bằng có thể được lập thành nhiều bản chính; số lượng bản chính do các bên tự thoả thuận.
- Tùy từng trường hợp cụ thể mà kèm theo vi bằng có thể có các tài liệu chứng minh.
Hồ sơ và thủ tục lập vi bằng.
Hồ sơ cần chuẩn bị khi lập vi bằng.
Khi có yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng, bạn phải chuẩn bị các giấy tờ như:
- Giấy tờ về nhân thân: Chứng minh nhân dân, Thẻ căn cước công dân; Hộ chiếu,…;
- Tài liệu, giấy tờ liên quan đến sự kiện cần lập vi bằng;
Tùy vào từng trường hợp cụ thể hồ sơ có thể khác nhau. Nếu bạn cũng đang gặp vướng mắc thì có thể liên hệ Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065 (có zalo) để được tư vấn, hỗ trợ.
Thủ tục lập vi bằng.
Có thể xác định thủ tục lập vi bằng bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1: Cung cấp yêu cầu lập vi bằng.
Khách hàng điền thông tin vào phiếu yêu cầu lập vi bằng (theo mẫu có sẵn). Văn phòng Thừa phát lại sẽ xem xét tính hợp pháp của yêu cầu và quyết định có thực hiện hay không.
Bước 2: Thỏa thuận lập vi bằng.
Khách hàng có yêu cầu và văn phòng Thừa phát lại tiến hành ký vào phiếu thỏa thuận lập vi bằng đồng thời tiến hành tạm ứng chi phí lập vi bằng. Trong phiếu thoả thuận đó phải đảm bảo các nội dung:
- Nội dung cần lập vi bằng;
- Thời gian lập vi bằng;
- Địa điểm lập vi bằng;
- Chi phí lập vi bằng…
Bước 3: Lập vi bằng.
Vi bằng sẽ được lập tại văn phòng Thừa phát lại hoặc tại nơi khách hàng yêu cầu. Trong một số trường hợp, trong thời gian lập vi bằng bên Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng, chứng kiến việc lập vi bằng. Đồng thời, Thừa phát lại sẽ mô tả cụ thể sự kiện, hành vi cần ghi nhận. Bên cạnh đó, Thừa phát lại cũng tiến hành đo đạc, chụp ảnh, quay phim, ghi âm… để làm bằng chứng thể hiện sự trung thực, khách quan trong lập vi bằng. Vi bằng được đóng số theo thứ tự thời gian, ghi vào sổ theo dõi vi bằng và được lập thành 03 bản chính.
Bước 4: Thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Sau khi hoàn thành việc lập vi bằng, thừa phát lại phải giao cho người yêu cầu 01 bản chính. Khi giao vi bằng, thừa phát lại hoặc thư ký nghiệp vụ đề nghị khách hàng ký vào sổ bàn giao vi bằng và thanh lý thỏa thuận lập vi bằng.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký, quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Vi bằng được coi là hợp lệ khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
LIÊN HỆ DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG NHANH CHÓNG, GIÁ RẺ – 0975.686.065
Quy định về việc sửa lỗi vi bằng.
Có được sửa lỗi kỹ thuật vi bằng?
Câu hỏi:
Tôi có nhu cầu mua một căn nhà nên vừa qua có đến Văn phòng Thừa phát lại để lập vi bằng đặt cọc số tiền là 800.000.000 đồng. Tuy nhiên, sau khi nhận được thì tôi phát hiện ra vi bằng có sai một vài lỗi chính tả. Vì đây là văn bản ghi nhận việc đặt cọc nên tôi muốn phải thật chuẩn xác, tránh rắc rối về sau. Vậy, trong trường hợp này tôi có thể tự sửa lỗi vi bằng không?
Trung tâm vi bằng giải đáp câu hỏi trên như sau:
Quy định về vấn đề sửa lỗi vi bằng được ghi nhận tại Điều 41 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Có thể sửa lỗi kỹ thuật vi bằng trong trường hợp sau:
- Sai sót về kỹ thuật trong khi ghi chép, đánh máy in ấn vi bằng;
- Đồng thời, việc sửa không làm ảnh hưởng đến tính xác thực của sự kiện, hành vi được lập vi bằng.
Việc sửa lỗi vi bằng được thực hiện tại Văn phòng Thừa phát lại đã lập vi bằng. Thừa phát lại có trách nhiệm:
- Đối chiếu, gạch chân từng chỗ cần sửa;
- Ghi nội dung đã được sửa vào bền lề kèm chữ ký của mình và đóng dấu của Văn phòng;
- Gửi cho người yêu cầu và Sở Tư pháp vi bằng đã được sửa lỗi (Trường hợp vi bằng đã được gửi).
Như vậy, đối với trường hợp vi bằng có lỗi chính tả thì bạn không được tự điều chỉnh. Bạn có thể mang đến Văn phòng Thừa phát lại – nơi lập vi bằng để yêu cầu chỉnh sửa. Lúc này, Thừa phát lại sẽ xem xét nội dung bị lỗi và quyết định có thể chỉnh sửa hay không. Khi chắc chắn rằng chỗ bị lỗi không ảnh hưởng đến nội dung của vi bằng thì Thừa phát lại sẽ sửa vào bên lề, kèm theo ký và đóng dấu. Sau đó, bạn sẽ nhận lại được vi bằng hoàn chỉnh.
XEM THÊM: VI BẰNG GHI NHẬN HIỆN TRẠNG TÀI SẢN
Chế tài xử phạt.
Điểm b khoản 2 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định:
Điều 32. Hành vi vi phạm quy định về hành nghề thừa phát lại
…
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
…
b) Sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không đúng quy định;
Như ở trên đã đề cập, khi vi bằng bị lỗi kỹ thuật, Thừa phát lại sẽ được phép chỉnh sửa. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng được sửa và sửa như thế nào cũng được. Mọi thao tác phải chuẩn xác, đúng theo những gì được đề cập tại Điều 41 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Mức phạt áp dụng đối với việc sửa lỗi kỹ thuật vi bằng không tuân thủ đúng quy định là từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
Chi phí lập vi bằng.
Cách tính phí lập vi bằng.
Pháp luật hiện hành không quy định cụ thể mức phí lập vi bằng là bao nhiêu. Thay vào đó chi phí sẽ do người yêu cầu lập vi bằng và Thừa phát lại thỏa thuận. Các yếu tố được xét đến khi tính mức phí lập vi bằng gồm:
- Mức độ phức tạp của nội dung vụ việc;
- Yêu cầu của khách hàng;
- Thời gian, địa điểm lập vi bằng.
Chi phí Lập vi bằng.
Trung tâm vi bằng Việt Nam tự tin là đơn vị cung cấp dịch vụ lập vi bằng uy tín, chuyên nghiệp với mức giá hợp lý. Quý khách hàng có thể tham khảo bảng phí lập vi bằng sau:
- Phí lập vi bằng tại Trụ sở Thừa phát lại: Chỉ từ 2.500.000 đồng.
- Phí lập vi bằng trực tiếp, tận nơi: Chỉ từ 3.000.000 đồng.
- Phí lập vi bằng ngoài giờ hành chính: Phí lập vi bằng + phụ phí 500.000 đồng.
- Phí lập vi bằng vào ngày nghỉ, ngày lễ: Phí lập vi bằng + Phí làm việc ngoài giờ theo quy định pháp luật;
- Phí lập vi bằng đối với các trường hợp phức tạp, lập nhiều vi bằng: Khách hàng và Trung tâm vi bằng thỏa thuận để đưa ra mức giá hợp lý.
LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ, BÁO GIÁ LẬP VI BẰNG TRONG PHẠM VI TOÀN QUỐC – 0975.686.065
Liên hệ Trung Tâm Vi Bằng Việt Nam
Trên đây là nội dung tư vấn của Trung Tâm Vi Bằng về việc“Có được sửa lỗi vi bằng không?“. Trường hợp bạn cần tư vấn, hỗ trợ lập vi bằng hoặc cần báo phí dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các cách thức sau:
- Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975.686.065 (zalo).
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở/chi nhánh: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nha Trang…;
- Email: trungtamvibang@gmail.com.
- Fanpage: Trung tâm vi bằng Việt Nam.
Trân trọng!