Nghề Thừa phát lại hiện đang là một thuật ngữ khá mới. Tuy nhiên lại được khá nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Vậy thừa phát lại là gì? Chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại? Đặc điểm của thừa phát lại là gì? Nghề thừa phát lại có những cơ hội hay thách thức gì? …. Để hiểu thêm về thừa phát lại Trung tâm vi bằng Việt Nam sẽ giải đáp những thắc trên. Nếu quý khách hàng có nhu cầu cần hỗ trợ xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 0975 686 065 (Zalo).
MỤC LỤC
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về: thi hành án dân sự; tống đạt giấy tờ; lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:
Thừa phát lại là người đạt đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật, được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền để thực hiện một số công việc theo quy định của pháp luật.
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại do Thừa phát lại thành lập dựa trên việc gửi hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng Thừa phát lại đến Sở Tư pháp để trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, ký quyết định. Chức năng của Văn phòng Thừa phát lại dựa trên những việc mà Thừa phát lại được làm. Những công việc mà Thừa phát lại được làm được quy định tại Điều 3 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, bao gồm:
Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Thừa phát lại lập theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức. Việc lập vi bằng của Thừa phát lại phải khách quan, trung thực và tuân theo quy định của pháp luật.
Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự, hành chính. Đây còn là căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ. Đồng thời là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Vi bằng là một công việc tương đối mới và gần giống với hoạt động công chứng, nhưng rộng hơn. Nếu công chứng chỉ chứng nhận: tính xác thực; tính hợp pháp của hợp đồng; giao dịch;… bằng văn bản, thì lập vi bằng là việc thừa phát lại lập văn bản trong đó ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Chỉ với một chức năng này thôi thừa phát lại đã xác lập được một kênh mới trong việc tạo lập chứng cứ. Điều này vừa giúp cho người dân vừa làm phong phú nguồn chứng cứ cho tòa án, cơ quan nhà nước khi xem xét các vụ việc có tranh chấp. Như thế cũng tăng sự chủ động, giúp cho người dân chủ động bảo vệ quyền lợi của mình. Chỉ riêng ý này đã thể hiện giá trị khá lớn của thừa phát lại.
Giá trị thứ hai của thừa phát lại là thừa phát lại được giao chức năng tống đạt các văn bản của tòa án. Đây cũng là tạo sự khác biệt và tạo nên nề nếp; tạo sự tin cậy; xác tín trong việc chuyển các văn bản của tòa án tới đương sự. Hiện nay, việc tống đạt các văn bản của tòa án thường gửi qua bưu điện hoặc trong trường hợp cần thiết là do thư ký tòa án đi tống đạt trực tiếp cho đương sự.
Trong khi đó, việc tống đạt các văn bản của tòa tới các đương sự có giá trị và ý nghĩa rất lớn. Nhiều trường hợp, nếu văn bản của tòa án không biết có tới được đương sự hay không gây nên việc phải hoãn xét xử, hoãn phiên tòa. Còn việc giao cho thừa phát lại tống đạt các văn bản của tòa án là thực hiện theo những thủ tục được quy định chặt chẽ; có các biểu mẫu cụ thể và có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp (thư ký nghiệp vụ của thừa phát lại) để đem đến tận nơi cho đương sự.
Do vậy, việc giao cho thừa phát lại thực hiện tống đạt các văn bản của tòa tới đương sự vừa tạo lập sự tin cậy và đây cũng là ý nghĩa rất lớn của thừa phát lại.
Thừa phát lại có quyền xác minh điều kiện thi hành án liên quan đến việc thi hành án mà vụ việc đó thuộc thẩm quyền thi hành của các Cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Khi thực hiện việc xác minh, Thừa phát lại có quyền xác minh ngoài địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng thừa phát lại trong trường hợp đương sự cư trú, có tài sản tại địa phương đó.
Thừa phát lại được quyền trực tiếp tổ chức thi hành theo đơn yêu cầu của đương sự đối với các bản án, quyết định sau:
Ngoài ra, thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc trên ngoài địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại. Nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn tỉnh nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
Tình huống: Chào Trung tâm. Hiện tại em đang là sinh viên năm 4 Đại học Luật Hà Nội. Em được biết qua một số anh chị đi trước về nghề thừa phát lại. Vì đây là một nghành nghề khá mới mẻ và em chưa biết nhiều về nó. Em sắp ra trường nên đang tìm một hướng đi phù hợp. Trung tâm có thể cho em biết một số thông tin về nghề thừa phát lại được không? Ngành nghề này có gặp nhiều khó khăn khi làm việc không? Mong Trung tâm hỗ trợ giải đáp. Cảm ơn Trung tâm.
Nghề Thừa phát lại hiện nay đang có những cơ hội rất lớn trong việc phát triển và mở rộng. Đây là công việc có nhiều mảng tiềm năng để khai thác, phát triển nghề.
Nghề Thừa phát lại rất đa dạng với 04 loại việc cụ thể là: lập vi bằng; tống đạt văn bản; xác minh điều kiện thi hành án và thi hành án dân sự. Trong đó lập vi bằng là một loại công việc tương đối mới và đăc biệt rất được người dân ưa chuộng.
Với sự ra đời của Nghề thừa phát lại. Người dân có thể yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng – là một tài liệu bằng văn bản có: hình ảnh; video; âm thanh kèm theo;… Với những vi bằng đã được Thừa phát lại lập và đăng ký tại Sở tư pháp có giá trị chứng cứ trước Tòa. Đây là một mảng công việc có nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển nghề.
Bên cạnh Cơ quan thi hành án dân sự. Mô hình thi hành án dân sự của Thừa phát lại trở thành một sự lựa chọn tối ưu. Việc này giúp đạt được hiểu quả cao, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan.
Tuy nhu cầu về các loại việc của Thừa phát lại rất cao nhưng số lượng Thừa phát lại còn rất ít. Chính vì vậy sự cạnh tranh chưa cao nên cơ hội để khai phá nghề này rất tiềm năng. Là một nghề mới, đội ngũ cạnh tranh chưa cao. Nếu biết phát huy những thế mạnh của nghề, tạo lòng tin và sự hiểu biết trong nhân dân thì cơ hội phát triển nghề rất lớn.
Về khó khăn khi đi theo nghề này. Chủ yếu xuất phát từ sự mới mẻ của nó đối với người dân. Nhiều người dân chưa biết đến Thừa phát lại cùng các công việc của Thừa phát lại nên mặc dù có nhu cầu nhưng không biết để tìm đến nhờ Văn phòng Thừa phát lại hỗ trợ.
Ngoài ra, 1 số khó khăn xuất phát từ sự thiếu hợp tác từ một số ít cơ quan nhà nước do chưa nhìn nhận đầy đủ về vị trí, chức năng cũng như thẩm quyền của Thừa phát lại. Nói chung, các khó khăn trên xuất phát từ khâu tuyên truyền chưa đồng bộ và việc ban hành văn bản điều chỉnh Thừa phát lại chưa thật đầy đủ, chi tiết! Sắp tới, với chủ trương mở rộng việc thí điểm, những khó khăn trên sẽ được giải quyết.
Tình huống: Chào Trung tâm. Hiện nay tôi đang có nhu cầu ghi nhận một số thỏa thuận với đối tác làm ăn. Để đảm bảo về mặt pháp lý, tôi có tìm hiểu qua một số phương án hỗ trợ. Tôi được giới thiệu ghi nhận thảo thuận qua văn phòng công chứng hoặc lập vi bằng tại văn phòng thừa phát lại. Tôi không rõ hai văn phòng này khác nhau như thế nào? Giá trị pháp lý của chúng khác nhau như thế nào? Mong Trung tâm hỗ trợ giải đáp. Cảm ơn Trung tâm.
Văn phòng công chứng: là tổ chức dịch vụ công được cơ quan có thẩm quyền cấp phép được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản khác có liên quan.
Văn phòng thừa phát lại: là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.
Văn phòng công chứng: Thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật; hoặc theo nhu cầu của người dân. Kết quả của hoạt động này là hợp đồng, giao dịch công chứng, chứng thực.
Văn phòng thừa phát lại:Tống đạt văn bản; thực hiện lập vi bằng và xác minh điều kiện thi hành án dân sự.
Văn phòng công chứng: Được thành lập bởi công chứng viên có điều kiện; tiêu chuẩn; đào tạo; yêu cầu theo quy định của Luật Công chứng.
Văn phòng thừa phát lại: Do một thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Do hai thành viên thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.
Văn phòng công chứng: Văn bản công chứng có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác.
Hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ. Những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng, giao dịch được công chứng không phải chứng minh. Trừ trường hợp bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.
Bản dịch được công chứng có giá trị sử dụng như giấy tờ, văn bản được dịch.
Văn phòng thừa phát lại: Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án. Là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng tận nơi. Theo yêu cầu đối với nhiều sự kiện, hành vi pháp lý. Ví dụ như:
Hãy liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam khi cần hỗ trợ theo các phương thức sau:
Trân trọng!
Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…
Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…
Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…
Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…
Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…
Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…