Lập vi bằng

MẪU VI BẰNG THỪA PHÁT LẠI

Lập vi bằng là một trong những nhiệm vụ, hoạt động của Thừa phát lại. Đây là hoạt động có ý nghĩa, vai trò to lớn trong đời sống xã hội và hoạt động tố tung khi vi bằng được sử dụng là chứng cứ để giải quyết vụ việc. Việc lập vi bằng ngày càng được diễn ra phổ biến nhưng nhiều người vẫn chưa biết được mẫu vi bằng được lập như thế nào? Hình thức và nội dung của vi bằng thừa phát lại? Hi vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về các nôi dung trên. Cần tư vấn hỗ trợ, vui lòng liên hệ Trung tâm vi bằng theo số điện thoại 0975.686.065  (Zalo).

Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng.

Vi bằng là gì?

Vi bằng được định nghĩa tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này

Do đó, vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập để ghi lại những sự kiện, hành vi có thật mà mình chứng kiến khi được cá nhân, tổ chức yêu cầu.

Mẫu vi bằng thừa phát lại

Giá trị pháp lý của vi bằng.

Tính pháp lý của vi bằng được quy định cụ thể tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Theo đó, khoản 2 Điều 36 Nghị định 08 nêu rõ:

2. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

3. Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

4. Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Như vậy, vi bằng là nguồn chứng cứ để xem xét giải quyết vụ việc đồng thời là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các bên.

         DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TRỰC TIẾP TẬN NƠI, CHI PHÍ HỢP LÝ, LIÊN HỆ 0975.686.065

Mẫu vi bằng thừa phát lại.

Mẫu vi bằng – vi bằng thừa phát lại là mẫu văn bản để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (có thể có hình ảnh, âm thanh, video kèm theo). Mẫu vi bằng được Bộ Tư pháp ban hành mẫu chung và được áp dụng với tất cả các loại vi bằng.

Căn cứ thông tư 05/2020/TT-BTP, vi bằng có hình thức phải tuân theo mẫu sau:

VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

…………………………………..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: ……/(năm)/VB-TPL

VI BẰNG

Vào hồi……….. giờ…………. ngày…….. tháng…… năm…….., tại……………………………….

Chúng tôi gồm: (1)……………………………………………………………………………………..

Ông (bà):…………………………………………………………………… chức vụ: Thừa phát lại

Người yêu cầu lập vi bằng:…………………………………………………………………..………

Ông (bà)/cơ quan/tổ chức:……………………………………………………………………………

Địa chỉ:………………………………….………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:…………………………….

Người tham gia lập vi bằng (nếu có):………………………………………………………………

Ông (bà)/cơ quan/tổ chức: …………………………………..………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: …………. cấp ngày: …………….. bởi:……………………………

Người chứng kiến (nếu có):…………………….…………………………………………………..

Ông (bà):………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………

Số CMND/CCCD/Hộ chiếu: ………….. cấp ngày: ………………. bởi:…………………………

Tiến hành lập vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi sau đây: (nêu tên sự kiện, hành vi lập vi bằng)

Nội dung của sự kiện, hành vi lập vi bằng: (mô tả trung thực, khách quan nội dung sự kiện, hành vi xảy ra)

Sự kiện, hành vi lập vi bằng kết thúc vào lúc… giờ… phút, ngày… tháng… năm…

Thừa phát lại cam kết ghi nhận trung thực, khách quan sự kiện, hành vi nêu trên trong Vi bằng này.

Kèm theo Vi bằng này là các tài liệu, giấy tờ sau (nếu có):

1)……………………………………………………………………………………………….……..

2)………………………………………………………………………………………………………

Thừa phát lại đã giải thích rõ cho người yêu cầu lập vi bằng và những người tham gia (nếu có) về giá trị pháp lý của Vi bằng này. Vi bằng này không thay thế văn bản công chứng, chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng này được lập thành…. bản, có giá trị như nhau; lập xong vào lúc……. giờ…… phút, ngày… tháng… năm…, đã đọc lại cho mọi người nghe và nhất trí, cùng ký tên.

THƯ KÝ NGHIỆP VỤ (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
THỪA PHÁT LẠI
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
NGƯỜI THAM GIA
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI YÊU CẦU LẬP VI BẰNG
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

Lưu ý:

(1) Tùy từng trường hợp cụ thể, Thừa phát lại có thể bổ sung thành phần tham gia vào vi bằng, bổ sung nội dung ghi nhận phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật.

Tùy từng trường hợp cụ thể mà vi bằng đối với từng nội dung sẽ được thành lập một cách khác nhau. Nhưng về hình thức thì vi bằng cần được tuân theo mẫu này.

Mẫu vi bằng mua bán nhà đất.

Câu hỏi: Xin chào! Tôi đang định mua diện tích đất trồng cây lâu năm khoảng 2.000m2 tại huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi. Nhưng do đất chưa có sổ đỏ nên không thể công chứng được. Tôi muốn nhờ văn phòng lập vi bằng. Như vậy thì có được không? Mong được giải đáp.

Trả lời: Chào bạn! Khi thực hiện việc mua bán đất, giao dịch cần được công chứng. Nghĩa là phải thực hiện thủ tục công chứng tại Văn phòng công chứng. Sau đó, cần sang tên sổ đỏ tại Văn phòng đăng ký đất đai. Do vậy, nếu giao dịch mua bán đất được lập vi bằng sẽ không đủ điều kiện để chuyển nhượng theo đúng quy định của pháp luật.

Pháp luật không cho phép lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi để chuyển quyền sử dụng, quyền sở hữu đất đai, tài sản không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng.

Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, đặt cọc, giao nhận giấy tờ, kiểm tra hiện trạng đất,… chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.

Do vậy, bạn nên cân nhắc kỹ về trường hợp của mình để lựa chọn hình thức phù hợp.

Mẫu vi bằng ghi nhận hiện trạng tài sản.

Việc lập vi bằng hiện trạng tài sản là sự xác nhận của Thừa phát lại về sự tồn tại của hiện trạng bất động sản, tài sản vật chất ví dụ như: hiện trạng nhà xưởng; hiện trạng xe cộ; hiện trạng xà lan; hoặc có thể là các hư hỏng, vết nứt nẻ, sụt lún và các biểu hiện khác trên bất động sản. Hiện nay, yêu cầu lập vi bằng ghi nhận hiện trạng rất phổ biến, các trường hợp dẫn đến cần thiết phải ghi nhận hiện trạng làm chứng cứ cũng rất đa dạng.

Các trường hợp phổ biến cần yêu cầu lập vi bằng hiện trạng tài sản gồm:

  • Xác nhận tình trạng nhà khi mua nhà, trước khi cho thuê nhà.
  • Xác nhận tình trạng nhà, đất bị lấn chiếm; tình trạng nhà liền kề trước khi xây dựng công trình
  • Xác nhận tình trạng phòng làm việc, trang thiết bị của công ty
  • Xác nhận tình trạng tài sản trước khi bị thu giữ, cưỡng chế, thu hồi,…
  • Xác nhận tình trạng hiện trạng tài sản là bất động sản trước khi ly hôn, thừa kế.
  • Xác nhận hiện trạng công trình, sự chậm trễ trong thi công công trình.
  • Xác nhận tình trạng công trình khi nghiệm thu.
  • Xác nhận hiện trạng khu vực bị ô nhiễm môi trường.
  • Xác nhận hiện trạng công trình bị hư hỏng do thiên tai, do tác động của công trình liền kề,…

Mẫu vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội.

Vu khống, nói xấu là hành vi bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật; nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.

Vi bằng ghi nhận hành vi vu khống, nói xấu trên mạng xã hội là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại sẽ ghi nhận các nội dung liên quan đến hành vi vu khống và nói xấu sau đó mô tả lại trong vi bằng kèm theo các tài liệu hỗ trợ như chụp ảnh; video;….

Ngoài những trường hợp nêu trên, Quý khách cũng có thể yêu cầu thừa phát lại lập vi bằng ghi lại bất cứ sự kiện; hành vi pháp lý phù hợp quy định nhằm có bằng chứng để bảo vệ quyền lợi của mình. Trường hợp có vướng mắc hoặc cần hỗ trợ, có thể liên hệ trực tiếp đến số 0975.686.065 để được tư vấn; hỗ trợ 24/24h.

Nội dung của vi bằng Thừa phát lại.

Theo quy định tại Điều 40, Nghị định 08/2020 NĐ/CP, Vi bằng được lập bằng văn bản tiếng Việt, có nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên, địa chỉ Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, thời gian lập vi bằng;
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng;
  • Họ, tên người tham gia khác (nếu có);
  • Nội dung yêu cầu lập vi bằng; nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại, dấu Văn phòng Thừa phát lại, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người yêu cầu, người tham gia khác (nếu có) và người có hành vi bị lập vi bằng (nếu họ có yêu cầu).

Vi bằng có từ 02 trang trở lên thì từng trang phải được đánh số thứ tự; vi bằng có từ 02 tờ trở lên phải được đóng dấu giáp lai giữa các tờ; số lượng bản chính của mỗi vi bằng do các bên tự thỏa thuận.

TRUNG TÂM VI BẰNG VIỆT NAM – 0975.686.065 

Hình ảnh vi bằng thừa phát lại.

Thủ tục lập vi bằng.

Người có yêu cầu liên hệ hoặc đến trực tiếp Văn phòng thừa phát lại. Thừa phát lại tiếp nhận yêu cầu của khách hàng, xác định yêu cầu đó có thuộc trường hợp nên lập vi bằng hay không.

Người yêu cầu lập vi bằng và Thừa phát lại thoả thuận về việc lập vi bằng. Bao gồm: Nội dung vi bằng cần lập; địa điểm, thời gian lập vi bằng; chi phí lập vi bằng; các thoả thuận khác (nếu có). Thoả thuận được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.

Lưu ý: Trong quá trình lập vi bằng, thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.

Thừa phát lại ký vào từng trang của vi bằng và đóng dấu văn phòng thừa phát lại; ghi vào sổ lập vi bằng theo mẫu.

Vi bằng được gửi cho người yêu cầu, lưu tại Văn phòng thừa phát lại và gửi tới Sở tư pháp nơi Văn phòng thừa phát lại có trụ sở để đăng ký.

Liên hệ dịch vụ lập vi bằng.

Khi cần thực hiện thủ tục lập vi bằng bạn có thể liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)
Trung Tâm Vi Bằng

View Comments

Recent Posts

DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG DU HỌC TRỌN GÓI

Trung tâm vi bằng Việt Nam chuyên hỗ trợ thủ tục lập vi bằng du…

6 tháng ago

PHÂN BIỆT VĂN PHÒNG LUẬT SƯ VÀ VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật…

2 năm ago

XỬ PHẠT VI PHẠM KHI LẬP VI BẰNG

Ngày nay để ghi nhận tính xác thực của một sự kiện, hành vi trong…

2 năm ago

NHỮNG ĐIỂM MỚI VỀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI

Hiện nay, Nghị định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại đã…

2 năm ago

LẬP VI BẰNG GHI NHẬN VIỆC HỨA THƯỞNG

Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người…

2 năm ago

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THỪA PHÁT LẠI TỐNG ĐẠT HỒ SƠ, GIẤY TỜ?

Hiện nay, Thừa phát lại và nội dung công việc của Thừa phát lại đã…

2 năm ago