ĐĂNG KÝ VI BẰNG ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?


Hiện nay, việc lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi ngày càng phổ biến. Vi bằng do Thừa phát lại có thẩm quyền lập và phải được đăng ký thì vi bằng mới phát sinh giá trị. Nhưng nhiều người cũng chưa biết thủ tục đăng ký vi bằng như thế nào? Thời hạn để thực hiện đăng ký vi bằng? Để hiểu rõ hơn về câu hỏi này Trung tâm vi bằng mời quý bạn đọc theo dõi bài viết sau đây. Nếu có nội dung cần hỗ trợ thêm, bạn đọc có thể liên hệ đến Trung tâm vi bằng theo số điện thoại: 0975.686.065 (có Zalo) để được tư vấn nhanh chóng, kịp thời. 

Vi bằng là gì?

Khoản 3 Điều 2 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định:

3. Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện và hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”

Như vậy, lập vi bằng là một trong các công việc Thừa phát lại được làm để ghi nhận lại các sự kiện và hành vi có thật một cách khách quan và trung thực.

Đặc điểm của vi bằng

  • Thẩm quyền lập vi bằng: Vi bằng chỉ do Thừa phát lại lập – người đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe theo quy định và được Nhà nước bổ nhiệm.
  • Đối tượng lập vi bằng: Là sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến. Trừ các trường hợp Thừa phát lại không được làm và không được lập vi bằng theo quy định.
  • Phạm vi lập vi bằng: Thừa phát lại lập vi bằng trong phạm vi toàn quốc. Có thể lập vi bằng tại trụ sở Văn phòng thừa phát lại; lập tận nơi nơi xảy ra sự kiện, hành vi; tại nhà của người yêu cầu lập vi bằng,…
  • Giá trị của vi bằng: là nguồn chứng cứ để Toà án sử dụng trong xét xử; là các căn cứ để cơ quan Nhà nước giải quyết các công việc khác nhau; là căn cứ để thực hiện các giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Lưu trữ vi bằng: Vi bằng được lập thành 03 bản: 01 bản giao người yêu cầu lập vi bằng; 01 bản lưu trữ tại Văn phòng thừa phát lại; 01 bản phải thực hiện việc đăng ký và lưu trữ tại Sở Tư Pháp. 
  • Hình thức của vi bằng: Vi bằng được lập thành văn bản bằng Tiếng Việt, có thể kèm theo hình ảnh, file ghi âm, video (nếu có),…
Dịch vụ lập vi bằng Trung tâm vi bằng
                                                                          Đăng ký vi bằng – Dịch vụ lập vi bằng

Đăng ký vi bằng được thực hiện như thế nào?

Câu hỏi: Tôi đang muốn lập vi bằng để xác nhận nội dung tôi cho bà N vay số tiền là 500.000.000 đồng trong thời hạn 03 tháng. Tôi có liên hệ qua số điện thoại của Văn phòng thừa phát lại Y. Sau khi thoả thuận về chi phí thì tôi tìm hiểu thấy vi bằng được lập xong cần phải đăng ký. Vậy cho tôi hỏi, vi bằng sẽ được đăng ký ở đâu? Việc đăng ký vi bằng được thực hiện như thế nào? Mong nhận được sự giải đáp.

Trả lời: Trung tâm vi bằng cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi, chúng tôi tư vấn về nội dung này như sau:

Theo quy định, vi bằng được lập và được đăng ký tại Sở Tư pháp sẽ có giá trị từ thời điểm đăng ký và sẽ không bị mất giá trị nếu không bị Toà án huỷ. Đăng ký vi bằng được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Thông tư 05/2020/TT-BTP. Cụ thể như sau: 

“Điều 30: Đăng ký vi bằng

1. Văn phòng Thừa phát lại gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu chính 01 bộ vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) về Sở Tư pháp nơi Văn phòng đặt trụ sở hoặc cập nhật vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) vào cơ sở dữ liệu về vi bằng. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng hoặc kể từ ngày Văn phòng Thừa phát lại cập nhật vào cơ sở dữ liệu về vi bằng, Sở Tư pháp ghi vào sổ đăng ký vi bằng hoặc duyệt nội dung cập nhật trên cơ sở dữ liệu về vi bằng theo quy định tại khoản 4 Điều 39 của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP để theo dõi, quản lý việc lập vi bằng.

Trường hợp phát hiện vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP thì Sở Tư pháp có quyền thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thừa phát lại, Văn phòng Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước người yêu cầu lập vi bằng; trước pháp luật về nội dung, hình thức vi bằng đã lập.

2. Sở Tư pháp có thể lập sổ đăng ký vi bằng điện tử. Khi hết năm, Sở Tư pháp in, đóng thành sổ, thực hiện khóa sổ và thống kê tổng số vi bằng đã vào sổ đăng ký trong năm đó.”

Như vậy, sau khi vi bằng được lập xong, Thừa phát lại sẽ phải thực hiện đăng ký vi bằng tại Sở tư pháp theo đúng thủ tục quy định.

Ý nghĩa của việc đăng ký vi bằng

  • Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến; lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (kèm theo hình ảnh, video nếu có). Vi bằng chỉ có giá trị khi được đăng ký tại Sở Tư pháp.
  • Vi bằng được đăng ký có ý nghĩa tạo lập, là chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi bị xâm phạm; khi phát sinh tranh chấp giữa các bên. Vi bằng được dùng làm chứng cứ giúp Toà án, các cơ quan hành chính Nhà nước giải quyết các việc liên quan chính xác, kịp thời, phù hợp các quy định pháp luật.
  • Vi bằng đã được đăng ký là căn cứ để các bên thực hiện các giao dịch pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
  • Thủ tục đăng ký vi bằng nhằm phục vụ cho công tác quản lý hoạt động của Thừa phát lại;, đồng thời cũng nhằm đảm bảo tính xác thực của vi bằng, phòng tránh việc lập vi bằng giả tạo. Do vậy, nếu không tiến hành việc đăng ký thì giá trị pháp lý của vi bằng không được bảo đảm.

Sở tư pháp có thẩm quyền từ chối đăng ký vi bằng không?

Trước đây,theo quy định của Nghị đinh 135/2013/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thì Sở Tư pháp có quyền từ chối đăng ký vi bằng nếu phát hiện thấy việc lập vi bằng không thuộc phạm vi lập vi bằng; gửi vi bằng đăng ký không đúng hạn; vi bằng lập không đúng thẩm quyền theo đúng quy định.

Tuy nhiên, sau khi hoạt động thí điểm tại TP Hồ Chí Minh, trong quá trình thực hiện nội dung này phát sinh nhiều khó khăn cho Sở Tư pháp trong việc đăng ký vi bằng. Khó khăn về việc phân định tính chịu trách nhiệm; thực hiện nhiệm vụ giữa Sở Tư pháp và Văn phòng Thừa phát lại. Chính vì vậy, Sở Tư pháp các tỉnh đã nhiều lần đề xuất, kiến nghị sửa đổi quy định này để phù hợp hơn với thực tế thực hiện. 

Dựa trên thực tiễn đó, tại Nghị đinh 08/2020/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại và Thông tư số 05/2020/TT-BTP đã bỏ quy định Sở Tư pháp có thẩm quyền từ chối đăng ký vi bằng. Trường hợp phát hiện vi bằng, tài liệu chứng minh kèm theo vi bằng vi phạm quy định thì Sở Tư pháp tiến hành thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính theo quy định. Còn Văn phòng thừa phát lại, Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu vi bằng lập sai thẩm quyền; sai nội dung, hình thức vi bằng,…

                                                                LIÊN HỆ LẬP VI BẰNG NHANH, CHI PHÍ HỢP LÝ 0975 686 065

Cơ sở dữ liệu về vi bằng

Quy định cơ sở dữ liệu về vi bằng

Cơ sở dữ liệu về vi bằng được quy định tại Điều 31 Thông tư 05/2020/TT-BTP, cụ thể như sau:

1. Cơ sở dữ liệu về vi bằng phải có các thông tin chính sau đây:

a) Tên Văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;

b) Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng; họ, tên người tham gia khác (nếu có);

c) Địa điểm, thời gian lập vi bằng; nội dung chính của sự kiện, hành vi được ghi nhận;

d) Thời gian cập nhật, duyệt nội dung cập nhật vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) trên cơ sở dữ liệu;

đ) Bản sao điện tử vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có);

e) Thông tin về việc vi bằng, tài liệu chứng minh vi phạm quy định của Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và biện pháp xử lý, khắc phục (nếu có).

2. Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng và ban hành quy chế quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về vi bằng tại địa phương.

Cơ sở dữ liệu về vi bằng phải bảo đảm an toàn, bảo mật, thuận tiện trong quá trình quản lý, sử dụng và có khả năng kết nối với các Văn phòng Thừa phát lại tại địa phương.

Quy chế quản lý, sử dụng cơ sở dữ liệu về vi bằng phải quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong quản lý, sử dụng và chi phí quản lý, vận hành, sử dụng (nếu có).

Ý nghĩa của việc xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng sẽ góp phần quan trọng vào việc tra cứu thông tin các vi bằng đã được lập. Từ đó nâng cao chất lượng vi bằng, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động lập vi bằng.

Dịch vụ lập vi bằng 

Trung tâm vi bằng hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng thông qua nhiều phương thức khác nhau:

  • Tư vấn, đánh giá vụ việc có thuộc các trường hợp nên lập vi bằng hay không;
  • Tư vấn thủ tục lập vi bằng trực tiếp, tận nơi;
  • Tư vấn xác định chi phí lập vi bằng đối với các trường hợp cụ thể;
  • Đặt lịch làm việc với Thừa phát lại nhanh chóng;
  • Hỗ trợ, thực hiện thủ tục đăng ký vi bằng tại Sở Tư pháp;
  • Hỗ trợ lập vi bằng nhanh, lập vi bằng theo yêu cầu của khách hàng; lập vi bằng tận nơi; lập vi bằng ngoài giờ hành chính… đối với mọi loại vi bằng.

Liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam.

Trên đây là bài viết về nội dung ” Đăng ký vi bằng được thực hiện như thế nào?“. Nếu bạn đọc có thắc mắc; muốn lập vi bằng nhanh, chi phí hợp lý, uy tín; bạn có thể liên hệ với Trung tâm vi bằng  chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *