Hiện nay, ở nước ta nhiều người biết đến hai thuật ngữ Văn phòng Luật sư và Văn phòng Thừa phát lại. Tuy nhiên, không phải ai cũng phân biệt được hai văn phòng này. Vậy, Văn phòng Luật sư và Văn phòng Thừa phát lại có những điểm gì giống và khác; hãy cùng Trung tâm vi bằng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây; hoặc liên hệ theo số điện thoại: 0975.686.065 để được tư vấn và hiểu rõ hơn về các vấn đề này.
MỤC LỤC
Văn phòng Luật sư là gì?
Văn phòng Luật sư là một trong hai hình thức của tổ chức hành nghề Luật sư, bao gồm:
- Văn phòng Luật sư.
- Công ty Luật.
Trong đó, Văn phòng Luật sư do một Luật sư thành lập được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Bên cạnh đó, Luật sư thành lập là Trưởng Văn phòng và là người đại diện theo pháp luật của Văn phòng.
Đối với trách nhiệm thì Văn phòng Luật sư phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi nghĩa vụ của Văn phòng.
Đối với tên gọi thì được phép lựa chọn và đặt theo quy định của Luật Doanh nghiệp; nhưng phải bao gồm cụm từ “Văn phòng luật sư”.
Văn phòng Thừa phát lại là gì?
Theo quy định của pháp luật hiện nay, văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của pháp luật.
Tại khoản 1, Điều 2 nghị định 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại có quy định như sau:
“Thừa phát lại là người có đủ tiêu chuẩn được Nhà nước bổ nhiệm để thực hiện tống đạt, lập vi bằng, xác minh điều kiện thi hành án dân sự, tổ chức thi hành án dân sự theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan”.
Như vậy, Thừa phát lại là một chức danh được Nhà nước trao cho thẩm quyền khá rộng trong lĩnh vực tư pháp. Để hành nghề Thừa phát lại thì phải có tối thiểu bằng cử nhân luật, kèm theo đó là các điều kiện về thời gian công tác; được đào tạo Thừa phát lại và đậu kỳ thi kiểm tra tập sự hành nghề thì mới được Nhà nước bổ nhiệm.
TRUNG TÂM VI BẰNG VIỆT NAM – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Phân biệt Văn phòng Luật sư và Văn phòng Thừa phát lại.
Công việc của Văn phòng Luật sư và Văn phòng Thừa phát lại đều liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên, về quyền, nghĩa vụ; chức năng của Luật sư và Thừa phát lại là khác nhau.
* Điểm giống nhau giữa Văn phòng Luật sư và Văn phòng Thừa phát lại:
Về chủ thể, điều kiện hành nghề Luật sư và Thừa phát lại:
- Đều là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc; có phẩm chất, đạo đức tốt.
- Tối thiểu phải có bằng cử nhân Luật.
- Đều trải qua khóa đào tạo nghề; bồi dưỡng; tập sự hành nghề.
- Đều phải vượt qua kỳ kiểm tra đánh giá hết tập sự.
Về lĩnh vực hoạt động:
- Đều hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến pháp luật.
* Điểm khác nhau giữa Văn phòng Luật sư và Văn phòng Thừa phát lại:
Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh:
Đối với văn phòng Luật sư chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Luật sư năm 2006 được sửa đổi bổ sung bởi Luật Luật sư năm 2012; Nghị định 123/2013 được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 137/2018.
Đối với Văn phòng Thừa phát lại chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi Nghị định 08/2020 về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại.
Về tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề:
Đối với Luật sư thì hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo quy định của Luật Luật sư; có chứng chỉ hành nghề và gia nhập 01 Đoàn Luật sư thì có thể hành nghề. Còn đối với Thừa phát lại ngoài các điều kiện của pháp luật; còn phải đáp ứng về điều kiện thời gian công tác (từ 03 năm trở lên) tại các cơ quan; tổ chức sau khi có bằng tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành luật. Bên cạnh đó, Thừa phát lại thì được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm; còn đối với Luật sư thì được Bộ trưởng Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư.
Về loại hình tổ chức:
- Đối với Văn phòng Luật sư: theo loại hình doanh nghiệp tư nhân (Trường hợp Công ty luật thì theo loại hình trách nhiệm hữu hạn hoặc hợp danh).
- Đối với Văn phòng Thừa phát lại: tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty hợp danh.
Ngoài ra, Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện; cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở.
Về số lượng Văn phòng:
Đối với Văn phòng Thừa phát lại thì không quá 02 Văn phòng tại 01 đơn vị hành chính cấp huyện là quận; thành phố thuộc tỉnh; thị xã. Không quá 01 Văn phòng tại 01 đơn vị hành chính huyện. Còn đối với Văn phòng Luật sư thì không có quy định hạn chế vấn đề này.
Phạm vi hành nghề:
Đối với Luật sư:
- Tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa; người đại diện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đương sự.
- Thực hiện tư vấn pháp luật.
- Đại diện ngoài tố tụng.
- Thực hiện các dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.
Đối với Thừa phát lại:
- Tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu của Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự; các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu liên quan đến tương trợ tư pháp trong lĩnh vực dân sự của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
- Lập vi bằng ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật trong phạm vi toàn quốc.
- Xác minh điều kiện thi hành án dân sự.
- Thi hành bản án, quyết định theo yêu cầu của đương sự.
Như vậy, bên cạnh các điểm giống nhau pháp luật cũng có những quy định khác về điều kiện hành nghề; phạm vi hoạt động; tổ chức thành lập Văn phòng; các công việc của Luật sư và Thừa phát lại thực hiện.
Xem thêm: PHÂN BIỆT VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG VÀ VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI
Công việc Thừa phát lại và Luật sư có liên quan đến nhau không?
Như đã đề cập ở trên, công việc của Luật sư và Thừa phát lại đều liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên, các công việc này không hoàn toàn giống nhau; điều này được cụ thể hóa qua phạm vi hoạt động hành nghề của Luật sư và Thừa phát lại.
Bên cạnh đó, hoạt động nghề nghiệp của Luật sư còn góp phần bảo vệ công lý; các quyền tự do, dân chủ của công dân; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; phát triển kinh tế – xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa; xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đây cũng có thể xem là một chức năng cao quý của nghề Luật sư được Nhà nước giao phó thực hiện các công việc trong quá trình hành nghề.
DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG – TRUNG TÂM VI BẰNG VIỆT NAM – 0975.686.065 (ĐIỆN THOẠI/ZALO)
Thừa phát lại có được hành nghề Luật sư không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP thì Thừa phát lại không được kiêm nhiệm hành nghề công chứng; luật sư; thẩm định giá; đấu giá tài sản; quản lý, thanh lý tài sản. Như vậy, pháp luật đã có quy định cấm Thừa phát lại không được phép vừa hành nghề Thừa phát lại vừa hành nghề Luật sư.
Do đó, khi Thừa phát lại vừa hành nghề Thừa phát lại vừa hành nghề Luật sư sẽ bị xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về hành nghề Thừa phát lại. Theo đó, mức xử phạt như sau:
Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hành nghề Thừa phát lại mà kiêm nhiệm hành nghề công chứng; luật sư; thẩm định giá; đấu giá tài sản và quản lý thanh lý tài sản.
Ngoài ra, theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 32 Nghị định 82/2020/NĐ-CP khi vi phạm Thừa phát lại còn có thể bị xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng thẻ Thừa phát lại từ 09 tháng đến 12 tháng.
Dịch vụ lập vi bằng Thừa phát lại.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn vi bằng, hỗ trợ dịch vụ lập vi bằng có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:
- Tổng đài hỗ trợ Toàn quốc: 0975.686.065 (zalo).
- Làm việc trực tiếp tại trụ sở/chi nhánh: Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh, Nha Trang…;
- Email: trungtamvibang@gmail.com.
- Fanpage: Trung tâm vi bằng Việt Nam.
Trân trọng!