LẬP VI BẰNG GHI NHẬN VIỆC HỨA THƯỞNG


Trong cuộc sống và công việc hàng ngày xuất hiện nhiều trường hợp được người khác hứa thưởng. Tuy nhiên, không phải lúc nào người hứa thưởng cũng thực hiện việc trả thưởng. Nên nhiều người lựa chọn hình thức lập vi bằng ghi nhận việc hứa thưởng để làm căn cứ. Vậy lập vi bằng hứa thưởng được thực hiện theo thủ tục nào? Chi phí lập vi bằng hứa thưởng là bao nhiêu? Hãy liên hệ tới Trung tâm vi bằng Việt Nam số điện thoại 0975.686.065 để được hỗ trợ.

Vi bằng là gì?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì khái niệm vi bằng được ghi nhận tại nghị định số 08/2020/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại như sau:

Vi bằng là văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi có thật do Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của Nghị định này”.

Ta có thể hiểu vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến một cách trung thực, khách quan

Trên thực tế, vi bằng được chia làm 2 lại là vi bằng ghi nhận sự kiện, hành vi và vi bằng ghi nhận hiện trạng.

Hứa thưởng là gì?

Theo quy định tại Điều 570 Bộ luật Dân sự 2015 về hứa thưởng:

“1. Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng.

2. Công việc được hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

Từ đó, có thể hiểu hứa thưởng là cam kết của một bên sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thưởng nếu một bên khác đã thực hiện được những điều kiện, công việc do bên hứa thưởng đưa ra. Những điều kiện, công việc này không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

Hứa thưởng là hành vi pháp lý đơn phương của bên đưa ra lời hứa thưởng. Lời hứa thưởng đó phải kèm theo những điều kiện nhất định; các điều kiện phải cụ thể, rõ ràng, không bị pháp luật cấm và không trái đạo đức xã hội. Đối tượng của việc hứa thưởng như: hoàn thành một công việc nào đó; đạt một thành tích nhất định; tìm kiếm được một tài sản;,…

Tại sao nên lập vi bằng ghi nhận việc hứa thưởng?

Xử lý khi hứa thưởng mà không thực hiện

Việc hứa thưởng nhằm khích lệ tinh thần, thúc đẩy, tạo động lực để cá nhân, cơ quan, tổ chức hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ của mình. Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015, chưa có chế tài xử lý trường hợp hứa thưởng nhưng không thực hiện. Do đó, nếu một người hứa thưởng nhưng không thực hiện thì không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý, vì hứa thưởng được thể hiện công khai nên việc hứa thưởng sẽ được rất nhiều người biết đến. Do đó, nếu hứa thưởng mà không thực hiện sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh dự, uy tín của người hứa thưởng; mất niềm tin từ phía đối tác; người tiêu dùng; khách hàng,…

Trong những trường hợp như vậy, nhiều người lựa chọn hình thức lập vi bằng hứa thưởng.

Giá trị pháp lý của vi bằng hứa thưởng

Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP như sau:

  • Vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.
  • Vi bằng là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
  • Vi bằng chỉ là văn bản ghi nhận các sự kiện có thật, đã được diễn ra chứ không có ý nghĩa đảm bảo cho các giao dịch.

Lưu ý: Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu thấy cần thiết, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác để làm rõ tính xác thực của vi bằng. Thừa phát lại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải có mặt khi được Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân triệu tập.

Thủ tục lập vi bằng ghi nhận việc hứa thưởng

Bước 1: Yêu cầu lập vi bằng

Người có yêu cầu lập vi bằng liên hệ Văn phòng Thừa phát lại. Trình bày với Thừa phát lại về nội dung cần lập. Thừa phát lại kiểm tra tính hợp pháp của yêu cầu, xác định thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng.

Thừa phát lại tư vấn người yêu cầu lập vi bằng cung cấp các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc lập vi bằng (như: CMND, CCCD,…, các giấy tờ chứng minh khác). Sau đó, khách hàng sẽ được hướng dẫn điền phiếu yêu cầu lập vi bằng

Bước 2: Thoả thuận lập vi bằng

Thừa phát lại thoả thuận với khách hàng về các vấn đề:

  • Nội dụng lập vi bằng;
  • Thời gian, địa điểm lập vi bằng (do 2 bên thoả thuận);
  • Chi phí lập vi bằng (do 2 bên thoả thuận)
  • Các thoả thuận khác nếu cần thiết.

Bước 3: Tiến hành lập vi bằng

Thừa phát lại thực hiện lập vi bằng theo thoả thuận. Thừa phát lại sẽ tiến hành ghi lại toàn bộ diễn biến hành vi, sự kiện công bố, xác nhận việc thoả thuận hứa thưởng.

Việc lập vi bằng sẽ được Thừa phát lại thực hiện khách quan, trung thực, mô tả chính xác những sự kiện, hành vi xảy ra. Thừa phát lại sẽ chịu trách nhiệm về tính trung thực của vi bằng. Các bên tham gia sẽ chịu trách nhiệm về những thoả thuận, ý chí của mình.

Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có thể quay phim, chụp hình buổi làm việc hoặc mời người làm chứng nếu các bên yêu cầu.

Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc lập vi bằng, Thừa phát lại đăng ký vi bằng đến Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng theo khoản 4 Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP.

Bước 4: Hoàn tất việc đăng ký vi bằng

Việc đăng ký vi bằng hoàn tất, vi bằng được lập thành 3 bản: 1 bản lưu trữ tại văn phòng thừa phát lại; 1 bản giao cho người yêu cầu lập vi bằng và 1 bản lưu trữ tại Sở Tư pháp. Hai bên thanh lý thoả thuận lập vi bằng.

Liên hệ đặt lịch tư vấn, lập vi bằng tận nơi theo số: 0975.686.065 (Zalo).

Một số trường hợp lập vi bằng hứa thưởng phổ biến

Lập vi bằng ghi nhận việc hứa thưởng sau khi đạt một thành tích nhất định

Ví dụ: Vì đam mê bóng đá và để ủng hộ tinh thần cho đội tuyển Việt Nam trong giải bóng đá AFF cup năm 2018. Ông Trần Đức Vinh – Tổng Giám đốc Công ty BĐS Trần Gia đã hứa sẽ tặng cho các đội tuyển Việt Nam 01 bất động sản có trị giá 2,5 tỷ đồng nếu đội tuyển Việt Nam giành chức vô địch năm nay. Chiều ngày 25/1/2018, ông Trần Đức Vinh đã đến văn phòng Thừa phát lại Long An (tỉnh Long An) để tiến hành lập vi bằng, ghi nhận việc hứa thưởng cho đội tuyển U23 Việt Nam.

Như vậy, khi lập vi bằng cho lời hứa thì ông chủ Công ty BĐS Trần Gia đã xác lập đầy đủ các căn cứ pháp lý cho việc hứa thưởng. U23 Việt Nam chỉ cần chiến thắng trận chung kết là sẽ đương nhiên nhận được phần thưởng đó. Họ có toàn quyền định đoạt đối với tài sản.

Lập vi bằng ghi nhận việc hứa thưởng khi làm xong công việc

Đây là một thoả thuận thường thấy trong cuộc sống, đặc biệt là trong hoạt động của các doanh nghiệp. Khi tuyển dụng người lao động, bên phía công ty, doanh nghiệp thường đưa ra vấn đề hứa thưởng để khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên; hoàn thành một công việc nào đó theo yêu cầu. Khi đó, giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể nhờ sự can thiệp của bên văn phòng thừa phát lại để ghi nhận sự thoả thuận giữa các bên về việc hứa thưởng.

Ví dụ: Khi tuyển dụng nhân viên mới vào làm việc, công ty A là công ty có vốn đầu tư nước ngoài đưa ra thoả thuận là trong 10 năm, nếu nhân viên làm việc tốt, hoàn thành các chỉ tiêu về công việc thì sẽ được bên công ty tặng thưởng 1 căn hộ trong dự án tại Đà Nẵng. Nếu không thì sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo. Việc thoả thuận cụ thể này được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến, lập thành vi bằng. Kèm theo hình ảnh, file ghi âm. Vi bằng đã được đăng ký tại Sở tư pháp và có hiệu lực.

Sau khi lập vi bằng, cả công ty và nhân viên mới đều an tâm. Vì đã có vi bằng hợp lệ, sau này nếu có phát sinh tranh chấp gì thì vi bằng sẽ được sử dụng như một chứng cứ để bảo vệ quyền lợi cho họ.

Lập vi bằng hứa thưởng khi tìm kiếm được một tài sản

Ví dụ: Anh A đánh rơi ví, trong ví có rất nhiều giấy tờ quan trọng. Nên anh A đăng thông tin trên mạng xã hội và dán thông báo với mục đích tìm lại được các giấy tờ đã mất. Anh A có ghi nội dung là nếu ai nhặt được và gửi lại các giấy tờ cho anh A, anh A sẽ gửi 5 triệu để cảm ơn.

Mọi nhu cầu hỗ trợ về vi bằng được tiếp nhận và giải quyết theo số: 0975.686.065 (có zalo)

Chi phí Lập vi bằng ghi nhận việc hứa thưởng

Trung tâm vi bằng tự tin cung cấp dịch vụ lập vi bằng chất lượng cao; an toàn pháp lý với mức giá hợp lý. Khách hàng có thể tham khảo bảng phí lập vi bằng sau:

  • Phí lập vi bằng tại Trụ sở Văn phòng Thừa phát lại: Chỉ từ 2.500.000 đồng.
  • Phí lập vi bằng trực tiếp; tận nơi tại địa chỉ khách hàng : Chỉ từ 3.000.000 đồng.
  • Phí lập vi bằng ngoài giờ hành chính: Phí lập vi bằng + phụ phí 500.000 đồng.
  • Phí lập vi bằng vào ngày nghỉ, ngày lễ: Phí lập vi bằng + Phí làm việc ngoài giờ theo quy định pháp luật;
  • Phí lập vi bằng đối với các trường hợp phức tạp; lập nhiều vi bằng: Khách hàng và Trung tâm vi bằng thỏa thuận để đưa ra mức giá hợp lý.

Liên hệ để được tư vấn Miễn phí, báo giá Lập vi bằng ghi nhận việc hứa thưởng : 0975.686.065

Dịch vụ lập vi bằng.

Hiện nay chúng tôi đang cung cấp dịch vụ lập vi bằng tận nơi. Theo yêu cầu đối với nhiều sự kiện, hành vi pháp lý. Ví dụ như:

  • Tư vấn, nghiên cứu vấn đề liên quan đến lập vi bằng của khách hàng;
  • Đưa ra phương án giải quyết phù hợp cho khách hàng;
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục cần thiết khi lập vi bằng;
  • Thực hiện các thủ tục để đăng ký vi bằng đã lập tại Sở tư pháp.
  • Tư vấn, giải quyết tranh chấp liên quan đến vi bằng.

Cách liên hệ làm việc với Trung tâm vi bằng.

Hãy liên hệ Trung tâm vi bằng  khi cần hỗ trợ theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (7 bình chọn)

2 thoughts on “LẬP VI BẰNG GHI NHẬN VIỆC HỨA THƯỞNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *