PHÂN BIỆT VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG VÀ VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI


Nếu như công chứng là khái niệm phổ biến, nhiều người dân có thể hiểu rõ; thì “Thừa phát lại” là thuật ngữ không nhiều người biết. Văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại thực hiện các công việc trên cũng khiến cho nhiều người nhầm lẫn. Vậy, làm sao để phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại? Bài viết dưới đây sẽ giải thích rõ vấn đề trên. Trường hợp cần hỗ trợ thêm; liên hệ trực tiếp đến số 0975.686.065 để được Trung tâm vi bằng tư vấn.

Văn phòng công chứng là gì?

Công chứng là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật công chứng 2014, công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc do cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Văn phòng công chứng?

Văn phòng công chứng là tổ chức dịch vụ công được cơ quan có thẩm quyền cấp phép được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật công chứng và các văn bản khác có liên quan.

Văn phòng công chứng phải có từ hai công chứng viên hợp danh trở lên. Văn phòng công chứng không có thành viên góp vốn.

Hiện nay trong Luật Công chứng không có khái niệm cụ thể về văn phòng công chứng mà chỉ quy định Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đối với loại hình công ty hợp danh.

Văn phòng công chứng Thừa phát lại là gì?

Công chứng thừa phát lại là gì? 

Công chứng thừa phát lại hay còn được biết là “công chứng vi bằng thừa phát lại”. Thuật ngữ “Công chứng vi bằng thừa phát lạiđược nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, đây không phải là thuật ngữ pháp lýHiện nay, có nhiều đối tượng sử dụng thuật ngữ này nhằm mục đích thuyết phục và lừa dối khách hàng rằng có một bảo hành hợp pháp cho giao dịch mà họ tham gia.

Theo quy định của pháp luật thì vi bằng ghi nhận lại những sự kiện, hành vi khách quan theo yêu cầu của các chủ thể, không thừa nhận hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội, chỉ ghi nhận những gì có thật, đã xảy ra trên thực tế. Vi bằng không thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực, văn bản hành chính khác.

Vi bằng có giá trị chứng cứ, là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ việc dân sự và hành chính theo quy định của pháp luật; là căn cứ để thực hiện giao dịch giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Công chứng vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận sự kiện, hoạt động đó xảy ra mà không ghi nhận tính hợp pháp của sự kiện, hoạt động đó.

Văn phòng công chứng thừa phát lại.

Văn phòng công chứng thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại; để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan. (Điều 17 Nghị định 08/2020 NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại).

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập; được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại - Trung tâm vi bằng.
 Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại – Trung tâm vi bằng.

Điều kiện thành lập văn phòng thừa phát lại.

Quyết định cho phép thành lập văn phòng thừa phát lại và đăng ký hoạt động thừa phát lại khi có đủ các điều kiện sau:

  • Trụ sở văn phòng thừa phát lại có diện tích bảo đảm cho hoạt động, cho việc lưu trữ tài liệu và thuận tiện cho khách hàng; có các điều kiện vật chất cần thiết khác để hoạt động;
  • Tổ chức bộ máy theo quy định tại Nghị định số 135/2013/NĐ-CP ngày 18/10/2013;

Điều kiện đăng ký hoạt động văn phòng thừa phát lại:

  • Phải mở tài khoản và đăng ký mã số thuế;
  • Phải ký quỹ 100 triệu đồng cho mỗi thừa phát lại hoặc có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp. việc ký quỹ được thực hiện tại tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại;
  • Các tài liệu chứng minh điều kiện thành lập hoạt động của văn phòng thừa phát lại.

Phân biệt văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại.

Từ khái niệm đã có thấy sự khác biệt giữa văn phòng công chứng và văn phòng thừa phát lại. Văn phòng Thừa phát lại và Văn phòng công chứng có sự khác nhau hoàn toàn rõ rệt. Một số tiêu chí để nêu lên sự khác biệt của 2 văn phòng này như: cơ cấu tổ chức, văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động, thành viên của từng văn phòng, điều kiện của thành viên, phạm vi hoạt động, tính chất, giá trị của văn bản,…

Cơ cấu tổ chức và thành viên

Văn phòng công chứng được thành lập bởi Công chứng viên, có điều kiện, tiêu chuẩn, đào tạo, yêu cầu,… khác biệt so với Thừa phát lại.

Văn bản pháp luật điều chỉnh

Văn phòng công chứng chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi Luật Công chứng 2014. Văn phòng Thừa phát lại chịu sự điều chỉnh trực tiếp bởi Nghị định 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 135/2013/NĐ-CP.

Phạm vi hoạt động

Văn phòng công chứng thực hiện công chứng hoặc chứng thực hợp đồng, giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo nhu cầu của người dân; kết quả của hoạt động này là hợp đồng/giao dịch công chứng/chứng thực. Văn phòng thừa phát lại lập ra vi bằng.

So sánh văn bản công chứng và vi bằng thừa phát lại.

Từ sự khác nhau ở trên; dẫn đến việc khác nhau giữa văn bản công chứng và vi bằng thừa phát lại. Tìm hiểu thêm tại bài viết: Phân biệt vi bằng và công chứng.

Vi bằng có thể thay thế văn bản công chứng, chứng thực không?

Từ hai định nghĩa về vi bằng và công chứng; có thể thấy vi bằng do Thừa phát lại lập và văn bản công chứng có sự khác biệt.

Đồng thời, Nghị định số 08/2020/NĐ-CP cũng có quy định một trong những trường hợp không được bổ nhiệm Thừa phát lại là người đã được bổ nhiệm công chứng viên. Do vậy, Thừa phát lại không được thực hiện các công việc thuộc phạm vi, thẩm quyền của công chứng viên cũng như công chứng viên không được thực hiện các công việc thuộc phạm vi, thẩm quyền của Thừa phát lại.

Như vậy; vi bằng không có giá trị thay thế văn bản công chứng, văn bản chứng thực và văn bản hành chính khác.

Dịch vụ công chứng thừa phát lại.

Chúng tôi đang cung cấp dịch vụ công chứng thừa phát lại trên cả nước. Khi quý khách hàng cần tư vấn về thủ tục thừa phát lại, quý khách có thể liên hệ ngay với Trung tâm vi bằng Việt Nam theo số Hotline: 0975.686.065 để được chúng tôi tư vấn chi tiết.

Lưu ý: Ngoài việc tiến hành thủ tục tại trụ sở chính văn phòng thừa phát lại; để tiết kiệm thời gian cho khách hàng hoặc vì những lý do khác nhau mà khác hàng không thể đến trực tiếp tại văn phòng; chúng tôi cung cấp dịch vụ lập vi bằng ngoài giờ hành chínhlập vi bằng tại nhà (theo yêu cầu của khách hàng) với chi phí và chất lượng phục vụ tốt nhất.

Chúng tôi hỗ trợ các dịch vụ ngoài giờ bao gồm: Lập vi bằng ngoài giờ làm việc, lập vi bằng vào ngày nghỉ, ngày lễ tết… giúp cho quý khách không phải nghỉ làm; gác hết công việc để đi làm thủ tục lập vi bằng.

Liên hệ Trung tâm vi bằng Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ dịch vụ Lập vi bằng có thể liên hệ với chúng tôi bằng một trong các phương thức sau:

Trân trọng!

Brt.

5/5 - (1 bình chọn)

6 thoughts on “PHÂN BIỆT VĂN PHÒNG CÔNG CHỨNG VÀ VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

  1. Pingback: THỦ TỤC CÔNG CHỨNG VI BẰNG - TRUNG TÂM VI BẰNG

  2. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI QUẢNG TRỊ - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

  3. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI HUẾ - VĂN PHÒNG THỪA PHÁT LẠI

  4. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI LẠNG SƠN - TRUNG TÂM VI BẰNG

  5. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI QUẢNG NGÃI - TRUNG TÂM VI BẰNG

  6. Pingback: DỊCH VỤ LẬP VI BẰNG TẠI PHÚ THỌ - TRUNG TÂM VI BẰNG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *